Kiến nghị đối đối với các cơ quan tư pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật và thực tiễn xử lý bất động sản thế chấp đảm bảo khoản vay của ngân hàng thương mại (Trang 62 - 73)

a) Cách thức thơng đạt pháp luật

Cần có cơ chế tập huấn chung cho các cơ quan tư pháp khi có đạo luật mới được ban hành hoặc sửa đổi nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức và áp dụng pháp luật: Liên ngành Trung ương cùng nhau soạn thảo tài liệu tập huấn và đi đến thống nhất. Sau đó, tổng hợp, cung cấp tài liệu về cho các cơ quan tố tụng tại địa

48 Tịa án nhân dân Tp. Bến Tre. Điển hình tranh chấp giữa: Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP Kiên Long ; bị đơn: Ông Nguyễn Hữu Mạnh, bà Trần Ngọc Thắm tại Bản án sơ th ẩm số 13/2016/KDTM-ST ngày 21/9/2016.

phương và tổ chức tập huấn (nếu thấy cần thiết). Khi các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền nhận thức và áp dụng thống nhất sẽ tránh được những mâu thuẫn khơng đáng có. Đây là một trong những giải pháp rút ngắn thời gian tố tụng trong khi tranh chấp về tín dụng thường khơng phức tạp, hồ sơ rõ ràng và đương sự công nhận. Khi đã tạo nên sự thống nhất ở các cấp xét xử thì kháng cáo đơi khi khơng đem lại mong muốn cho đương sự trừ trường hợp đương sự muốn kéo dài thời hạn xử lý bất động sản; mặt khác sẽ hạn chế số lượng án phúc thẩm và nâng cao năng lực của những người tiến hành tố tụng.

b) Tăng cường Thẩm phán có năng lực, chun mơn giải quyết tranh chấp tín dụng ở cấp sơ thẩm và nâng cao năng lực thẩm phán

Tăng cường Thẩm phán có năng lực và chun mơn giải quyết tranh chấp tín dụng ở cấp sơ thẩm sẽ hạn chế lượng án ở cấp phúc thẩm; các thẩm phán có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau nhất là thẩm phán trẻ, mới được bổ nhiệm hay còn gọi là đào tạo tại chỗ. Tăng cường tập huấn các lớp xét xử chuyên án tranh chấp hợp đồng tín dụng để thẩm phán có thể hiểu được hoạt động trong ngành ngân hàng, từ đó khi xét xử sẽ tồn diện hơn, sâu sắc hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Việc xử lý bất động sản thế chấp của ngân hàng là q trình phức tạp, để đi đến thành cơng là một thách thức lớn đối với ngân hàng. Những quy định của pháp luật hiện hành đã điều chỉnh hầu hết các vấn đề phát sinh từ xử lý bất động sản: Thời điểm xử lý, quyền xử lý, cách thức xử lý, trình tự thủ tục thực hiện cũng như trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan. Tuy nhiên, cũng còn tồn tại một số quy định chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn hoặc mâu thuẫn nhau. Do đó, để đạt được hiệu quả xử lý các ngân hàng cần linh hoạt vận dụng các quy định pháp luật tương ứng với từng trường hợp cụ thể trong suốt quá trình xử lý. Mỗi cách thức xử lý đều có những ưu, nhược điểm riêng nhưng cuối cùng tồn tại khó khăn chung nhất đó chính là bàn giao bất động sản. Bên cạnh đó, q trình tố tụng đến thi hành bản án, quyết định có hiệu lực của Tịa án quá dài đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thu hồi vốn vay của ngân hàng. Do đó, với những giải pháp và kiến nghị hồn thiện pháp luật cho những khó khăn trên như: áp dụng thủ tục rút gọn cho quá trình giải quyết tranh chấp, hồn thiện pháp luật về tạm đình chỉ vụ án, thi hành án cũng

như nâng cao hơn nữa năng lực của thẩm phán... tác giả hy vọng rằng sẽ góp phần cho việc xử lý bất động sản thế chấp của ngân hàng và quá trình giải quyết tranh chấp của cơ quan tiến hành tố tụng được thuận lợi và nhanh chóng hơn.

KẾT LUẬN

Xử lý bất động sản thế chấp là một tất yếu của ngân hàng khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ, là quá trình thực thi quyền lực của ngân hàng, thơng qua các biện pháp luật định, tác động đến bất động sản thế chấp như chuyển đổi quyền sở hữu, chuyển nhượng giá trị thành tiền để bù đắp, thay thế nghĩa vụ bị vi phạm.

