Một số thông tin về thị trường NYBOT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê ở việt nam bằng hợp đồng giao sau , luận văn thạc sĩ (Trang 106)

- Quy mô của hợp đồng: 37.500 lbs (17,1 MT); 1lb (pound) = 0,4536 KG. - Ký hiệu: KC.

- Giá đơn vị: UScent/lb.

- Đơn vị biến động: 0,05 UScent/lb (18,75 USD/1 hợp đồng). - Các tháng giao dịch: 3,5,7,9,12.

- Giới hạn biến động trong ngày: không.

- Ngày thông báo đầu tiên: ngày làm việc trước ngày thông báo cuối cùng. - Ngày giao dịch cuối cùng: 7 ngày làm việc trước ngày đầu tiên của tháng giao hàng.

Phụ Lục 6:

Quy trình tham gia hợp đồng giao sau qua Ngân hàng Techcombank

1.Thủ tục đăng ký mở tài khoản

1.1 Khách hàng tiến hành mở tài khoản giao dịch hợp đồng tương lai:

* Khách hàng tiến hành nộp bộ hồ sơ, bao gồm: - Hồ sơ pháp nhân của tổ chức;

- Báo cáo kinh doanh 2 năm gần nhất; * Khách hàng hoàn thành:

- Đề nghị giao dịch hợp đồng tương lai hàng hoá của khách hàng(Form 1); - Ký Hợp đồng nguyên tắc về giao dịch tương lai với Techcombank(Form 2).

* Techcombank mở tài khoản giao dịch và cung cấp mã số giao dịch cho khách hàng.

1.2 Khách hàng thực hiện việc chuyển tiền kí quỹ giao dịch:

* Khách hàng tiến hành chuyển tiền ký quỹ vào tài khoản thanh toán mở tại Techcombank. Mức kí quỹ được xác định trên các cơ sở sau:

- Mức kí quĩ ban đầu và kí quỹ duy trì theo qui định của sàn giao dịch đối với loại hợp đồng khách hàng đăng ký giao dịch đó.

- Nhu cầu giao dịch của khách hàng.

- Số tiền kí quỹ được tính theo loại ngoại tệ qui định của sàn giao dịch. * Trên cơ sở các giao dịch và trạng thái hàng ngày của khách hàng được đánh giá bởi Sàn giao dịch, Techcombank sẽ tự động tiến hành các bút toán để

điều chuyển giữa tài khoản giao dịch của khách hàng và tài khoản ký quỹ.

1.3 Khách hàng tiến hành đặt lệnh giao dịch qua Techcombank:

Khách hàng tiến hành đặt lệnh theo các phương thức đã đăng ký tại Đề nghị giao dịch hợp đồng tương lai (điện thoại, fax, telebank) và đảm bảo đúng các yêu cầu khi đặt lệnh.

Các dealers của Techcombank sẽ thực hiện đẩy lệnh lên sàn. Sau khi nhận được thông tin khớp lệnh từ sàn, các dealers sẽ lập tức thông báo cho khách hàng về tình hình khớp lệnh của khách hàng.

1.4 Cập nhật tình hình giao dịch:

1.4.1 Đầu ngày hôm sau, Techcombank sẽ gửi bản fax đến khách

hàng các báo cáo sau:

i. Báo cáo giao dịch và trạng thái của khách hàng ii. Báo cáo về TK kí quỹ

iii. Xác nhận lại các lệnh GTC(Good Till Cancel) nếu có.

1.4.2 u cầu kí quỹ bổ sung:

Trong trường hợp tài khoản ký quỹ của khách hàng thấp hơn mức ký quỹ duy trì(Maiternance Margin), Techcombank sẽ yêu cầu khách hàng bổ sung kỹ quỹ(bổ sung đến mức ký quỹ ban đầu – Initial Margin) Khách hàng sẽ phải thực hiện bổ sung kỹ quỹ trong vịng 2 ngày làm việc, nếu khơng Techcombank sẽ thực hiện tất toán giao dịch của khách hàng

1.4.3 Vào cuối tháng, Techcombank sẽ gửi đến khách hàng bản chính

toàn bộ các báo cáo ghi lại các giao dịch cũng như trạng thái thực hiện hàng ngày của khách hàng trong tháng. Khách hàng sẽ ký và gửi lại một bản cho Techcombank.

Ký quỹ:

Mức ký quỹ tương đương khoảng 5%- 10% giá trị giao dịch

Mức ký quỹ có thể thay đổi bời các sàn giao dịch mà không cần báo trước Ký quỹ bằng ngoại tệ

Mức ký quỹ ban đầu trên sàn LIFFE là 462 USD/ hợp đồng, trên sàn NYBOT là 2.520 USD/ hợp đồng. Ký quỹ duy trì LIFFE là 462 USD/ hợp đồng, NYBOT là 1800USD/hợp đồng.

