6. Kết cấu đề tài
2.5 Thực trạng sử dụng hợp đồng giao sau cà phê ở Việt Nam
2.5.3.4 Thành tựu đạt được và những khó khăn vướng mắc của Trung tâm giao dịch
tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột:
* Thành tựu:
Ngày 11 tháng 03 năm 2011, Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) chính thức đưa vào giao dịch sản phẩm cà phê giao sau đến tất cả các nhà kinh doanh cà phê, các nhà đầu tư tài chính trên cả nước. Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) đã tổ chức đánh giá sơ kết tình hình hoạt động thí điểm giao dịch cà phê giao sau từ ngày khai trương đến giữa tháng 6/2012. Theo thống kê của BCEC, trong ba tháng đầu tiên triển khai thí điểm giao dịch cà phê giao sau, tổng giá trị giao dịch đạt gần 220 tỷ đồng, trung bình 5 tỷ đồng/phiên. Tổng số lượng khớp lệnh trên sàn là 2.197 lô (một lô tương ứng với 2 tấn). Trong 45 phiên giao dịch đầu tiên, trung bình mỗi phiên giao dịch chỉ có 56,5 tấn cà phê được giao dịch qua sàn (khối lượng giao hàng tối thiểu theo quy định hiện nay của BCEC là 18 tấn). Tất cả các trạng thái mở của những hợp đồng giao sau đều được tất toán vào cuối phiên giao dịch của ngày giao dịch cuối cùng trong tháng và không phát sinh hoạt động giao nhận hàng, cũng như có bất kỳ trạng thái mở nào rơi vào mức bị xử lý theo quy định của BCEC.
Bảng 2.11: Thống kê giao dịch hợp đồng giao sau cà phê tại Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột từ tháng 3/2011 đến tháng 6/2012
Tháng Tổng khối lượng khớp (lô) Tổng giá trị khớp(1000VND) Tổng khối lượng hợp đồng mở 3/2011 684 64,967,160 0 4/2011 1074 104,154,800 0 5/2011 439 44,621,480 0 6/2011 940 94,167,640 0 7/2011 1175 112,472,140 0 8/2011 1126 107,733,480 0 9/2011 535 49,661,580 0 10/2011 347 29,112,380 0 11/2011 364 27,663,380 0 12/2011 86 6,704,800 0 1/2012 314 23,814,000 0 2/2012 361 27,745,900 0 3/2012 351 27,680,360 0 4/2012 351 27,680,360 0 5/2012 162 13,394,620 0 6/2012 220 18,287,000 0 Nguồn: BCEC
Biểu đồ 2.6: Biểu đồ minh họa khối lượng giao dịch hợp đồng giao sau cà phê và trị giá giao dịch tại Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột từ tháng 3/2011
Nguồn: BCEC Người sản xuất từng bước làm quen với hoạt động mua bán qua sàn giao dịch của Trung tâm. Đội ngũ cán bộ làm việc tại BCEC từng bước nâng cao hiểu biết về công tác quản lý hoạt động sàn giao dịch cà phê thông qua công tác đào tạo, học tập kinh nghiệm sàn giao dịch của các quốc gia khác.
* Khó khăn:
Tính thanh khoản của sàn quá thấp. Kết quả giao dịch cho thấy điểm yếu lớn nhất của sàn nội: không phải khi muốn mua là có thể mua được ngay và khơng phải muốn bán là có thể thanh lý hợp đồng. Mỗi phiên, trung bình cả sàn chỉ có vài chục lệnh giao dịch, thậm chí nhiều mã hàng khơng có lệnh mua lẫn lệnh bán. Các nhà đầu tư có thể bỏ chút ít vốn vào để giao dịch thử thì ổn, nhưng đầu tư ở quy mơ lớn hơn có thể khơng tìm được người mua. Nguy cơ nhà đầu tư tài chính có thể trở thành nhà giao dịch cà phê thật sự là có thật.
Một trở ngại khác với phần đơng nhà đầu tư là hiểu biết về sân chơi mới cịn hạn chế. Khơng hiếm nhà đầu tư vẫn đánh đồng hợp đồng giao ngay với hợp đồng
giao sau, nên lo ngại phải giải quyết hàng hóa thật. Bên cạnh đó, theo một số nhà đầu tư, mạng lưới phân phối tiếp thị sản phẩm của BCEC khá hạn chế nên công tác tuyên truyền quảng bá cho sàn chưa đúng mức.
Một trong các khó khăn khiến hoạt động của sàn giao dịch cà phê chưa sôi động là sự bất cập về cơ chế và khả năng tài chính eo hẹp. BCEC đang đưa vào khai thác hợp đồng giao ngay và giao sau. Để có thể thu hút được các nhà sản xuất tham gia giao ngay thì hệ thống cơ sở vật chất của Trung tâm phải đồng bộ và sẵn sàng. Tuy nhiên, về mơ hình, hiện nay BCEC hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách, nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ và có chiều sâu chưa thể thực hiện được. Cũng do hoạt động phụ thuộc vào ngân sách nhà nước nên BCEC khó có điều kiện tuyển dụng các nhân sự giỏi, am tường lĩnh vực tài chính phái sinh. Chưa thể làm tốt cơng tác tuyên truyền và xây dựng cơ sở vật chất tương xứng với hoạt động, nên các nhà sản xuất giam gia các hợp đồng giao ngay qua Trung tâm còn thưa thớt. Đương nhiên, khi hoạt động giao dịch hàng hóa thật sự cịn kém sơi động thì cũng khó lịng thu hút được nhóm nhà sản xuất có nhu cầu bảo hiểm giá, nhóm nhà đầu tư tài chính… tham gia hợp đồng giao sau. Bên cạnh các khó khăn khách quan này, khái niệm các công cụ giao dịch phái sinh còn quá mới mẻ với đại đa số các nhà sản xuất cà phê tại Buôn Mê Thuột. Tháo gỡ sự bế tắc này chỉ có cách tuyên truyền, quảng bá, nhưng công việc cũng không thể thực hiện trong ngày một, ngày hai.