Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ luật học, đào tạo theo chuẩn AUN – www law ueh edu vn (Trang 77 - 88)

2.3.5.1 .Quá trình thực hiện và kết quả

3.3. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị

3.3.2. Một số kiến nghị

Chính phủ xem xét Quy định bổ sung 01 biên chế chuyên trách cho các xã đặc biệt khó khăn để phụ trách cơng tác dân tộc nhằm đảm bảo cơng tác tham mƣu cho cấp ủy, chính quyền thực hiện tốt cơng tác dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn; góp phần tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số đƣợc thụ hƣởng kịp thời, đầy đủ, đúng quy định các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và pháp luật về ASXH đối với đồng bào dân tộc Khmer tại Cà Mau.

Các Bộ, ngành Trung ƣơng chƣa xây dựng Thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện các nhóm chính sách quy định tại Nghị định số 05/2011/NĐ-CP cần triển khai xây dựng và ban hành để địa phƣơng làm cơ sở triển khai thực hiện pháp luật về ASX H trong thời gian tới.

Cần xem xét tiếp tục thực hiện các chƣơng trình, chính sách dân tộc giai đoạn 2016 - 2020 và tập trung thành một pháp luật về ASXH lớn không nên dàn trãi và manh mún.

Đề xuất các Bộ, ngành Trung ƣơng sớm ban hành văn bản hƣớng dẫn thực hiện quy định tại Nghị định số 49/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Ủy ban Dân tộc sớm hồn chỉnh dự thảo Luật Dân tộc để trình Quốc hội ban hành tạo cơ sở pháp lý vững chắc, lâu dài cho công tác dân tộc.

Các Bộ, ngành Trung ƣơng nghiên cứu đề xuất Chính phủ ban hành Đề án về Phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tƣợng đặc thù đƣợc quy định tại điều 17 của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; có chính sách ƣu đãi, khuyến khích ngƣời tham gia PBGDPL cho đồng bào dân tộc. Bên cạnh đó, xây dựng, củng cố kiện tồn và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực thực hiện PBGDPL cho đồng bào dân tộc ở các Bộ, ngành và địa phƣơng; tăng cƣờng công tác kiểm tra, hƣớng dẫn địa phƣơng về PBGDPL cho đồng bào các dân tộc.

Xem xét dành một khoản kinh phí hỗ trợ thêm cho hoạt động trợ giúp pháp lý khi tham gia trợ giúp pháp lý lƣu động. Đào tạo đội ngũ ngƣời thực hiện trợ giúp pháp lý biết thêm các thứ tiếng của đối tƣợng ngƣời dân tộc thiểu số.

Các Bộ, ngành Trung ƣơng xem xét, điều chỉnh tăng định mức hỗ trợ về đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng.

Cụ thể hóa các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về đất đai, tránh chồng chéo, thiếu đồng bộ; có chính sách phù hợp thay thế các chính sách nhỏ lẻ, đồng thời có giải pháp hợp nhất và lồng ghép các pháp luật về ASXH, chính sách tín dụng, đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nƣớc sinh hoạt, đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số để tạo nên những giải pháp đồng bộ vừa giải quyết đƣợc vấn đề đất đai, vừa ổn định đƣợc đời sống của đồng bào các dân tộc, góp phần củng cố khối đại

đoàn kết dân tộc đƣợc tốt hơn; thực hiện pháp luật về ASXH đối với đồng bào DTTS trên nguyên tắc bình đẳng, đồn kết, tơn trọng, giúp nhau cùng phát triển.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở đánh giá của UBND tỉnh Cà Mau về việc triển khai, thực hiện pháp luật về ASXH, Nghị định số 05 /2011/NĐ-CP giai đoạn 2011 - 2015 và thực trạng triển khai, thực hiện pháp luật về ASXH đối với đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 - 2015, chƣơng 3 đã đánh giá những ƣu điểm, thành cơng và ý nghĩa cũng nhƣ hạn chế, khó khăn, vƣớng mắc và nguyên nhân của công tác triển khai, thực hiện pháp luật về ASXH đối với đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 - 2015.

Từ những đánh giá trên, đặc biệt là đánh giá về những hạn chế, khó khăn, vƣớng mắc và nguyên nhân của công tác triển khai, thực hiện phấp luật về ASXH đối với đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh, chƣơng 3 đã đề xuất một số giải pháp cho công tác này, bao gồm: (i) Xây dựng phƣơng án tạo quỹ đất ở, đất sản xuất để thực hiện chính sách hỗ trợ cho hộ dân tộc Khmer nghèo; (ii) Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh ở các vùng dân tộc Khmer; (iii) Tăng cƣờng đầu tƣ phát triển kết cấu hạn tầng vùng dân tộc Khmer; (iv) Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành phi nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc Khmer; (v) Nâng cao dân trí; đào tạo nghề và giải quyết việc làm đối với đồng bào dân tộc Khmer; (vi) Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị vùng đồng bào dân tộc Khmer.

