Thực tiễn triển khai thực hiện pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ luật học, đào tạo theo chuẩn AUN – www law ueh edu vn (Trang 42 - 46)

2.1.2.1 .Về đặc điểm cƣ trú

2.2. Thực tiễn triển khai thực hiện pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc

cung, tự cấp tự túc (Sản phẩm làm ra chỉ để phục vụ cho đời sống).

2.2. Thực tiễn triển khai thực hiện pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc Khmer đồng bào dân tộc Khmer

Qua thực tiễn công tác dân tộc, cũng nhƣ đã trình bày ở chƣơng 1, văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất về các chính sách đối với đồng bào DTTS hiện nay là Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ. Nghị định đã quy định nhiều chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có các chính sách là thành phần của pháp luật về ASXH đối với đối tƣợng này. Do đó, việc triển khai, thực hiện pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa phƣơng chính là triển khai, thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ.

2.2.1. Quán triệt và lập kế hoạch, đề xuất những giải pháp thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ

Sau khi Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về cơng tác dân tộc đƣợc ban hành và có hiệu lực, Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức quán triệt đầy đủ nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP đến tồn thể các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, công chức và hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc trong tỉnh. Qua đó, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và tranh thủ đƣợc sự đồng thuận của nhân dân về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh; định hƣớng rõ trách nhiệm của các đơn vị và địa phƣơng trong việc xây dựng và thực hiện các chƣơng trình, chính sách, dự án, đề án cụ thể đối với đồng bào dân tộc thiểu số; phát huy đƣợc vai trị của các tổ chức chính trị - xã hội trong cơng tác tun truyền, nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa phƣơng.

UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan khảo sát thực tế tại địa phƣơng, cơ sở, từng hộ dân để nắm bắt tình hình đời sống của đồng bào dân tộc; đồng thời kết hợp kiểm tra việc thực hiện các chính sách dân tộc tại một số xã thuộc Chƣơng trình 135, xã có đơng đồng

bào DTTS; nhằm nắm bắt tâm tƣ, nguyên vọng của đồng bào các dân tộc, những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vƣớng mắc của địa phƣơng để kịp thời chỉ đạo lập kế hoạch và đề ra các giải pháp trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc, góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cũng nhƣ xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Trong những năm qua, thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về công tác dân tộc, tỉnh Cà Mau đã triển khai thực hiện các pháp luật về ASXH đối với đồng bào DTTS, trọng tâm là chính sách thực hiện các Dự án, Chƣơng trình tập trung vào việc hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, tín dụng và giải quyết việc làm..., nâng cao thu nhập cho hộ đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn tỉnh; cụ thể hóa pháp luật về ASXH để triển khai, thực hiện trên địa bàn tỉnh Cà Mau, gồm có 06 nhóm pháp luật về ASXH cơ bản đã đƣợc triển khai nhƣ đã nêu trên, góp phần tạo thu nhập cho hộ đồng bào DTTS và hộ dân tộc Khmer nghèo, ổn định cuộc sống, phát triển KT-XH, thốt ngèo bền vững, góp phần vào cơng cuộc xây dựng nông thôn mới trên quê hƣơng Cà Mau.

2.2.2. Ban hành các văn bản triển khai thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ của Chính phủ

Trong giai đoạn 2011 - 2015, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành 08 Quyết định và 07 Kế hoạch chỉ đạo, điều hành việc triển khai, thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về cơng tác dân tộc. Trong đó, các Quyết định và Kế hoạch chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện pháp luật về ASXH đối với đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh bao gồm:

- Quyết định số 1087/QĐ-UBND ngày 16/7/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch phân khai hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đời sống khó khăn tỉnh Cà Mau.

- Quyết định số 113/QĐ-UBND ngày 20/01/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

- Quyết định số 1438/QĐ-UBND ngày 11/10/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện phân khai vốn hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đời sống khó khăn trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

- Quyết định số 940/QĐ-UBND ngày 12/7/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chƣơng trình hành động của Chính phủ về cơng tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2012 - 2016.

- Quyết định số 1591/QĐ-UBND ngày 22/10/2014 của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch thực hiện chính sách giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn trên địa bàn tỉnh Cà Mau theo tinh thần Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg thay thế Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg.

- Kế hoạch số 17/KH-UBND, ngày 16/5/2014 của UND tỉnh triển khai, thực hiện Đề án tăng cƣờng hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Kế hoạch số 14/KH-UBND ngày 06/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau triển khai thực hiện chiến lƣợc công tác dân tộc đến năm 2020.

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau, Ban Dân tộc và các sở, ban, ngành còn ban hành các văn bản pháp luật khác để hướng dẫn các địa phương thực hiện hiệu quả pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào các DTTS nói chung và dân tộc Khmer nói riêng trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

2.2.3. Kiện toàn bộ máy và huy động các nguồn lực cho việc thực hiện pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà luật về an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau

2.2.3.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan làm công tác dân tộc.

Thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (sau này là Nghị định số 24/2014/NĐ-CP); Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 1470/QĐ-UBND ngày 13/10/2008 về việc thành lập Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau.

Đối với cấp huyện, thành phố thực hiện Nghị định số 12/2010/NĐ-CP ngày 26/02/2010 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh Cà Mau tiến hành rà soát và tham mƣu thành lập 05 phòng Dân tộc gồm huyện: Trần Văn Thời, U Minh, Đầm Dơi, Thới Bình, thành phố Cà Mau; 04 huyện còn lại chƣa đủ điều kiện về các tiêu chí thành lập phịng, đều có phân cơng 01 lãnh đạo Văn phòng hoặc 01 Chuyên viên Văn phịng HĐND- UBND huyện phụ trách theo dõi cơng tác dân tộc trên địa bàn huyện.

