Thời kỳ từ năm 1976 đến nay

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ luật học, đào tạo theo chuẩn AUN – www law ueh edu vn (Trang 27 - 28)

1.2. Pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

1.2.3.4. Thời kỳ từ năm 1976 đến nay

Đây là thời kỳ đất nƣớc ta đƣợc hồn tồn đƣợc giải phóng, cả nƣớc chung sức bắt tay vào công cuộc kiến thiết đất nƣớc.

Từ sau năm 1975, cả nƣớc bƣớc vào thời kỳ quá độ đi lên CNXH. công tác dân tộc một lần nữa đƣợc khẳng định và bổ sung cụ thể hóa trong nghị quyết Đại hội IV của Đảng (1976): “Thực hiện triệt để quyền bình đẳng về mọi mặt các dân tộc đồn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ”. Đây là thể hiện sự nhất quán trong đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta luôn lấy sự đồn kết và bình đẳng dân tộc làm kim chỉ nam cho mọi hành động, tạo những điều kiện cần thiết để xóa bỏ tận gốc sự chênh lệch về trình độ, kinh tế và văn hóa - xã hội giữa các dân tộc (54 dân tộc), đƣa miền núi tiến kịp miền xuôi, vùng cao tiến kịp đồng bằng.

Năm 1986, đất nƣớc ta tiến hành công cuộc đổi mới. Quan điểm về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc trong thời kỳ này đƣợc tập trung vào nhiệm vụ phát triển KT-XH, vùng đồng bào DTTS và miền núi… Vấn đề phát triển KT-XH đƣợc coi trọng trong công tác dân tộc là một trong những yếu tố tiên quyết có ý nghĩa trƣớc mắt và lâu dài, là cơ sở để thực hiện các mục tiêu và ngun tắc bình đẳng, đồn kết, tƣơng trợ giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc. Có phát triển KT- XH chúng ta mới có điều kiện để đảm bảo cuộc sống cho nhân dân các dân tộc, mới tạo đƣợc động lực để xây dựng khối đại đồn kết tồn dân tộc, góp phần xây dựng quê hƣơng, đất nƣớc ngày thêm giàu đẹp.

Những năm gần đây, Đảng và Nhà nƣớc đã đƣa ra nhiều Dự án, Chƣơng trình mục tiêu quốc gia nhằm bảo đảm thực hiện các chính sách dân tộc nhƣ: chính sách định canh, định cƣ, đào tạo nghề, giải quyết việc làm,... phủ xanh đất trống đồi trọc, xóa đói giảm nghèo… Nhờ những chính sách dân tộc đúng đắn đó, đã làm cho vùng đồng bào DTTS đạt đƣợc những thành tựu rất quan trọng.

Hiện nay, trên cơ sở vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nƣớc ta đã nghiên cứu và vạch ra đƣờng lối, xác định chủ trƣơng và hoạch định các chính sách đối với đồng bào dân tộc về cơ bản vừa phù hợp với tình hình phát triển đất nƣớc vừa gắn với đặc điểm của từng vùng, từng dân độc thiểu số. Tuy nhiên, khi triển khai, thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng và các chính sách đó, ở một số vùng, một số dân tộc trong những thời điểm nhất định đã bộc lộ khơng ít những thiếu sót. Triển khai và thực hiện pháp luật về ASXH đối với đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng khơng nằm ngồi nhận định này. Vì thế, đánh giá thực trạng và phát hiện những ƣu điểm, hạn chế và đề xuất các giải pháp cho việc triển khai, thực hiện pháp luật về ASXH đối với đồng bào Khmer tại Cà Mau là nhiệm vụ quan trọng của những ngƣời làm công tác dân tộc ở địa phƣơng. Góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật về ASXH đối với đồng bào DTTS nói chung, đồng bào Khmer nói riêng là thực hiện nhiệm vụ đó trong giai đoạn hiện nay (2017 - 2020) và giai đoạn năm 2021 - 2030.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ luật học, đào tạo theo chuẩn AUN – www law ueh edu vn (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)