6. Kết cấu đề tài
2.5 Thực trạng sử dụng hợp đồng giao sau cà phê ở Việt Nam
2.5.1 Cơ sở pháp lý cho việc áp dụng hợp đồng giao sau cà phê tại Việt Nam
hàng năm lên tới cả trăm nghìn tấn, giả sử với sự biến động giá lúc thấp nhất khoảng 1400 USD/tấn lên khoảng 1900 USD/tấn tăng khoảng 35,7%, có thể thấy nếu khơng có sự bảo vệ bằng các hợp đồng giao sau thì tình hình kinh doanh của công ty sẽ gặp rất nhiều rủi ro.
2.5 Thực trạng sử dụng hợp đồng giao sau cà phê ở Việt Nam:
2.5.1 Cơ sở pháp lý cho việc áp dụng hợp đồng giao sau cà phê tại Việt Nam: Nam:
Luật Thương mại ngày 14/6/2005 và Nghị định số 158/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/12/2006 “Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động
mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa” là những văn bản pháp lý quan
trọng tác động đến giao dịch giao sau nông sản. Điểm nổi bật của Luật Thương mại ngày 14/6/2005 là lần đầu tiên Việt Nam có văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa. Trong mục 3 từ điều 63 đến điều 73 quy định về việc mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa (Xem chi tiết ở phụ lục 7). Quy định này phù hợp với thông lệ buôn bán qua các Sở giao dịch hàng hóa trên thế giới.
Nghị định của Chính phủ số 158/2006/NĐ-CP quy định được các nội dung như việc thành lập Sở giao dịch hàng hóa; tiêu chuẩn, quyền và nghĩa vụ thành viên môi giới và thành viên kinh doanh; hoạt động của trung tâm thanh toán bù trừ và giao nhận hàng hóa; cơ chế hoạt động mua bán và ủy thác mua bán qua Sở. Đây là những nội dung cơ bản để thúc đẩy sự hình thành và phát triển hình thức giao dịch giao sau.
Việc kinh doanh qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại tương đối phức tạp, với 11 điều khoản của Luật Thương mại chưa đủ để phát triển Sở giao dịch hàng hóa. Luật Thương mại ngày 14/6/2005 chưa cụ thể cơ quan nào trực tiếp quản lý và giám sát hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa.
Khung pháp lý và cơ chế chính sách phát triển hình thức giao dịch giao sau nơng sản ở Việt Nam đã được hình thành bước đầu, nhưng chưa hoàn chỉnh. Các hoạt động giao dịch giao sau nông sản chưa được pháp luật bảo vệ, điều này dẫn đến rủi ro lớn trong khi thỏa thuận và thực hiện các giao dịch này.
Pháp lý và chính sách của nhà nước ln có ý nghĩa quan trọng trong mọi giao dịch. Tham gia vào thị trường giao sau cà phê quốc tế ( như Sàn giao dịch LIFFE và NYBOT), các doanh nghiệp cà phê cần đảm bảo không vi phạm những điều pháp luật không cho phép thực hiện.
Luật Thương mại dành 11 điều (từ điều 63 đến 73) để quy định về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sàn giao dịch hàng hóa. Bộ luật này khẳng định: cho phép thương nhân Việt Nam được thực hiện giao dịch tại các Sàn giao dịch nước ngoài.
Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép một số Ngân hàng thương mại: Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam ( Techcombank), Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), ATB được thành lập trên cơ sở góp vốn của ba cổ đông là: Công ty Đầu tư Thương mại Hiệp Phúc, Công ty Trách nhiệm hữu hạn và Tư vấn Ánh Sáng và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam…được triển khai làm trung gian thực hiện các giao dịch hợp đồng giao sau cà phê trên thị trường hàng hoá quốc tế. Để thống nhất thực hiện, tránh hiện tượng lợi dụng giao dịch hợp đồng giao sau trên thị thường hàng hoá để đầu cơ, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn số 8905/NHNN-QLNH đề nghị các Ngân hàng thương mại tuân thủ một số nội dung:
- Việc thực hiện giao dịch giao sau trên thị trường hàng hoá phải được thực hiện trên cơ sở hàng hoá thực.
- Các Ngân hàng làm trung gian môi giới cho giao dịch này có trách nhiệm xây dựng quy trình kiểm tra chứng từ để đảm bảo giao dịch giao sau hàng
hoá được thực hiện trên cơ sở hàng hoá thực.