CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quan về Ủy ban nhân dân quận 10
3.1.1. Đặc điểm địa lý, kinh tế xã hội
Theo báo cáo số liệu của bản đồ địa chính về diện tích tự nhiên thì tổng diện tích của quận 10 là 571,81 ha. Vị trí địa lý của quận 10 nằm chếch về phía Tây Nam của trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh và chiếm 0,24% diện tích đất trên tổng diện tích của Thành phố. Tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2011, Quận 10 có tổng dân số là 235.024 người và 41.077 người/km2 là mật độ dân số trung bình.
Hiện nay, Quận 10 có 15 phường và được chia thành 5 khu vực. Bên cạnh đó, 15 phường của quận 10 có diện tích khơng đều nhau và có sự chênh lệc giữa các phường. Chênh lệch giữa Phường lớn nhất (Phường 12) và Phường nhỏ nhất (Phường 3) là 119,14 ha tương ứng 12,8 lần. Địa bàn Quận 10, có giáp ranh như sau:
- Phía Bắc giáp Quận Tân Bình, giới hạn bởi đường Bắc Hải;
- Phía Nam giáp Quận 5, giới hạn bởi đường Hùng Vương và đường Nguyễn Chí Thanh;
- Phía Đơng giáp Quận 3, giới hạn bởi đường Cách mạng tháng 8, Điện Biên Phủ và đường Lý Thái Tổ;
- Phía Tây giáp Quận 11, giới hạn bởi đường Lý Thường Kiệt.
Quận 10 có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu và phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Đồng thời, cũng là một trong những quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những cơ hội thuận lợi để Quận 10 thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của mình trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cơ cấu kinh tế Quận 10 đã chuyển biến theo hướng tăng dần tỷ trọng, giá trị tăng thêm các ngành thương mại, dịch vụ; giảm dần các ngành sản xuất để dần đưa quận 10 trở thành trung tâm thương mại – dịch vụ. Đến năm 2016: khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 31,33%, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 68,67% (trong đó ngành bán bn - bán lẻ chiếm tỷ trọng 48,36%, ngành thông tin – truyền thông chiếm tỷ trọng
9,54%, ngành dịch vụ lưu trú – ăn uống chiếm tỷ trọng 9,46%, ngành vận tải chiếm tỷ trọng 9,37%, ngành giáo dục đào tạo và y tế chiếm tỷ trọng 6,56%,….).
Ngành dịch vụ là ngành có tốc độ tăng khá nhanh trong cơ cấu kinh tế của quận. Các ngành dịch vụ chủ yếu như tài chính – tín dụng, du lịch, y tế, giáo dục, bưu chính viễn thơng, giải trí văn hóa phát triển mạnh, phù hợp với xu hướng phát triển của các quận nội thành.