Chương 3 của Luận văn cũng nêu một số kiến nghị đến Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, các Bộ ngành Trung ương và Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau một số kiến nghị để thơng qua đó góp phần giúp cơng tác triển khai, thực hiện pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau và các địa phương khác hiệu quả hơn; từ đó thực hiện tốt chủ trương, đường lối dân tộc của Đảng, bảo đảm an sinh xã hội phát triển kinh tế, văn hóa các vùng DTTS và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Song song đó, để có cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng một đạo luật có giá trị pháp lý cao hơn về công tác dân tộc, nhằm thể chế hóa các chính sách đối với đồng bào DTTS đang sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn và miền núi..., góp phần phát triển KT-XH vùng có đơng đồng bào DTTS và miền núi ngày một hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN

Vấn đề dân tộc, đoàn kết dân tộc là vấn đề đã đƣợc Đảng ta xác định và có đƣờng lối đúng đắn ngay từ khi thành lập. Từ đó đến nay, mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng có những chủ trƣơng thích hợp về vấn đề dân tộc và Nhà nƣớc đã có những pháp luật về ASXH, chính sách phù hợp để hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển KT-XH hội đuổi kịp và ngang bằng với dân tộc đa số là dân tộc Kinh.

Hiện nay, Đảng và Nhà nƣớc có chủ trƣơng phát triển KT-XH, xóa đói giảm nghèo, tạo thu nhập bình đẳng giữa các dân tộc đối với các vùng đồng bào DTTS. Chủ trƣơng này đƣợc hiện thực hóa thơng qua triển khai, thực hiện pháp luật, chính sách đối với đồng bào DTTS, trong đó có pháp luật về an sinh xã hội.

Pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào DTTS về lý luận chƣa phải là một hệ thống riêng nhƣng các chính sách ASXH cụ thể của nó đã đƣợc xác định đầy đủ trong hệ thống các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay, các chính sách của Nhà nƣớc đối với đồng bào dân tộc thiểu số đã đƣợc thể chế hóa thành pháp luật và văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất hiên nay về công tác này là Nghị định số 05 /2011/NĐ-CP của Chính phủ.

Vì thế, nghiên cứu pháp luật về ASXH đối với đồng bào DTTS thực chất là nghiên cứu bộ phận của triển khai, thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ. Nghị định đó đã đƣợc Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau tiếp thu, triển khai và thực hiện đối với đồng bào các dân tộc, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer trên địa bản tỉnh từ đầu năm 2011 đến nay.

Đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ trên địa bàn tỉnh Cà Mau là dân tộc thiểu số có dân số đơng nhất trong số các dân tộc thiểu số ở đây, nhƣng do đặc điểm riêng của dân tộc và do lịch sử để lại nên đời sống của đồng bào cịn nhiều khó khăn, kinh tế - xã hội các vùng đồng bào Khmer chậm phát triển, cần có sự ƣu tiên hỗ trợ thơng qua các chính sách đối với dân tộc thiểu số của tỉnh.

Trên cơ sở triển khai, thực hiện pháp luật về ASXH đối với đồng bào dân tộc thiểu số của Nhà nƣớc, tỉnh Cà Mau đã triển khai, thực hiện pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn và đã hoàn thành đúng tiến độ hầu hết các mục tiêu; thơng qua đó đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo thu nhập bình đẳng giữa đồng bào dân tộc Khmer với các dân tộc khác trên địa bàn tỉnh.

Đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã tiếp cận đƣợc pháp luật về ASXH, chƣơng trình, chính sách tín dụng ƣu đãi, giúp họ có vốn sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập gia đình, cải thiện cuộc sống; những hộ đồng bào Khmer thiếu đất ở, đất sản xuất đã đƣợc hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần; con em đồng bào các vùng dân tộc Khmer trong tỉnh đƣợc đến trƣờng đúng độ tuổi, chất lƣợng giáo dục tại các vùng DTTS đƣợc cải thiện và nâng lên, học sinh, sinh viên dân tộc Khmer nhận đƣợc nhiều ƣu đãi; các lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh đƣợc hỗ trợ từ ngân sách Nhà nƣớc, góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc; hầu hết ngƣời dân các vùng dân tộc Khmer đã đƣợc cấp thẻ bảo hiểm y tế, sinh đẻ của đồng bào dần dần theo kế hoạch, sức khỏe, tuổi thọ của đồng bào tăng lên rõ rệt; môi trƣờng sinh thái các vùng đồng bào Khmer đƣợc bảo vệ tốt, khai thác tài ngun tại những nơi đó ln đúng mức và đƣợc tái đầu tƣ đầy đủ. Đó là những thành quả mà pháp luật về ASXH đã đƣa lại cho các vùng đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong những năm qua, nhất là trong giai đoạn 2011 - 2015, giai đoạn mở đầu của triển khai, thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ.

Thành quả trên có đƣợc là kết quả tác động của nhiều lực lƣợng khác nhau trong đó pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau đƣợc triển khai thực hiện một cách đồng bộ, giữ vị trí trung tâm của những lực lƣợng đó. Triển khai, thực hiện pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc Khmer chính là thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng về vấn đề dân tộc và đã giúp cho cuộc sống của đồng bào dân tộc Khmer đang sinh sống trên địa bàn tỉnh ngày càng đi lên, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu: xóa đói giảm nghèo, tăng trƣởng kinh tế, phát triển văn hóa - xã hội, giáo dục, đảm bảo sức khỏe, việc làm, ổn định trật tự, an tồn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, bảo vệ cảnh quan mơi trƣờng,... trên địa bàn của tỉnh Cà Mau.

