Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh vùng dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ luật học, đào tạo theo chuẩn AUN – www law ueh edu vn (Trang 72 - 74)

2.3.5.1 .Quá trình thực hiện và kết quả

3.3. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị

3.3.1.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh vùng dân tộc thiểu số

số.

Các hộ đồng bào dân tộc Khmer nghèo đƣợc cấp đất sản xuất, nên lồng ghép các chƣơng trình, dự án, đề án đang triển khai trong vùng đồng bào dân tộc Khmer để thực hiện có hiệu quả trong hoạt động giảm nghèo; nhằm phát huy hiệu quả sử dụng đất đƣợc cấp, hạn chế thấp nhất tình trạng cầm cố, sang nhƣợng đất đai, cần nâng cao trình độ sản xuất cho hộ nghèo đƣợc giao đất nhƣ đào tạo, tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; tập huấn kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ. Kết hợp với dự án khuyến nông cho ngƣời nghèo, Chƣơng trình 135 giai đoạn 3. Tiếp tục hỗ trợ giống

cây trồng, vật nuôi, vật tƣ sản xuất, hỗ trợ đầu tƣ trang thiết bị, máy móc, dụng cụ chế biến bảo quản sản phẩm sau thu hoạch cho hộ dân tộc nghèo đƣợc giao đất sản xuất. Tiếp tục mở các lớp đào tạo kỹ năng, nâng cao năng lực cộng đồng trong giám sát việc thực hiện chƣơng trình 135 cho đồng bào DTTS ở các ấp, xã đặc biệt khó khăn, và kỹ năng sản xuất giống lúa, sản xuất hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, nuôi tôm quảng canh và các ngành nghề, dịch vụ có hiệu quả khác.

Song song việc giao khốn đất phải có thời hạn (có thể 10 năm), cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời trên phần đƣợc cấp để đồng bào dân tộc thiểu số làm ăn, canh tác trên phần đất đó. Sau thời gian đó, các hộ dân tộc thiểu số đƣợc hỗ trợ chí thú làm ăn và canh tác ổn định trên phần đất đƣợc cấp thì xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính thức; trƣờng hợp hộ đƣợc hỗ trợ tự ý chuyển nhƣợng hoặc bỏ đi nơi khác sinh sống thì chính quyền địa phƣơng trình lên cấp trên thu hồi phần đất đó để xem xét, cấp cho đối tƣợng khác có nhu cầu.

Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tƣ vào vùng có điều kiện KT-XH hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, vùng DTTS để tạo thêm việc làm tại các địa phƣơng. Thực hiện có hiệu quả cơng tác đào tạo nghề, chuyển đổi nghề phi nông nghiệp, thu hút lao động vào các doanh nghiệp trên địa bàn…

3.3.1.3. Tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng vùng dân tộc Khmer.

Trong những năm qua, đƣợc sự quan tâm đầu tƣ của Trung ƣơng cũng nhƣ ở địa phƣơng, kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS đã đƣợc tăng cƣờng một bƣớc và có tác dụng nhất định đối với đời sống, sản xuất, giao thƣơng hàng hóa và cải thiện đƣợc cuộc sống cho đồng bào DTTS, đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer nghèo.

Tuy nhiên, trƣớc địi hỏi đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nông thôn, kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện cịn nhiều khó khăn, hạn chế, cơ bản vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu. Trung ƣơng, tỉnh cần quan tâm và đầu tƣ thỏa đáng về giao thơng vận tải, thủy nơng, điện, nƣớc… thì sự chuyển dịch kinh tế sẻ nhanh chóng phát triển. Điều đó cho thấy, vấn đề đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng đi trƣớc một bƣớc so với đầu tƣ sản xuất trực tiếp là một quá trình kinh tế, kỹ thuật có tính quy luật khách quan cần đƣợc coi trọng. Để thúc đẩy tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất vùng đồng bào DTTS, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ gia đình phát triển cần triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách có liên quan đến đồng bào dân tộc Khmer và vùng có đơng đồng bào DTTS đang sinh sống.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ luật học, đào tạo theo chuẩn AUN – www law ueh edu vn (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)