CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ CẢM NHẬN CỦA KHÁCH HÀNG
1.2 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1.2.4 Giả thuyết nghiên cứu:
H1: Danh mục hàng hóa tác động cùng chiều với giá trị cảm nhận của khách hàng
Danh mục hàng hóa: sự đa dạng các sản phẩm dành cho các loại xe khác nhau, xuất xứ, bao bì đóng gói.
H2: Chính sách thanh tốn và bảo hành tác động cùng chiều với giá trị cảm nhận của khách hàng
Chính sách thanh tốn và bảo hành: do lốp xe ơ tơ nhập khẩu có giá thành cao, giá bán trên thị trường cũng cao nên khách hàng thường nợ và thời gian trả tiền cũng được giãn ra, do đó chính sách cơng ty bao gồm các qui định về thời gian trả nợ, hạn mức tín dụng của khách hàng; đồng thời cũng đề cập đến chính sách đổi trả hàng.
H3: Giá cả tác động cùng chiều với giá trị cảm nhận của khách hàng
Giá cả: giá cả ở đây mang tính tiền tệ và phi tiền tệ, là sự so sánh về chi phí bỏ ra trong mối tương quan so sánh với các nhãn hiệu lốp xe khác trên thị trường.
H4: Phân phối tác động cùng chiều với giá trị cảm nhận của khách hàng
Phân phối: đề cập tới mạng lưới các đại lý và showroom và hệ thống bảo hành bảo trì
H5: Dịch vụ chăm sóc khách hàng tác động cùng chiều với giá trị cảm nhận của khách
hàng
Chăm sóc khách hàng: đề cập đến mối quan hệ giữa người bán và người mua trước, trong và sau khi hoạt động bán hàng diễn ra
H6: Độ bền và độ an toàn tác động cùng chiều với giá trị cảm nhận của khách hàng
Độ bền và độ an toàn: đề cập đến các tính chất, yêu cầu, đặc điểm cần thiết sản phẩm phải đáp ứng được, nhất là trong điều kiện hạ tầng giao thông của Việt Nam
H7: Danh tiếng tác động cùng chiều với giá trị cảm nhận của khách hàng
Danh tiếng: vị thế của công ty trên thị trường so với đối thủ cạnh tranh. Danh tiếng cịn thể hiện qua sức mạnh tài chính của cơng ty.
Tóm tắt chương 1:
Chương 1 đã trình bày cơ sở lý thuyết về giá trị cảm nhận dựa trên các cơng trình nghiên cứu về giá trị cảm nhận trên thế giới, nhất là mơ hình của Petrick (2002), Sheth và cộng sự (1991), các kết quả nghiên cứu của cơng ty Frost và Sullivan và tình hình thực tế thị trường Việt Nam, tác giả đã phát triển mơ hình nghiên cứu bao gồm bảy nhân tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận, bao gồm: Danh mục hàng hóa, Chăm sóc khách hàng, Giá cả, Phân phối, Chính sách thanh toán và bảo hành, Độ bền và độ an toàn, Danh tiếng.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG LỐP Ô TÔ NHẬP KHẨU VÀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THÁI THỊNH NAM