Tuy nhiên, hiệu quả triển khai, thực hiện pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào DTTS nói chung, đồng bào dân tộc Khmer nói riêng trên địa bàn tỉnh Cà Mau là vẫn thấp so với các mục tiêu đề ra: số hộ đồng bào Khmer nghèo thiếu đất và tƣ liệu sản xuất cịn nhiều, số hộ đồng bào DTTS, trong đó đa số là hộ dân tộc Khmer có nhu cầu vay vốn sản xuất chƣa đƣợc vay hoặc vay chƣa đáp ứng nhu cầu vẫn còn lớn; cơ sở vật chất của các trƣờng học tại các phum, sóc đồng bào Khmer vùng sâu, vùng xa còn thiếu thốn, sinh viên hệ cử tuyển và sinh viên là DTTS ra trƣờng chƣa có việc làm vẫn cịn cao; một số trạm y tế vùng đồng bào Khmer chƣa

có bác sĩ là ngƣời dân tộc thiểu số, cơ sở vật chất và thuốc men chƣa đầy đủ; trình độ dân trí và mức thụ hƣởng văn hóa của một bộ phận trong vùng đồng bào dân tộc Khmer còn thấp; nạn khai thác bừa bãi tài nguyên dẫn đến làm môi trƣờng sống xuống cấp diễn ra ở một vài vùng đồng bào Khmer. Bên cạnh đó, một số đồng bào cịn trơng chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của Nhà nƣớc đã góp phần làm cho việc triển khai, thực hiện pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc chƣa thật sự hiệu quả.

Từ đánh giá thực trạng nhƣ đã nêu, luận văn đã tìm ra đƣợc những hạn chế, khó khăn và khiếm khuyết của công tác triển khai, thực hiện pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau làm cơ sở đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm góp phần giúp cho khả năng thực thi của cơng tác này trên địa bàn tỉnh có hiệu quả hơn trong thời gian tiếp theo.

Nhƣ thế, luận văn đã giải quyết đƣợc mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu, chứng minh đƣợc giả thuyết nghiên cứu đặt ra từ đầu. Tuy nhiên, vấn đề pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số chƣa từng đƣợc nghiên cứu bởi một tác giả có uy tín nào nên quá trình thực hiện luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết về nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự lƣợng thứ của quý vị và sẵn sàng tiếp thu các ý kiến đóng góp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan An (1991), Một số vấn đề kinh tế xã hội của vùng nông thôn Khmer

đồng bằng sông Cửu Long, In trong Vấn đề dân tộc ở đồng bằng sông Cửu

Long, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.120 – 121.

2. Mạc Tiến Anh (2005), Khái luận chung về Bảo hiểm xã hội, Tạp chí Bảo hiểm xã hội các số 01/2005, 02/2005 và 04/2005).

3. Hồng Chí Bảo (2010), Quản lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Đề tài KX02.02/06-10.

4. Báo cáo của Ủy ban Dân tộc (2015) Tổng kết 5 năm triển khai thực hiện Nghị định số 05/2011giai đoạn 2011-2015.

5. Báo cáo của Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau (2015) Tổng kết 5 năm thực hiện

Nghị định 05/2011giai đoạn 2011-2015.

6. Ban Tƣ tƣởng - Văn hóa Trung ƣơng (2000), “Vấn đề dân tộc và chính sách

dân tộc của Đảng cộng sản Việt Nam”, Chƣơng trình chuyên đề dùng cho

cán bộ đảng viên cơ sở, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

7. Nguyễn Khắc Cảnh (1998), Phum sóc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long, Nxb. Giáo dục, tr. 36, 37.

8. Nguyễn Khắc Cảnh (2000), Sự hình thành cộng đồng người Khmer Nam

bộ , Nxb. ĐHQG TPHCM, tr. 221.

9. Phạm Huy Châu (2007), Về khái niệm dân tộc và chủ nghĩa dân tộc, Tạp chí Triết học, số 11/2007, (198).

10. Nguyễn Tấn Dũng, Đảm bảo ngày càng tốt hơn ASXH và phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, Tạp chí Cộng sản, Số 815 (9/2010), tr3.

11. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Cƣơng lĩnh Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà xuất Chính trị quốc gia - Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Lan Hƣơng, năm 2009, Chiến lƣợc an sinh xã hội Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020, Tạp chí Lao động và xã hội, số 19, quý II, 2009, tr2

14. Khoa Dân tộc (1995), “Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và

Nhà nước ta” (tập bài giảng chƣơng trình cử nhân chính trị), Phân Viện Hà

15. Đặng Vũ Liêm (1999),“Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ở các vùng dân tộc

và miền núi cải thiện đời sống nhân dân”, Tạp chí quốc phịng tồn dân số

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ luật học, đào tạo theo chuẩn AUN – www law ueh edu vn (Trang 77 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)