Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê ở việt nam bằng hợp đồng giao sau , luận văn thạc sĩ (Trang 53 - 54)

6. Kết cấu đề tài

2.2 Tổng quan về tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam

2.2.4 Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu

Theo Cục Thống Kê, trong năm 2011 cà phê Việt Nam xuất khẩu đạt gần 2.7 tỷ USD, nhưng nhiều doanh nghiệp cà phê vẫn chưa được lợi nhuận cao, thậm chí thua lỗ, đây là bài học nghịch lý cho ngành cà phê Việt Nam. Lý giải nguyên nhân này, VICOFA cho rằng do nhiều doanh nghiệp đã bán cà phê với phương thức”trừ lùi” (*). Đặc điểm của phương thức này là giá thực thu của doanh nghiệp phụ thuộc vào diễn biến của thị trường và thời điểm chốt giá. Tuy nhiên, lợi thế của phương thức này là doanh nghiệp có thể được lợi cao hơn nếu diễn biến của thị trường thuận lợi ở thời điểm chốt giá. Theo phương thức này thì người mua và người bán thoả thuận một mức trừ lùi cố định ở một tháng giao dịch nào đó ở thị trường cà phê LIFFE hoặc NYBOT và sau đó người bán sẽ tính tốn và u cầu chốt giá để xác định mức giá chính thức của hợp đồng. Mức giá chính thức này bằng giá chốt trừ đi mức trừ lùi đã thoả thuận. Cịn việc giao hàng thì có thể trước hoặc sau khi chốt giá theo qui định của hợp đồng. Chúng ta cùng nghiên cứu một kịch bản ví dụ với những chi tiết như sau :

- Trong thời điểm khoảng tháng 8 hay 9/2010, có một số doanh nghiệp bán giao hàng tháng 11/2010 với giá trừ lùi 120USD/tấn, vì họ nhận định rằng đến tháng 11 này là bắt đầu vào thu hoạch của cà phê Việt Nam cho nên giá có khả năng giảm.

- Bắt nguồn từ suy nghĩ giá sẽ giảm trong tháng 11 cho nên đã có một số doanh nghiệp chốt giá trong những thời điểm trước đó, ví dụ họ đã chốt giá $1.600– 120 = $1.480/tấn.

Trong thời gian qua chúng ta đã chứng kiến giá khi tăng khi giảm, nhưng giảm thì một bước mà tăng thì hai ba bước. Và đến hơm nay những doanh nghiệp đó bắt đầu đến thời hạn giao cho nên phải mua hàng vào.

Đến tháng 11/2010, giá cá phê tăng đến $1.760/tấn, có nghĩa là đang lỗ khoảng $280/tấn. Khơng những thế, họ cịn gặp một khó khăn thứ hai là sẽ khó mua được hàng từ nơng dân vào thời điểm này, vì người dân có xu hướng giữ hàng lại

khi thấy giá tăng. Ở trong hồn cảnh này thì họ có nguy cơ thua lỗ nặng, thậm chí bị đối tác kiện vì khơng có hàng giao theo hợp đồng.

Vì hàng hóa của Việt Nam chưa thật sự đảm bảo chất lượng, cà phê thu hoạch cũng chưa đạt độ chuẩn, phương thức giao hàng còn chậm so với thời gian…nên các doanh nghiệp nước ngồi dùng đó đế ép các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần vốn để hoạt động kinh doanh, dùng phương pháp”trừ lùi” để có được hợp đồng vay vốn ngân hàng.

Kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam trong những năm qua cho thấy, có nhiều doanh nghiệp cà phê kinh doanh hiệu quả trong suốt một thời gian dài, nhưng chỉ một mùa vụ rớt giá mạnh đã phải chấp nhận phá sản. Nguyên nhân là do có nhiều doanh nghiệp chưa có người chun lo về quản lý rủi ro, tính toán và dự báo biến động của thị trường, biến động của lãi suất, tỷ giá và giá cả để xử lý, chuyên lo về tài chính trong hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn làm theo lối kinh doanh truyền thống, khi nào cần thì mua, khi nào có nhu cầu thì bán. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cịn thờ ơ với các cơng cụ phịng ngừa rủi ro biến động giá hoặc có sử dụng nhưng chưa đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê ở việt nam bằng hợp đồng giao sau , luận văn thạc sĩ (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)