Thực hiện Thông tƣ liên tịch 07/2014/TTLT-UBDT-BNV ngày 22/12/2014 của Bộ trƣởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Bộ trƣởng Bộ Nội vụ hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh, cấp huyện; Ban Dân tộc tỉnh và phòng Dân tộc các huyện, thành phố đã tham mƣu UBND cùng cấp ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

cấu tổ chức của Ban Dân tộc tỉnh và phòng Dân tộc các huyện, thành phố. Trên cơ sở đó, Ban Dân tộc tỉnh và phòng Dân tộc các huyện, thành phố sắp xếp và kiện toàn tổ chức, cán bộ, biên chế nhằm đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao.

Hiện nay, cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan Ban Dân tộc tỉnh gồm Ban lãnh đạo và 05 phịng chun mơn: Văn phịng, Thanh tra, Chính sách Dân tộc, Kế hoạch Tổng hợp, Tuyên truyền và Địa bàn. Số lƣợng biên chế cơ quan Ban Dân tộc tỉnh đƣợc giao là 22 ngƣời (trong đó, có 02 hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ- CP) và 03 hợp đồng đặc thù là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Đối với phòng Dân tộc các huyện, thành phố biên chế đƣợc giao là 05 ngƣời (biên chế).

Trong những năm qua, cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh, cấp huyện đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao; đã tham mƣu UBND cùng cấp thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nƣớc về dân tộc và triển khai thực hiện pháp luật về ASXH đối với đồng bào dân tộc ngày càng chặt chẽ và hiệu quả; góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần đối với đồng bào dân tộc thiểu số và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng23.

2.2.3.2. Huy động và sử dụng các nguồn lực.

Bên cạnh việc thực hiện các chính sách đầu tƣ cho vùng dân tộc thiểu số, tỉnh còn ban hành Quyết định số 494-QĐ/TU ngày 14/4/2009, Quyết định 551- QĐ/TU ngày 17/6/2009 phân cơng các sở, ban, ngành, đồn thể, doanh nghiệp cấp tỉnh phụ trách xã, phƣờng, thị trấn có đơng đồng bào dân tộc Khmer và có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao; qua đó nhằm huy động nguồn lực đầu tƣ cho vùng dân tộc thiểu số. Trong gần 05 năm triển khai thực hiện đã đem lại một số kết quả nhƣ sau:

Phối hợp trong bố trí, sắp xếp, phân cơng cán bộ, xây dựng thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, trong 5 năm đã đƣa 764 lƣợt cán bộ đi đào tạo trình độ chun mơn nghiệp vụ, lý luận chính trị và 897 lƣợt cán bộ cập nhật bồi dƣỡng kiến thức.

Các đơn vị cấp tỉnh phối hợp với cấp huyện, xã thực hiện có hiệu quả cơng tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân, hỗ trợ 218 triệu đồng để tổ chức trợ giúp pháp lý lƣu động, phát 2.000 tờ gấp pháp luật. Tổ chức 25 lớp tập

23 Báo cáo của Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau (2015) Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định 05/2011giai đoạn 2011-2015. Cổng thông tin điện tử Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau: www.camau.gov.vn

huấn cho 1.784 lƣợt cán bộ về kỹ năng thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm sốt thủ tục hành chính, bồi dƣỡng kiến thức pháp luật cho thanh thiếu niên.

Triển khai thực hiện Thông tƣ số 23/2012/TT-BCA quy định về khu dân cƣ, xã phƣờng, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trƣờng đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự, đến nay có 85,6% tổ chức đăng ký thực hiện. Xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, thƣờng xuyên kiểm tra, kiểm soát, giữ vững an ninh - chính trị bảo đảm trật tự an tồn - xã hội. Một số đơn vị hỗ trợ phƣơng tiện công cụ để lực lƣợng cơng an viên và dân phịng thực hiện nhiệm vụ, củng cố kiện toàn 854 tổ nhân dân tự quản, 10 tổ dân phố, 6 đội dân phịng, 43 ban bảo vệ ấp khóm...

Các đơn vị cấp tỉnh phối hợp với cấp huyện, xã, tổ chức rà soát, khảo sát

hƣớng dẫn nhân dân sản xuất phù hợp với quy hoạch, điều kiện của từng địa phƣơng. Phối hợp tổ chức 208 lớp tập huấn, hƣớng dẫn cho hơn 9.000 nông dân về phƣơng pháp ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; phƣơng pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi … tổ chức các đồn nơng dân đi nghiên cứu học tập các mơ hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao ở trong, ngoài tỉnh; hƣớng dẫn thành lập 02 hợp tác xã, 32 tổ hợp tác sản xuất, đồng thời củng cố kiện toàn, nâng cao chất lƣợng hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác, câu lạc bộ sản xuất. Phối hợp tổ chức 36 lớp dạy nghề, tƣ vấn việc làm cho 2.827 ngƣời; giới thiệu 7.793 ngƣời lao động đi làm việc trong và ngồi tỉnh. Hƣớng dẫn nơng dân lập các dự án vay vốn sản xuất, phát triển chăn nuôi, đƣợc Ngân hàng giải ngân cho 258 hộ vay trên 3,1 tỷ đồng24

.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ luật học, đào tạo theo chuẩn AUN – www law ueh edu vn (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)