2. Mơ hình nghiệp vụ tại Techcombank DN XNK Nông sản DN XNK Nhiên liệu DN XNK Nguyên liệu CBOT NYBOT LIFFE Các Sản Phẩm Phái Sinh Trên Thị Trường Hàng Hóa TECHCOMBANK

Phụ lục 7

Nghị định 43/2006/NĐ - CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ.Thành lập Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột(Buon Ma Thuot Coffee Exchange Center - BCEC

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH ĐĂK LĂK

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 2278/QĐ-UBND Buôn Ma Thuột, ngày 04 tháng 12 năm 2006

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thành lập Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột.

____________________________

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND, ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 2029/QĐ-UBND ngày 01 tháng 11 năm 2006 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án kỹ thuật tổ chức hoạt động của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột;

Xét Tờ trình số 60/TTr - TMDL ngày 15 tháng 11 năm 2006 của Sở Thương mại - Du lịch về việc đề nghị thành lập Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 336/TTr-SNV, ngày 28 tháng 11 năm 2006,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột; là đơn vị sự

nghiệp có thu hoạt động theo Nghị định 43/2006/NĐ - CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ.

Tên tiếng Anh: BUON MA THUOT COFFEE EXCHANGE CENTER; viết

Trung tâm giao dịch cà phê Bn Ma Thuột có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản để giao dịch trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ.

Trụ sở của Công ty đặt tại Km5, Quốc lộ 14, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.

Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma

Thuột thực hiện theo quy chế tổ chức hoạt động được UBND tỉnh phê duyệt và căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để triển khai.

Biên chế của Trung tâm được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao hàng năm theo đề nghị của Giám đốc Sở Thương mại - Du lịch và Giám đốc Sở Nội vụ.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Thương mại - Du lịch, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành có liên quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện và thành phố căn cứ quyết định thi hành./.

Nơi nhận: - TT Tỉnh uỷ,(báo cáo); Đã ký - TT HĐND tỉnh,(báo cáo); - CT, PCT UBND tỉnh; - CVP, PCVP UBND tỉnh; - Như điều 3; - TT: Tin học, Lưu trữ; - Lưu: VT, CN, TH. CHỦ TỊCH Đã ký Lữ Ngọc Cư

Phụ lục 8: Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn của Trung tâm giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột

1. Thiết lập, quản lý và điều hành hệ thống giao dịch, giao nhận sản phẩm và thanh toán; bảo đảm các hoạt động của Trung tâm diễn ra an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật, góp phần thúc đẩy ngành cà phê Việt Nam nói chung và ngành cà phê Đắklắk nói riêng phát triển bền vững;

2. Thực hiện việc quản lý và phát triển các tổ chức thành viên theo quy mô và mức độ phù hợp với sự phát triển của Trung tâm.

3. Thực hiện việc kiểm định chất lượng sản phẩm, đảm bảo hàng hoá giao nhận đúng với hợp đồng giao dịch, phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng cà phê trong nước và trên thế giới;

4. Tổ chức quản lý, giám sát hoạt động thanh toán vốn cho các bên mua, bên bán theo hợp đồng giao dịch tại Trung tâm đảm bảo chính xác, an tồn, phù hợp với thông lệ Việt Nam và Quốc tế.

5. Khai thác, tổng hợp, phân tích và cung cấp thơng tin về tình hình sản xuất cà phê và tình hình thị trường cà phê trong nước, thế giới và các loại thông tin khác liên quan đến ngành cà phê cho các tổ chức thành viên, làm dịch vụ cung cấp cho các chủ thể khác tham gia thị trường.

6. Giám sát hoạt động giao dịch, bảo đảm một thị trường giao dịch an tồn, cơng bằng, cơng khai, hiệu quả.

7. Thu phí giao dịch và các loại phí khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

8. Tổ chức hoạt động dịch vụ nhằm phục vụ cho các nhu cầu của các đơn vị, cá nhân có các hoạt động tại Trung tâm như: dịch vụ văn phòng, kho bãi …

9. Triển khai phổ biến kiến thức, đào tạo nhân lực nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về sản xuất, kinh doanh và giao dịch trên thị trường cho các tổ chức thành viên, tổ chức đăng ký.

10. Hòa giải, xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các tranh chấp giữa các chủ thế tham gia thị trường giao dịch.

11. Tổ chức quản lý, phân bổ và điều phối nhân lực của Trung tâm theo quy định hiện hành.

12. Quản lý tài sản của hệ thống giao dịch và hệ thống cung cấp dịch vụ kèm theo, kể cả tài sản được huy động từ các đơn vị khác theo đúng quy định của Nhà nước.

13. Thiết lập các mối quan hệ với các tổ chức ngân hàng, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam(VICOFA), các Bộ, ngành Trung ương và các tổ chức khác.

