6. Kết cấu đề tài
2.5 Thực trạng sử dụng hợp đồng giao sau cà phê ở Việt Nam
2.5.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng hợp đồng giao sau cà phê tại Việt Nam
Nam:
Hiện nay các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc hạn chế rủi ro do biến động giá. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê có 2 phương thức bán hàng. Một là bán hàng giao ngay, có nghĩa là người mua và người bán chốt giá ngay tại thời điểm ký hợp đồng mua bán, mà khơng cần tính tốn giá cà phê sẽ diễn biến ra sao trong thời gian tiếp theo. Hai là ký hợp đồng giao hàng vài tháng sau đó, nhưng khơng chốt giá, mà vào thời điểm giao hàng mới chốt giá dựa vào giá giao dịch trên thị trường và trừ lùi một mức nhất định.
Như đã biết giá cà phê giao sau có 6 tháng đáo hạn là tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 9 và tháng 11. Các doanh nghiệp ký hợp đồng xuất hàng cũng dựa trên giá cà phê thế giới để ấn định giá xuất bán. Nếu với mức giá mà công ty đã bù trừ được các khoản chi phí và tạo ra một khoản lợi nhuận đạt với giá trị kỳ vọng và sự phân tích hợp lý của doanh nghiệp thì khi đó họ sẽ chốt giá đấy.
Ngược lại, trong trường hợp giá cà phê giao ngay có những biết động bất lợi như đang trong đà lên nhẹ rồi bất ngờ giảm mạnh trong thời gian dài, để cắt lỗ các doanh nghiệp chốt giá ở mức thấp nhằm hạn chế khoản lỗ. Trong trường hợp này nếu cơng ty có bán giao sau cho lơ hàng này thì khoản lỗ sẽ được bù đắp bằng khoản lời qua hợp đồng mua giao sau bù trừ vị thế bán ban đầu.
Bảng 2.12: Thống kê giao dịch hợp đồng giao sau cà phê của các doanh nghiệp cà phê Việt Nam qua sàn LIFFE từ năm 2005-2011
Năm Khối lượng giao dịch(Tấn) Trị giá giao dịch(USD) Tổng sản lượng(Tấn) 2005 350,000 256,900 830,520 2006 283,000 421,104 1,160,400 2007 195,000 298,155 988,020 2008 146,000 295,358 1,110,000 2009 150,000 219,300 1,092,000 2010 160,000 240,480 1,110,000 2011 115,000 258,750 1,123,500 Nguồn: LIFFE
Biểu đồ 2.7: Biểu đồ minh họa khối lượng giao dịch hợp đồng giao sau cà phê
trên tổng sản lượng cà phê và trị giá giao dịch cà phê của Việt Nam tại sàn LIFFE từ năm 2005-2011
Như thống kê ở trên, nhìn chung việc sử dụng hợp đồng giao sau cà phê tại Việt Nam trong phòng ngừa rủi ro biến động giá chưa đáng kể so với quốc gia có sản lượng cà phê đứng hàng thứ hai trên thế giới, trên dưới 1 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, với việc tham gia hợp đồng giao sau, về lý thuyết thì khoản lãi trên hợp đồng giao sau sẽ bù cho khoản lỗ trên hợp đồng giao ngay(hàng thật) và ngược lại. Đem lại sự phòng ngừa rủi ro trước sự biến động giá cũng như an toàn trong kinh doanh cho doanh nghiệp.
Nhưng thực tế, giá cả biến động rất thất thường. Nguyên nhân chủ yếu là do các quỹ đầu cơ trên thế giới có những tác động làm giá cả cà phê lúc tăng, lúc giảm với biên độ lớn. Sự biến động này đánh bật các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ ra ngoài thị trường. Do vậy ở Việt Nam, vai trò bảo vệ của hợp đồng giao sau chưa đủ mạnh vì khơng dự báo được tình hình để ra quyết định đúng lúc và khơng có năng lực tài chính mạnh để có thể chịu lỗ khi tình hình bất lợi và thu lại lợi nhuận khi giá cà phê theo chiều hướng có lợi.