Qua nghiên cứu đề tài “Pháp luật và thực tiễn xử lý bất động sản thế chấp đảm

bảo khoản vay của Ngân hàng thương mại”, Luận văn đạt được những kết quả sau:

Thế chấp tài sản là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp: Tài sản thế chấp thuộc sở hữu của bên thế chấp, không chuyển giao tài sản cho bên nhận thế chấp mà chỉ chuyển giao các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu để ràng buộc trách nhiệm; mục đích của thế chấp là đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của các bên.

Bất động sản thế chấp phải thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp – là nguyên tắc bất di bất dịch vì chỉ có chủ sở hữu mới có quyền định đoạt bất động sản của mình. Bất kỳ bất động sản nào cũng có thể thế chấp nếu đáp ứng điều kiện thế chấp và được các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật cấm.

Đăng ký thế chấp là thủ tục bắt buộc trong thế chấp bất động sản, là điều kiện để ngân hàng xác lập quyền trên bất động sản thế chấp và có hiệu lực đối kháng với bên thứ ba.

Các phương thức xử lý bất động sản thế chấp rất đa dạng, đáp ứng được sự chọn lựa của các bên. Tuy nhiên, cần quy định trình tự, thủ tục cụ thể cho từng phương thức xử lý; mở rộng quyền của bên thế chấp khi ngân hàng thực hiện không đúng quy định pháp luật khi tiến hành xử lý bất động sản thế chấp nhất là trong trường hợp khơng có sự tự nguyện của bên thế chấp.

Nghị quyết số 42/2017/QH14, Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP đã góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy nhanh q trình xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng bởi các quy định: Xử lý bất động sản là vật chứng trong vụ án hình sự, kê biên bất động sản thế chấp đảm bảo THA.

Khó khăn nhất của q trình xử lý bất động sản thế chấp đó chính là thu giữ tài sản/ bàn giao tài sản khi khơng có sự tự nguyện của bên thế chấp. Nghị quyết 42/2017/QH14 đã mở được nút thắt cho quá trình xử lý bất động sản đó là quy định trình tự, thủ tục ngân hàng thu giữ bất động sản (có sự hỗ trợ của UBND và Cơng an); nhưng lại thắt một nút mới chính là: Một trong các điều kiện cần phải có khi

ngân hàng thu giữ bất động sản: Hợp đồng thế chấp có thỏa thuận bên thế chấp đồng ý để ngân hàng thu giữ bất động sản thế chấp để xử lý, đây là điều kiện không

mở ra sự thuận lợi cho ngân hàng vì đa số hợp đồng tín dụng của các ngân hàng đã ký trước đó đều khơng có nội dung thỏa thuận trên. Trong khi đó, để có được thỏa thuận ngân hàng được quyền thu giữ bất động sản thế chấp khi tiến hành xử lý bất động sản là điều không dễ dàng. Thiết nghĩ, Nghị quyết chỉ cần quy định cụ thể cách thức ngân hàng tiến hành thu giữ bất động sản. Quyền thu giữ đã được điều chỉnh bởi các văn bản về giao dịch bảo đảm trước đó, nội dung thỏa thuận ngân hàng có quyền xử lý bất động sản thế chấp trong hợp đồng thế chấp đã bao gồm quyền thu giữ bất động sản thế chấp.

Điều mà hầu như các ngân hàng khơng mong muốn nhưng phải thực hiện đó là khởi kiện đến Tòa án để giải quyết tranh chấp. Thủ tục tố tụng kéo dài, qua nhiều cấp xét xử, thi hành bản án, quyết định của Tịa án chậm; khơng có thời hạn cho án tạm đình chỉ nếu xuất hiện lý do tạm đình chỉ... Do đó, cần có thủ tục rút gọn cho giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng vì đây là tranh chấp rõ ràng, các bên thừa nhận. Bên cạnh đó, cần quy định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có thiếu trách nhiệm, vi phạm trong hoạt động nghề nghiệp, cung cấp thông tin sai sự thật, có hành vi gian dối, vi phạm đạo đức, pháp luật... sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng an tồn và hiệu quả hơn.