14. Từng bước tạo mối quan hệ với các tổ chức giao dịch nông sản trên thế giới;

15. Khi có đủ điều kiện sẽ tham gia, gia nhập, làm thành viên của các hiệp hội thị trường cà phê thế giới như: ICO, LIFFE…

Phụ lục 9: Các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh các sản phẩm phái sinh

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992

đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm

2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10; Luật này quy định về hoạt động thương mại.

CHƯƠNG II

MUA BÁN HÀNG HÓA MỤC 3

MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA Điều 63. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

1. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hoá theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai.

2. Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.

Điều 64. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá

1. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá bao gồm hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn.

2. Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hoá tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng.

3. Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước(gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này(gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc khơng thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó.

1. Trường hợp người bán thực hiện việc giao hàng theo hợp đồng thì bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán.

2. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc bên mua có thể thanh tốn bằng tiền và khơng nhận hàng thì bên mua phải thanh toán cho bên bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và giá thị trường do Sở giao dịch hàng hố cơng bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện. 3. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc bên bán có thể thanh tốn bằng tiền và khơng giao hàng thì bên bán phải thanh tốn cho bên mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường do Sở giao dịch hàng hố cơng bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện và giá thoả thuận trong hợp đồng.

Điều 66. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng quyền chọn 1. Bên mua quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán phải trả tiền mua quyền chọn để được trở thành bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ quyền chọn bán. Số tiền phải trả cho việc mua quyền chọn do các bên thoả thuận.

2. Bên giữ quyền chọn mua có quyền mua nhưng khơng có nghĩa vụ phải mua hàng hoá đã giao kết trong hợp đồng. Trường hợp bên giữ quyền chọn mua quyết định thực hiện hợp đồng thì bên bán có nghĩa vụ phải bán hàng hoá cho bên giữ quyền chọn mua. Trường hợp bên bán khơng có hàng hố để giao thì phải thanh tốn cho bên giữ quyền chọn mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và giá thị trường do Sở giao dịch hàng hố cơng bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện.

3. Bên giữ quyền chọn bán có quyền bán nhưng khơng có nghĩa vụ phải bán hàng hoá đã giao kết trong hợp đồng. Trường hợp bên giữ quyền chọn bán quyết định thực hiện hợp đồng thì bên mua có nghĩa vụ phải mua hàng hoá của bên giữ quyền chọn bán. Trường hợp bên mua không mua hàng thì phải thanh tốn cho bên giữ quyền chọn bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường do Sở giao dịch hàng hố cơng bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện và giá thoả thuận trong hợp đồng.

4. Trường hợp bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ quyền chọn bán quyết định không thực hiện hợp đồng trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực thì hợp đồng đương nhiên hết hiệu lực.

Điều 67. Sở giao dịch hàng hoá

1. Sở giao dịch hàng hố có các chức năng sau đây:

a) Cung cấp các điều kiện vật chất - kỹ thuật cần thiết để giao dịch mua bán hàng hoá;

b) Điều hành các hoạt động giao dịch;

c) Niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm.

2. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện thành lập Sở giao dịch hàng hóa, quyền hạn, trách nhiệm của Sở giao dịch hàng hóa và việc phê chuẩn Điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa.

Điều 68. Hàng hố giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa

Danh mục hàng hố giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Thương mại quy định.

Điều 69. Thương nhân mơi giới mua bán hàng hố qua Sở Giao dịch hàng

hoá

1. Thương nhân môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá chỉ được phép hoạt động tại Sở Giao dịch hàng hoá khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện hoạt động của thương nhân mơi giới mua bán hàng hố qua Sở giao dịch hàng hố.

2. Thương nhân mơi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá chỉ được phép thực hiện các hoạt động môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hố và khơng được phép là một bên của hợp đồng mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá.

3. Thương nhân mơi giới mua bán hàng hố qua Sở giao dịch hàng hố có nghĩa vụ đóng tiền ký quỹ tại Sở giao dịch hàng hoá để bảo đảm thực hiện các

nghĩa vụ phát sinh trong q trình hoạt động mơi giới mua bán hàng hố. Mức tiền ký quỹ do Sở giao dịch hàng hoá quy định.

Điều 70. Các hành vi bị cấm đối với thương nhân mơi giới hàng hố qua Sở giao dịch hàng hố

1. Lơi kéo khách hàng ký kết hợp đồng bằng cách hứa bồi thường toàn bộ hoặc một phần thiệt hại phát sinh hoặc bảo đảm lợi nhuận cho khách hàng.

2. Chào hàng hoặc môi giới mà khơng có hợp đồng với khách hàng. 3. Sử dụng giá giả tạo hoặc các biện pháp gian lận khác khi môi giới cho khách hàng.

4. Từ chối hoặc tiến hành chậm trễ một cách bất hợp lý việc môi giới hợp đồng theo các nội dung đã thoả thuận với khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê ở việt nam bằng hợp đồng giao sau , luận văn thạc sĩ (Trang 106)