Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần phát triển phần mềm sinh viên học sinh đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 48)

2.3.1. Các nhân tố bên ngoài

2.3.1.1. Các yếu tố chính trị, pháp luật

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có nền chính trị tương đối ổn định nhất thế giới. Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam của Nhà nước đã kêu gọi được nhiều nhà đầu tư, mở ra triển vọng phát triển cho nhiều ngành, trong đó có cả ngành CNTT. Đảng và Nhà nước đã và đang có những chính sách mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa, tham gia vào nhiều các tổ chức kinh tế quốc tế nhằm củng cố vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; đồng thời tập trung phát triển kinh tế xã hội với sự tham gia của các thành phần kinh tế theo định hướng XHCN nhằm duy trì tỷ lệ tăng trưởng GDP với tốc độ cao.

Ngành công nghiệp phần mềm được Đảng, Nhà nước xác định là ngành kinh tế tri thức, cơng nghệ cao, có vai trị quan trọng trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, được định hướng phát triển thành ngành kinh tế trọng điểm trong nền kinh tế quốc dân. Một loạt các giải pháp quan trọng được đề ra để tạo sức bật cho ngành như: phát triển thị trường, hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng viễn thông Internet, phát triển các sản phẩm, dịch vụ trọng điểm và đào tạo nhân lực…

Để theo kịp với sự phát triển của thế giới, Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách nhằm hỗ trợ hơn nữa cho sự phát triển của công nghiệp phần mềm như: Quyết định số 128/2000 QĐ-TTg về một số chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư, phát triển công nghiệp phần mềm; Chỉ thị số 58-CT/TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; Quyết định số 246/2005 QĐ-TTg về chiến lược phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 698/2009/QĐ - TTg ngày 1/6/2009 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông

Mặc dù trong thời gian qua Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm nhưng việc triển khai thực hiện thường thiếu đồng bộ và tiến độ rất chậm. Bên cạnh đó các quy định của luật pháp đơi khi cịn nhiều bất cập, cụ thể những quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền tác giả đã gây ra những lo ngại và nguy cơ rủi ro cao đối với các doanh nghiệp phần mềm. Vấn đề bảo vệ bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề mà nhà nước có vai trị quyết định. CNTT khơng thể phát triển bền vững được khi bản quyền và quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm CNTT bị vi phạm tràn lan.

Luật doanh nghiệp 2005 nhìn chung đã có sự cải thiện đáng kể, có khả năng chuyển tải thơng điệp sẵn sàng hội nhập cho nền kinh tế và là chỗ dựa tốt hơn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. Luật doanh nghiệp 2005 chú trọng đến mơi trường minh bạch, trung thực, tính bảo vệ người đầu tư cao hơn. Đặc biệt, công ty với lĩnh vực sản xuất phần mềm giáo dục đã nhận được sự hỗ trợ miễn giảm 100% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 05 năm đầu thành lập.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2011, Chính phủ và các tổ chức kinh tế, xã hội đẩy mạnh chương trình tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu, đặc biệt là chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ đã tác động mạnh tới môi trường kinh doanh, tạo nhiều áp lực, thách thức lớn đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp CNTT nói riêng.

2.3.1.2. Các yếu tố kinh tế

Suy thoái kinh tế thế giới đã tác động trực tiếp đến các nền kinh tế trong đó có Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam hiện đang là nền kinh tế có độ mở lớn và tốc độ mở nhanh, do đó dễ bị ảnh hưởng từ những biến động của thị trường thế giới.

Nếu như trong báo cáo về mơi trường kinh doanh tồn cầu “Best Countries for Business” vào tháng 9/2010 của Tạp chí Forbes thì Việt Nam tụt 5 bậc, xuống vị trí 118 trong số 128 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng thì cuối tháng 11/2010, Việt Nam nằm trong số mười nền kinh tế cải cách tốt nhất theo báo cáo

Báo cáo tháng 9/2010 của Forbes đánh giá cao nền kinh tế Việt Nam cũng như những nỗ lực của Chính phủ trong phát triển kinh tế theo hướng thị trường và hội nhập quốc tế. Tỷ lệ đóng góp của nơng nghiệp vào GDP giảm từ 25% năm 2000 xuống cịn 21% năm 2009, tỷ lệ đói nghèo cũng giảm cùng với các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế được áp dụng đối phó với suy thối kinh tế tồn cầu. Cịn theo đánh giá của IFC và WB, những cải thiện trong đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp, cấp phép xây dựng, cung cấp thông tin tín dụng... giúp Việt Nam dành được vị trí là 1 trong số 10 nền kinh tế cải cách tốt nhất khi tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi trong năm 2011.

