2.3 Xử lý bất động sản thế chấp trong những trường hợp đặc biệt
2.3.3.2 Bất động sản thế chấp là vật chứng trong vụ án hình sự
Theo quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự41: Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Biện pháp xử lý vật chứng là
tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy. Đối với vật chứng là tài sản do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có thì sẽ tịch thu nộp vào ngân sách nhà nước.
Như vậy, nếu trong trường hợp bất động sản thế chấp tại ngân hàng do phạm tội mà có, là vật chứng trong vụ án hình sự thì sẽ được xử lý như thế nào? Tác giả xin ví dụ một vụ án:
Nguyễn Văn Điền đã lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của Cơ quan nơi Điền công tác với số tiền 02 tỷ đồng. Điền dùng số tiền chiếm đoạt được mua 01 biệt thự ven thành phố Bến Tre. Một năm sau, Điền thế chấp biệt thự vay ngân hàng để đầu tư kinh doanh; thủ tục vay và thế chấp thực hiện đúng quy định của pháp luật. Lúc này, Điền bị khởi tố điều tra về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Căn cứ quy định của pháp luật về tố tụng hình sự hiện hành thì biệt thự của Điền sẽ bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước.
Khi xây dựng Nghị quyết, với quan điểm tạo ra một cơ chế đặc biệt, được ưu tiên áp dụng khi xử lý nợ xấu trong đó có xử lý bất động sản thế chấp ngân hàng. Nghị quyết 42/2017/QH14, đã có quy định phù hợp với tình hình thực tiễn khi xử lý
41 Điều 47 - Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 và Điều 89, Điều 106 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.
bất động sản thế chấp. Theo đó, sau khi hồn tất các thủ tục xác định chứng cứ và xét thấy không ảnh hưởng đến xử lý vụ án và thi hành án, cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm hồn trả vật chứng trong vụ án hình sự là tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu của ngân hàng theo đề nghị của ngân hàng. Như vậy, biệt thự của ông Điền sẽ không bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước mà ngân hàng vẫn được bảo vệ quyền lợi và xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Cách giải quyết này phù hợp với một văn bản pháp luật đó là Thông tư liên tịch số 06/1998/TTLT/TANDTC- VKSNDTC-BCA-BTC-BTP ngày 24/10/1998 hướng dẫn một số vấn đề về bảo quản và xử lý tài sản là vật chứng, tài sản bị kê biên trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Cho đến nay, thơng tư liên tịch vẫn cịn hiệu lực và chưa có văn bản thay thế. Tuy nhiên, việc áp dụng thơng tư hay Bộ luật hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành là một vấn đề khó đối với những người tiến hành tố tụng bởi thơng tư phù hợp với thực tế, vẫn cịn hiệu lực nhưng lại hướng dẫn Bộ luật đã hết hiệu lực thì việc áp dụng thế nào phụ thuộc vào quan điểm và dũng khí của người cầm cân nảy mực.