Kê biên tài sản bảo đảm THA đối với bất động sản thế chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật và thực tiễn xử lý bất động sản thế chấp đảm bảo khoản vay của ngân hàng thương mại (Trang 49 - 50)

2.3 Xử lý bất động sản thế chấp trong những trường hợp đặc biệt

2.3.3.3 Kê biên tài sản bảo đảm THA đối với bất động sản thế chấp

Tương tự, trong việc hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự thì việc kê biên tài sản bảo đảm của bên phải thi hành án cũng được Nghị quyết 42/2017/QH14 tạo ra một cơ chế đặc biệt.

Theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008, được sửa đổi bổ sung năm 201442: Trong trường hợp người phải thi hành án khơng cịn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng khơng đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.

Thế nhưng, để đảm bảo quyền lợi cho ngân hàng và thúc đẩy xử lý nợ xấu Nghị quyết 42/2017/QH14 đã mở ra một điều kiện tốt đó là: Các bất động sản đảm bảo cho khoản nợ xấu của bên phải thi hành án đang bảo đảm nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng không bị kê biên để thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định Luật thi hành án dân sự trừ hai trường hợp: (1) thi hành bản án, quyết định cấp dưỡng, bồi thường

thiệt hại về tính mạng, sức khỏe; (2) Có sự đồng ý của ngân hàng. Điều kiện thứ hai

là điều kiện thể hiện tơn trọng quyền của tổ chức tín dụng, Cơ quan thi hành án có cũng có thể kê biên bất động sản thế chấp nếu ngân hàng đồng ý.

Nếu áp dụng pháp luật về thi hành án thì các trường hợp trên dù khoản vay

có bất động sản bảo đảm chưa đến hạn trả nợ hoặc khách hàng đang thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ vẫn bị Cơ quan thi hành án tiến hành kê biên, xử lý để nếu giá trị bất động sản thế chấp cao hơn khoản vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật và thực tiễn xử lý bất động sản thế chấp đảm bảo khoản vay của ngân hàng thương mại (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)