Bảng 2.3: Số liệu kinh tế vĩ mô chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2010

Tên chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2010

GDP giá thực tế Tỷ đồng 1.144.014 1.477.717 1.658.389 1.980.914

GDP giá so sánh năm 1994 Tỷ đồng 461.443 489.833 516.566 551.609

Tốc độ tăng trưởng GDP % 8,46 6,31 5,32 6,78

Tỷ lệ lạm phát % 12,63 8,7 6,8 11,75

Vốn đầu tư giá thực tế Nghìn tỷ đồng 461,9 637,3 704,2 830,3

Trong đó đầu từ nước ngồi Nghìn tỷ đồng 74,1 189,9 181,2 214,5

“Nguồn: Tổng cục thống kê”

Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm từ 2007 đến 2009 của Việt Nam đạt trên 7,5%. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao và ổn định trên thế giới.

Tỷ lệ lạm phát năm 2009 và 2010 của Việt Nam tương đối cao. Lạm phát có xu hướng gia tăng đã làm cho giá cả các yếu tố đầu vào của công ty tăng lên đáng kể, làm cho tổng chi phí của cơng ty tăng lên tương ứng: chi phí vận chuyển, chi phí điện nước, chi phí ngun phụ liệu, chi phí nhân cơng... Tuy nhiên, những diễn biến gần đây cho thấy lạm phát nhìn chung đã được khống chế. Chính sách tài khóa và tiền tệ được Chính phủ điều hành linh hoạt theo cơ chế thị trường.

kinh tế. Bên cạnh đầu tư trong nước với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, đầu tư nước ngồi tại Việt Nam sẽ khơi phục và tiếp tục phát triển kéo theo nhu cầu và thúc đẩy thị trường ngành phần mềm tiếp tục phát triển. Việt Nam đang trở thành một địa chỉ đầu tư vào công nghệ thông tin đáng tin cậy.

2.3.1.3. Các yếu tố xã hội

Việt Nam có vị trí tại trung tâm giao lưu văn hóa, kinh tế, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong khu vực Đông Nam Á. Xã hội Việt Nam với nền tảng văn hóa Á Đơng đang chuyển biến theo hướng kết hợp hài hòa giữa hiện đại và bản sắc dân tộc. Sự giao lưu học hỏi với thế giới bên ngoài ngày càng được rộng mở. Sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin thúc đẩy xã hội Việt Nam ngày càng hòa nhập vào cộng đồng quốc tế. Với quy mô dân số trên 87 triệu người, cơ cấu dân số trẻ, trình độ nhận thức và học vấn ngày càng tăng, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao hứa hẹn một thị trường tiêu thụ tiềm năng. Tuy nhiên, xu hướng tiêu dùng ngày một đòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng của sản phẩm. Riêng sản phẩm phần mềm giáo dục phải đảm bảo tính giáo dục cao. Đây vừa là cơ hội giúp công ty nắm bắt nhu cầu, đồng thời vừa là thách thức nếu công ty không đáp ứng được sự kỳ vọng của xã hội.

Những năm qua, hưởng ứng chủ trương ứng dụng CNTT trong giảng dạy của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với chính sách tin học hóa trong nhà trường nên hầu hết các trường từ tiểu học đến đại học đều ứng dụng giảng dạy tin học trong nhà trường. Tất cả là cơ hội cho ngành phần mềm giáo dục phát triển.

