Vai trò, ý nghĩa của pháp luật về an sinh xã hội đối với phát triển kinh tế xã

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ luật học, đào tạo theo chuẩn AUN – www law ueh edu vn (Trang 28 - 29)

1.2. Pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

1.2.4. Vai trò, ý nghĩa của pháp luật về an sinh xã hội đối với phát triển kinh tế xã

- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Về cơ bản, hệ thống pháp luật về ASXH đối với đồng bào DTTS khá toàn diện, bao quát các lĩnh vực. Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ cũng triển khai hàng loạt các Chƣơng trình, dự án nhằm tạo sự chuyển biến tích cực, cơ bản, tồn diện vùng có đơng đồng bào DTTS. Các pháp luật về ASXH dành đối với đồng bào DTTS và miền núi từ tập trung hỗ trợ trực tiếp (nhƣ chính sách trợ cƣớc, trợ giá và cấp không thu tiền một số mặt hàng thiết yếu cho ngƣời dân) chuyển sang vừa đầu tƣ phát triển và vừa hỗ trợ trực tiếp cho ngƣời dân (nhƣ hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ đời sống văn hóa của ngƣời dân “xây dựng nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng (Salatel)” và đào tạo cán bộ cơ sở, y tế, giáo dục, đào tạo nghề…).

Trong những năm qua, thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về công tác dân tộc, Nhà nƣớc ta đã triển khai thực hiện khá toàn diện các pháp luật về ASXH đối với đồng bào DTTS và miền núi, trong nổ lực cải thiện toàn diện điều kiện sống cho đồng bào DTTS và miền núi đƣợc Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành Trung ƣơng quan tâm, thực hiện kỳ quyết; đã có rất nhiều Dự án, Chƣơng trình, chính sách hỗ trợ đƣợc ban hành và triển khai thực hiện rộng khắp trên cả nƣớc. Trong đó, trọng tâm là thực hiện các Dự án, Chƣơng trình tập trung vào việc hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, tín dụng và giải quyết việc làm..., nâng cao thu nhập cho hộ đồng bào DTTS và miền núi; cụ thể hóa pháp luật về ASXH để

triển khai, thực hiện trong những năm qua và giai đoạn hiện nay; pháp luật về ASXH cơ bản đã góp phần tạo thu nhập cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất, kinh doanh và thoát nghèo bền vững.

Nhƣ vậy, pháp luật về ASXH đối với đồng bào DTTS và miền núi của Đảng và Nhà nƣớc là “Bình đẳng, đồn kết, tƣơng trợ giúp nhau cùng phát triển kinh tế - xã hội”. Đây là nguyên tắc cơ bản trong pháp luật về ASXH đối với đồng bào DTTS của Đảng, Nhà nƣớc ta; phấn đấu tạo điều kiện để các dân tộc cùng bình đẳng trong mọi hoạt động trong cộng đồng quốc gia thống nhất. Pháp luật về ASXH đối với đồng bào DTTS là chủ trƣơng, giải pháp phát triển KT-XH đối với dân tộc thiểu số nhằm đảm bảo sự thống nhất của cộng đồng quốc gia dân tộc và mở rộng quan hệ cộng đồng quốc tế. Pháp luật về ASXH đối với DTTS là chính sách tổng hợp, nhằm phát triển những mối quan hệ tốt đẹp bình đẳng, đồn kết, tƣơng trợ giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc, là chính sách vì lợi ích con ngƣời và vì vận mệnh của cộng đồng các dân tộc ở nƣớc ta, gắn liền với quá trình phát triển KT-XH theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa; đối với các pháp luật về ASXH khác chỉ mang tính giải quyết tức thời, ngắn hạn, trung hạn, hoặc giải quyết một vấn đề bức xúc của xã hội đang xảy ra nhƣ thiên tai, bão lụt..., pháp luật về ASXH đối với đồng bào DTTS bao hàm các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, quan tâm tới các giai tầng xã hội, các dân tộc trong cộng đồng; gắn với từng dân tộc cụ thể, trong điều kiện cụ thể, bối cảnh cụ thể. Xem xét, giải quyết từng vấn đề phải đặt trong mối quan hệ với các vấn đề khác, đảm bảo lợi ích của dân tộc, cộng đồng và quốc gia.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ luật học, đào tạo theo chuẩn AUN – www law ueh edu vn (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)