Thêm vào đó hợp đồng giao sau thường chốt giá trước khi đáo hạn. Giả sử giá cà phê giao sau trước ngày đáo hạn có nhiều biến động bất lợi và giá giao ngay biến động mạnh. Có thể xẩy ra khi basic âm mở rộng, hoặc basic dương thu hẹp thì khi đó rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu ở vị thế bán là không thể nào tránh khỏi. Đây chính là một điều rất thiệt cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Ở Việt Nam hiện nay có nhiều doanh nghịêp tham gia trên thị trường giao sau với mục đích đầu cơ, việc làm này nếu thuận lợi sẽ có lợi nhuận tăng vọt nhưng rất mạo hiểm có thể đẩy cơng ty đến bờ vực phá sản rất nhanh. Sự nhận thức của các doanh nghiệp về hợp đồng giao sau còn rất mơ hồ. Họ không thấy được sự khác nhau giữa người tham gia với mục đích đầu cơ v à với mục đích quản trị rủi ro. Ví dụ, một doanh nghiệp ký hợp đồng xuất khẩu 100 tấn cà phê, giao hàng vào tháng 12, vào thời điểm đó họ chỉ có trong tay 10 tấn, cịn thiếu 90 tấn. Doanh nghiệp sẽ bảo hiểm rủi ro về giá bằng cách mua hợp đồng giao sau tháng 12 với khối lượng 90 tấn. Trong thời gian đó, doanh nghiệp gom mua của người dân
để đủ số lượng 90 tấn xuất khẩu, song chưa gom đủ số lượng cà phê trong dân, thấy giá cà phê trên sàn hàng hóa tăng cao, doanh nghiệp bán hợp đồng giao sau với kỳ vọng khi giá xuống sẽ mua lại, đồng thời tập trung thu mua trong dân để có hàng xuất khẩu. Giá cà phê tiếp tục tăng cao, vượt giá doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu, dân hết hàng nên tăng giá bán ra, doanh nghiệp không gom đủ hàng để xuất khẩu và bị phạt hợp đồng, dẫn đến thua lỗ. Trong trường hợp này, từ mục đích giao dịch hàng hóa để bảo hiểm rủi ro về giá, doanh nghiệp ham lãi trước mắt, mua đi bán lại đầu cơ khiến mục đích ban đầu thất bại. Từ sự thất bại của các doanh nghiệp tham gia hợp đồng giao sau với mục đích đầu cơ đã làm xấu đi hình ảnh của hợp đồng giao sau. Nói đến giao sau là tránh.
Có một chuyên gia trong ngành đã nhận xét “chơi giao sau như đánh bạc vậy”. Các công ty mới đầu thấy hấp dẫn vào chơi và do mới chơi nên dè dặt, kỳ vọng thấp nên hầu hết có lời nhưng sau đó mục tiêu lợi nhuận cao hơn họ cố chờ giá lên nên khi bất ngờ giảm mạnh là mất trắng. Nhiều doanh nghiệp phá sản là vì vậy.
Sự nhận thức thiếu chính xác này là nguyên nhân cho việc rất nhiều doanh nghiệp không mấy mặn mà với hình thức giao dịch hợp đồng giao sau ở Việt Nam. Một kết quả mang lại hoàn toàn trái ngược với hiệu quả đích thực của hợp đồng giao sau.
Tuy thế cũng có một số doanh nghiệp gặt hái đuợc những thành quả từ việc tham gia loại hình này điển hình như công ty Intimex HCM sản luợng giao sau khoảng 30% sản luợng, công ty SIMEXCO khoảng 25 % trên tổng sản lượng hàng xuất khẩu. (Theo kết quả khảo sát của tác giả minh họa trong phụ lục 12)
Biểu đồ 2.8: Đánh giá hiệu quả đem lại của việc tham gia hợp đồng
giao sau đối với lợi nhuận công ty
Nguồn: Từ kết quả khảo sát của tác giả