2.3.1.4. Các yếu tố công nghệ

Trong bức tranh chung của các doanh nghiệp CNTT hàng đầu năm 2011 thì nhóm doanh nghiệp phần mềm vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khoảng 25% so với năm 2010. Sự phát triển của cơng nghệ thơng tin nhanh chóng, nhất là các phần mềm lập trình thiết kế ra các sản phẩm ứng dụng trong giáo dục đào tạo. Bên cạnh đó, xu hướng nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ phát triển khá mạnh

2.3.1.5. Đối thủ cạnh tranh

Số doanh nghiệp ngành phần mềm trong nước ngày một tăng. Nếu tính riêng Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đã có tới 185 doanh nghiệp thành viên, trong đó có 10 doanh nghiệp là sản xuất kinh doanh phần mềm giáo dục.

Các doanh nghiệp phần mềm giáo dục sản xuất tập trung vào các lĩnh vực mầm non, phổ thông, ngoại ngữ, tin học, kiến thức văn hóa xã hội và giải trí. Trong đó có năm doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm cùng loại với PMSV:

Một là công ty cổ phần tin học Nhà Trường:

- Trụ sở chính: Hà Nội, thành lập năm 1998.

- Sản phẩm: phần mềm cho lứa tuổi mầm non và học sinh phổ thông. - Năng lực sản xuất: 12 sản phẩm/năm.

- Nhân sự: tổng số lao động hiện có 30 người.

- Điểm mạnh: sở hữu thương hiệu mạnh, cùng với hệ thống chi nhánh tại Tp.HCM, các đại lý cửa hàng nhà sách phân phối ở nhiều thành phố trên cả nước.

Hai là công ty TNHH SXTM & DV Nguyên Đạt:

- Trụ sở chính: Tp.HCM, thành lập năm 1994.

- Sản phẩm: phần mềm học ngoại ngữ Tiếng Anh và học sinh phổ thông. - Năng lực sản xuất: 6 sản phẩm/năm.

- Nhân sự: tổng số lao động hiện có 10 người.

- Điểm mạnh: chú trọng công tác nghiên cứu thị trường, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm để phục vụ khách hàng và có thị phần về phần mềm học ngoại ngữ khá và có xu hướng tăng trong thời gian gần đây.

Ba là công ty TNHH tin học Hồ Gia:

- Trụ sở chính: Long An, thành lập năm 2005.

- Sản phẩm: phần mềm giáo trình học tin học và kiến thức văn hóa xã hội. - Năng lực sản xuất: 3 sản phẩm/năm.

Bốn là công ty tin học Lạc Việt:

- Trụ sở chính: Tp.HCM, thành lập năm 1994.

- Sản phẩm: phần mềm tra cứu từ điển và phần mềm học mầm non. - Năng lực sản xuất: 4 sản phẩm/năm.

- Nhân sự: tổng số lao động hiện có 300 người.

- Điểm mạnh: khả năng tài chính, thương hiệu uy tín về sản phẩm phần mềm từ điển trong cả nước. Các giải pháp cung cấp: giải pháp tích hợp hệ thống, giải pháp quản lý nguồn lực doanh nghiệp, giải pháp nội dung số, giải pháp thương mại và thanh tốn điện tử, giải pháp tích hợp hệ thống năng suất cao, từ điển...

Năm là công ty TNHH tin học NC:

- Trụ sở chính: Tp.HCM, thành lập năm 1996. - Sản phẩm: phần mềm học ngoại ngữ.

- Năng lực sản xuất: 3 sản phẩm/năm. - Nhân sự: tổng số lao động hiện có 5 người.

- Điểm mạnh: có bề dày kinh nghiệm sản xuất phần mềm học ngoại ngữ, có nhiều sản phẩm về học Tiếng Anh, Tiếng Hoa, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn.

2.3.1.6. Khách hàng

Căn cứ theo đối tượng sử dụng thì khách hàng của cơng ty bao gồm các bé học mầm non, học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp, sinh viên cao đẳng, đại học, những người yêu thích tin học, những người học ngoại ngữ và những người thích khám phá tìm hiểu các kiến thức văn hóa xã hội.

Căn cứ theo đối tượng tiêu thụ sản phẩm thì khách hàng của công ty là các đại lý nhà sách, các cửa hàng CD Rom trên toàn quốc, các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và cao đẳng đại học tại Tp.HCM.