Cuối cùng, đổi mới cách thức thông đạt pháp luật. Để hoạt động xét xử của các cơ quan tư pháp hiệu quả, chất lượng nhằm hạn chế sai sót, kéo dài thời gian bởi nhiều cấp xét xử. Khi đạo luật mới được ban hành cần phải tập huấn nhất quán, tạo sự thống nhất trong nhận thức và áp dụng. Tăng cường thẩm phán có chun mơn, năng lực xét xử cấp sơ thẩm. Điều này góp phần đáng kể cho hiệu quả công tác xử lý bất động sản ngân hàng nói riêng, của q trình giải quyết tranh chấp tại Tịa án nói chung.

Lời kết: Trong giới hạn của luận văn thạc sỹ, với những kiến thức cịn hạn hẹp và thời gian có hạn, chắc rằng luận văn sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót hoặc những nhận định mang tính chủ quan. Tác giả rất mong nhận được những lời góp ý, phản biện từ q Thầy, Cơ, cùng các bạn có quan tâm, để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện và ý nghĩa hơn. Tác giả hy vọng rằng, luận văn sẽ đóng góp một phần nào đó cho hiệu quả của quá trình xử lý bất động sản thế chấp của ngân hàng và hoàn thiện hơn nữa pháp luật trong tương lai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Agribank, 2016. Quyền xử lý tài sản bảo đảm: Những khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị. Thời báo ngân hàng. http://thoibaonganhang.vn/quyen-xu-ly-

tai-san-bao-dam-nhung-kho-khan-vuong-mac-va-de-xuat-kien-nghi- 57244.html.

2. Anh Minh, 2017. Bất cập trong tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Kiểm sát online. http://kiemsat.vn/bat-cap-trong-tam-dinh-chi-giai-quyet-vu-an-dan-su- 47018.html.

3. Bùi Đức Giang, 2015. Một số bất cập trong quy định về xử lý tài sản bảo đảm nhìn từ thực tiễn. Tạp chí ngân hàng, Số 1, trang 44-47.

4. Bùi Đức Giang, 2016. Mong manh cơ chế bảo vệ bên thứ ba ngay tình. Thời báo kinh tế Sài Gòn. http://www.thesaigontimes.vn/146581/Mong-manh-co- che-bao-ve-ben-thu-ba-ngay-tinh.html.

5. Bùi Đức Giang, 2017. Xử lý tài sản bảo đảm theo Bộ luật dân sự 2015. Tạp chí Cơng nghệ Ngân hàng, số 1 + 2, trang 97-99.

6. Đỗ Hồng Thái, 2008. Vấn đề xử lý vật chứng là tài sản bảo đảm tiền vay nhìn từ một vụ án. Tạp chí ngân hàng số 21.

https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/11/29/2021-2/.

7. Hồ Quang Huy, 2017. Một số suy nghĩ về quyền xử lý tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng. Bộ Tư pháp. http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien- cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2153.

http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/xay-dung-phap-luat.aspx?ItemID=270

8. Huỳnh Trung Hậu, 2016. Tìm hiểu một số điểm mới về chế định tài sản trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015. Tạp chí Khoa học giáo dục, Cảnh sát nhân dân, số 72.

9. Lê Minh Hưng, 2017. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng làm rõ những vấn đề Đại biểu Quốc hội quan tâm về dự thảo Nghị quyết nợ xấu. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

tình khi giao dịch dân sự vô hiệu.

http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2230 11. Mai Phương, 2018. Nghị quyết 42 tác động thế nào đến các ngân hàng thương

mại. http://bnews.vn/nghi-quyet-42-tac-dong-the-nao-toi-cac-ngan-hang- thuong-mai-/55200.html.

12. Ngô Thị Minh Thảo, 2018. Bàn về vấn đề thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo đảm trước thời điểm bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực. Cơng ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). http://sbvamc.vn/ban-ve-van-de-thu-giu-tai-san-bao-dam-de-xu-ly-theo-thoa- thuan-tai-hop-dong-bao-dam-truoc-thoi-diem-bo-luat-dan-su-2015-co-hieu-luc/.

13. Nguyễn Minh Tuấn, 2016. Bình luận Khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015. Hà Nội: Nhà xuất bản Tư pháp.

14. Nguyễn Ngọc Điện, 2012. Quy định về xử lý tài sản bảo đảm trong nghị định số 163/2006/NĐ-CP và những vấn đề vần giải quyết tại thông tin liên tịch hướng dẫn xử lý tài sản bảo đảm. Tạp chí Khoa học pháp lý – Trường Đại học Luật

Tp. Hồ Chí Minh, Số 04, trang 24-27.

