CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP
5.1. Tóm tắt nội dung nghiên cứu
Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến năng lực cạnh tranh động cho thấy có nhiều yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp. Kết quả các nghiên cứu này chỉ ra các yếu tố tiêu biểu như năng lực marketing, năng lực sáng tạo, định hướng kinh doanh, danh tiếng doanh nghiệp và năng lực học hỏi động có tác động mạnh mẽ đến năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp. Từ đó, tác giả đã tiến hành nghiên cứu mức độ tác động của năm yếu tố này đến năng lực cạnh tranh động của ngành Túi Xách – Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thái Bình.
Trải qua giai đoạn hình thành và phát triển lâu dài, kết hợp với môi trường cạnh tranh luôn thay đổi, các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng thích ứng và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả. Vì vậy, lý thuyết về năng lực động ra đời. Khái niệm năng lực cạnh tranh động được phát triển từ các lý thuyết nền về cạnh tranh cổ điển và lý thuyết về nguồn lực. Điểm đặc biệt của lý thuyết cạnh tranh động đó chính là các yếu tố phân tích được xem xét trong điều kiện thị trường động và các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp luôn linh động nhằm đáp ứng sự thay đổi của thị trường.
Tác giả xây dựng quy trình nghiên cứu với 2 phần chính bao gồm: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Tác giả thơng qua nghiên cứu sơ bộ để phân tích, hồn thiện bảng khảo sát chính thức phục vụ cho quá trình khảo sát 4 đối tượng chính của nghiên cứu với mục đích phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng lực cạnh tranh động của ngành Túi Xách.
Thông qua kết quả khảo sát 4 đối tượng: nhà cung cấp; cán bộ, nhân viên bộ phận sản xuất; khác hàng chính của ngành hàng Túi Xách; các công ty cùng ngành hàng và kết quả phỏng vấn các chuyên gia trong ngành, ta thấy được tất cả các yếu tố đều ảnh hưởng và tác động cùng chiều đến năng lực cạnh tranh động của ngành Túi Xách – Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thái Bình. Các yếu tố đều có mức độ ảnh hưởng khá mạnh đến năng lực cạnh tranh động. Trong đó, yếu tố năng lực
97
Marketing được đối tượng khách hàng đánh giá chỉ tác động đến năng lực cạnh tranh động ở mức độ trung bình, điều này thể hiện khách hàng quan tâm hơn đến các yếu tố về năng lực sáng tạo cũng như định hướng kinh doanh của ngành hàng Túi Xách. Mặt khác, đối với các công ty cùng ngành hàng thì yếu tố danh tiếng của doanh nghiệp được đánh giá mức độ ảnh hưởng ở mức trung bình đến năng lực cạnh tranh động, thể hiện các công ty đối thủ tập trung hơn vào các yếu tố năng lực Marketing, năng lực sáng tạo và định hướng doanh nghiệp.
Ngoài việc khảo sát các đối tượng chính trong nghiên cứu, việc phân tích tổng quan về ngành gia cơng túi xách nói chung và ngành hàng Túi Xách của cơng ty nói riêng giúp ta nhận thấy các cơ hội phát triển cho ngành hàng gia công túi xách là rất lớn. Với mục tiêu tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới trong tương lai và phát triển bền vững, cơng ty cần có các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh động thông qua việc xác định các yếu tố ảnh hưởng và tác động vào các yếu tố này. Đây cũng chính là mục đích của nghiên cứu.
Kết hợp tất cả các nội dung từ tham khảo nghiên cứu liên quan, các lý thuyết nền, kết quả khảo sát chính thức cũng như phân tích thực trạng của công ty, tác giả đã đưa ra được một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh động của ngành hàng Túi Xách – Cơng Ty Cổ Phần Đầu Tư Thái Bình được thể hiện ở mục 5.2.