Bên cạnh đó, cơng ty cịn gia cơng, thiết kế một số sản phẩm cho một số công ty, tổ chức và cá nhân khác khi có nhu cầu. Ví dụ: Tập sách Bé yêu động vật và Những câu hỏi vì sao cho Công ty dầu ăn Tường, Phần mềm đào tạo nhân viên cho

2.3.1.7. Nhà cung ứng

Nguyên phụ liệu sản xuất của ngành phần mềm chiếm 20% giá trị của sản phẩm, trong đó gồm ngành dập đĩa và in ấn bao bì sản phẩm phần mềm.

Các đĩa trắng và đĩa dập hiện nay rất đa dạng và nhiều nhà cung cấp với nhiều chất lượng khác nhau, chủ yếu là đĩa của Trung Quốc và trong nước. Bên cạnh đó, bao bì sản phẩm hộp nhựa có xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc với chất lượng không đồng đều.

Với thực trạng ngành sản xuất nguyên phụ liệu trong nước chưa phát triển tốt là do việc tổ chức cung ứng nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp sản xuất ngành phần mềm chưa được Nhà nước và các doanh nghiệp quan tâm thỏa đáng.

2.3.1.8. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những công ty trước đây kinh doanh sản phẩm khác, bây giờ kinh doanh sản phẩm phần mềm giáo dục. Thông thường các doanh nghiệp này có tiềm lực tài chính mạnh. Sức ép cạnh tranh này lớn hay nhỏ là do khi tham gia thị trường, doanh nghiệp đó phải chi phí nhiều hay ít và mức độ phản ứng của các doanh nghiệp khác khi doanh nghiệp ấy tham gia thị trường. Những doanh nghiệp này mang đến cho ngành sản xuất phần mềm năng lực sản xuất mới, đồng thời cũng đòi hỏi một thị trường nhất định.

2.3.1.9. Sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là sản phẩm có cơng dụng tương tự. Vì là nhóm sản phẩm mang tính cơng nghệ cao nên giao diện thiết kế phần mềm sẽ tiếp tục thay đổi với tốc độ cao hơn. Đồng thời, việc lựa chọn công nghệ thiết kế hình ảnh 2 chiều và 3 chiều (2D và 3D) sẽ là một việc quan trọng trong xu hướng phát triển chung. Điều đó đã đặt các nhà sản xuất trước lựa chọn là phải quan tâm đầu tư nghiên cứu thị trường, phát triển công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm. Bởi lẻ, nếu lợi nhuận của sản phẩm thay thế lớn thì sức ép cạnh tranh lớn. Nếu nhà sản xuất sản phẩm thay thế nhanh chóng phát triển sản xuất thì ngành đó sẽ bị uy hiếp mạnh. Ví

Căn cứ theo những nhận định của các chuyên gia về sự tác động của các yếu tố môi trường bên ngồi đối với cơng ty, người viết tổng hợp để phân tích điểm số quan trọng của từng yếu tố.

Bảng 2.4: Tổng hợp các yếu tố tác động của môi trường kinh doanh

S T T

Các yếu tố môi trường

Mức độ quan trọng đối với ngành Mức độ tác động đối với PMSV Tính chất tác động Số điểm quan trọng

I. Môi trường vĩ mô

Các yếu tố chính trị, pháp luật

1 Tình hình chính trị trong nước ổn định. 2,8182 2,5455 (+) 7,17

2 Hệ thống pháp luật ngày càng ổn định. 2,7273 2,7273 (+) 7,44

3 Quan hệ hợp tác quốc tế song phương. 2,8182 2,5455 (+) 7,17

4 Công ty sản xuất phần mềm giáo dục được

miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 5 năm. 2,5455 2,9091 (+) 7,40

5 Chính sách thắt chặt chi tiêu của Chính phủ. 2,8182 2,5455 (-) 7,17

6 Tranh chấp biển Đông giữa Việt Nam và

Trung Quốc. 2,0909 1,7273 (-) 3,61

Các yếu tố kinh tế

7 Tốc độ tăng trưởng GDP cao và ổn định. 2,7273 2,8182 (+) 7,69

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần phát triển phần mềm sinh viên học sinh đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 48)