15. Nguyễn Quang Hương Trà, 2016. Một số điểm mới của chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của Bộ luật Dân sự năm 2015, Cục đăng ký Quốc gia Giao dịch

bảo đảm – Bộ Tư pháp. http://dkqg.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-

doi.aspx?ItemID=49#. [Ngày truy cập: 21/3/2016].

16. Nguyễn Thị Gấm, 2016. Xử lý tài sản bảo đảm trong tranh chấp hợp đồng tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, số 13, trang 30-33.

17. Nguyễn Thị Lệ Thu, 2013. Phương thức xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại các ngân hàng thương mại. Lý luận và thực tiễn. Luận văn Cử nhân. Trường Đại học Luật Tp. HCM.

18. Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Thị Ngọc Diệu, Phạm Hồng Minh Hoàng, 2017. Thực trạng xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các ngân hàng thương mại. Tạp chí Tài chính. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-

luan/thuc-trang-xu-ly-tai-san-bao-dam-tien-vay-tai-cac-ngan-hang-thuong-mai- 122276.html.

19. Nguyễn Thị Thái Hưng, 2015. Rủi ro của ngân hàng thương mại khi nhận một số loại tài sản bảo đảm/ Nguyễn Thị Thái Hưng. Tạp chí ngân hàng, Số 13,

tr.16 -20.

20. Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ, 2017. Bình luận Khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015. Hà Nội: Nhà xuất bản Công an nhân dân.

21. Nguyễn Xuân Tùng, 2018. Nhiều “điểm nghẽn” cần tháo gỡ trong thi hành án dân sự. Bộ Tư pháp. http://www.moj.gov.vn/UserControls/News/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/ qt/tintuc/Lists/HoatDongCuaCacDonViThuocBo&ListId=3a1800e5-1e0c-47a3- b925-83581493f9e3&SiteId=b11f9e79-d495-439f-98e6- 4bd81e36adc9&ItemID=2936&SiteRootID=b71e67e4-9250-47a7-96d6- 64e9cb69ccf3.

22. Phạm Thị Hồng Đào, 2016. Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại ngân hàng. Bộ Tư pháp. http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao- doi.aspx?ItemID=2054.

23. Phạm Thị Hồng Đào, 2018. Quy định về lãi suất, phạt vi phạm hợp đồng vay tài sản, theo BLDS năm 2015 và những vướng mắc. Bộ Tư pháp. http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2289.

24. Phạm Tuấn Anh, 2017. Bảo vệ quyền lợi của các tổ chức tín dụng với tư cách là người nhận bảm đảm ngay tình. Tạp chí ngân hàng.

https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcnh/tcnh_chitiet?le ftWidth=20%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=SBV306 372&rightWidth=0%25&centerWidth=80%25&_afrLoop=3356809752351000 #%40%3F_afrLoop%3D3356809752351000%26centerWidth%3D80%2525%2 6dDocName%3DSBV306372%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D 0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl- state%3Dzxs91vz6w_9.

25. Trần Thị Huệ, 2008. Quyền sở hữu và quyền năng của chủ sở hữu. Thông tin pháp luật Dân sự. https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/01/03/35325/. 26. Trần Thị Thụy Anh, 2006. Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ

chức tín dụng – Thực trạng và hướng hoàn thiện. Luận văn Thạc sỹ. Trường Đại học Luật Tp. HCM.

27. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Nhà nước và pháp lt, Nxb. Cơng an nhân dân, Hà Nội, 2002.

28. Trương Thanh Đức, 2017. Luẩn quẩn quyền thu giữ tài sản bảo đảm. http://tinnhanhchungkhoan.vn/tien-te/luan-quan-quyen-thu-giu-tai-san-bao- dam-203346.html.

29. Tưởng Duy Lượng. Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự bị vơ hiệu trong dự thảo Bộ luật dân sự. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/81/727. Nguồn từ Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao: http://toaan.gov.vn.

30. Vũ Thị Anh Đào, 2017. Thực trạng pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại từ thực tiễn tại Ngân hàng Á Châu. Luận văn thạc sỹ. Khoa Luật –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật và thực tiễn xử lý bất động sản thế chấp đảm bảo khoản vay của ngân hàng thương mại (Trang 62 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)