BẢNG TÍNH HAO MÒN TSCĐ

Một phần của tài liệu Bai giang môn kế toán hành chính sự nghiệp (Trang 39 - 42)

b) Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại:

BẢNG TÍNH HAO MÒN TSCĐ

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (C55b-HD) Đơn vị: ...

Bộ phận: ... Mã đơn vị SDNS: ...

Mẫu sổ C55a – HD

(Ban hành theo QĐ số 19/2006/QĐ - BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

BẢNG TÍNH HAO MÒN TSCĐ

Năm :……….

Số:………… Số

TT Loại TSCĐ Nguyên giá Tỷ lệ haomòn Số hao mòn tínhvào……..

A B 1 2 3 1 2 3 Nhà cửa Vật kiến trúc ……….. Cộng x Ngày ….tháng ….năm….. Kế toán trưởng Người lập

( Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

* Mục đích: Bảng tính hao mòn TSCĐ dung để phản ánh số hao mòn đã tính của từng loại TSCĐ cho các đối tượng TSCĐ. Bảng tính này áp dụng cho các đơn vị HCSN phải tính hao mòn TSCĐ vào cuối năm để có cơ sở ghi giảm nguyên giá TSCĐ.

* Phương pháp và trách nhiệm ghi:

Bảng tính hao mòn TSCĐ được lập theo kỳ hạn quy định tính hao mòn TSCĐ cho các đối tượng TSCĐ (thường là cuối năm).

Bảng này là cơ sở để ghi sổ TSCĐ (phần hao mòn), sổ chi tiết TK 466 để tính giá trị còn lại của TSCĐ và các sổ kế toán có liên quan.

4.3.3. Tài khoản kế toán sử dụng:

Kế toán hao mòn TSCĐ sử dụng tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ.

Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình

sử dụng và những nguyên nhân khác làm tăng, giảm giá trị hao mòn của TSCĐ.

Kết cấu và nội dung :

TK 214

các trường hợp giảm TSCĐ (thanh lý, bán, điều chuyển đi nơi khác )

- Ghi giảm giá trị hao mòn TSCĐ khi đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của Nhà nước (trường hợp đánh giá giảm nguyên giá )

quá trình sử dụng

- Ghi tăng giá trị hao mòn TSCĐ khi đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của Nhà nước (trường hợp đánh giá tăng nguyên giá)

Giá trị đã hao mòn của TSCĐ hiện có Tài khoản 214 có 02 TK cấp 2

- TK 2141: Hao mòn tài sản cố định hữu hình - TK 2142 : Hao mòn TSCĐ vô hình

4.3.4. Ghi sổ kế toán :

4.3.4.1. Định khoản kế toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu

1. Cuối kỳ kế toán năm, đơn vị tính và phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ hiện có do NS cấp hoặc có nguồn gốc từ NS, kế toán ghi:

Nợ TK 466 Có TK 214

2. Trường hợp TSCĐ do NS cấp hoặc có nguồn gốc từ NS (trừ trường hợp TSCĐ do NS cấp vốn kinh doanh) dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thì hàng tháng khi trích khấu hao TSCĐ kế toán ghi :

Nợ TK 631

Có TK 431(4314),333

3. Trường hợp TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì hàng tháng khi trích khấu hao TSCĐ kế toán ghi:

Nợ TK 631 Có TK 214

4. Khi phát sinh giảm giá trị hao mòn TSCĐ do NS cấp hoặc có nguồn gốc từ NS do chuyển giao, thanh lý, bán, phát hiện thiếu kế toán ghi:

Nợ TK 214 (giá trị hao mòn) Nợ TK 466 (giá trị còn lại) Có TK 211, 213 (nguyên giá)

5. Khi phát sinh giảm giá trị hao mòn TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh hoặc vốn vay do thanh lý, bán,phát hiện thiếu kế toán ghi:

Nợ TK 214 (phần giá trị hao mòn)

Nợ TK 631(phần giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán) Nợ TK 311(3118) (phần giá trị còn lại của TSCĐ phát hiện thiếu) Có TK 211, 213 (nguyên giá)

6. Điều chỉnh tăng giảm hao mòn TSCĐ khi có quyết định đánh giá lại TSCĐ của Nhà nước. a) Trường hợp điều chỉnh tăng, kế toán ghi:

Nợ TK 412 Có TK 214

b) Trường hợp điều chỉnh giảm, kế toán ghi: Nợ TK 214

Có TK 412

4.3.4.2. Ghi sổ kế toán

Cùng với việc theo dõi chi tiết từng loại TSCĐ, kế toán TSCĐ còn sử dụng sổ theo dõi TSCĐ để theo dõi chi tiết hao mòn của từng loại TSCĐ.

CHƯƠNG 5:

Một phần của tài liệu Bai giang môn kế toán hành chính sự nghiệp (Trang 39 - 42)