Chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần phát triển phần mềm sinh viên học sinh đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 38)

Việc phân tích chuỗi giá trị giúp cho doanh nghiệp :

- Xác định được điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động hiện tại.

- Làm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tăng.

- Xác định được lợi thế cạnh tranh.

- Làm tăng giá trị cho khách hàng.

1.4.2. Giai đoạn kết hợp

Trong giai đoạn này, công cụ quan trọng được sử dụng là ma trận SWOT. Bên cạnh đó có thể sử dụng ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hành động (SPACE), ma trận nhóm tham khảo ý kiến Boston (BCG), ma trận bên trong - bên ngồi (IE) và ma trận chiến lược chính để bổ trợ cho việc đưa ra các chiến lược khả thi.

Ma trận SWOT là công cụ kết hợp các điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O) và thách thức (T) để hình thành 4 loại chiến lược:

HOẠT ĐỘNG ĐẦU VÀO HOẠT ĐỘNG TÁC NGHIỆP HOẠT ĐỘNG ĐẦU RA HOẠT ĐỘNG YỂM TRỢ CƠ SỞ HẠ TẦNG

QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

KHẢ NĂNG KHÁC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ MỨC LỜI MỨC LỜI DỊCH VỤ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU MARKETING

- Chiến lược S - O: sử dụng những điểm mạnh trong nội bộ doanh nghiệp để khai thác các cơ hội của mơi trường bên ngồi.

- Chiến lược W - O: tận dụng những cơ hội bên ngoài để cải thiện những điểm yếu bên trong. Doanh nghiệp cần khắc phục điểm yếu càng nhanh càng tốt.

- Chiến lược S - T: sử dụng những điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh hay giảm các mối đe dọa từ môi trường bên ngoài.

- Chiến lược W - T: là những chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh những mối đe dọa từ bên ngoài.

Bảng 1.4: Sơ đồ ma trận SWOT MA TRẬN SWOT MA TRẬN SWOT

(của công ty X)

Cơ hội (O)

(Liệt kê những cơ hội)

Nguy cơ (T) (Liệt kê những nguy cơ) Điểm mạnh (S)

(Liệt kê các điểm mạnh của doanh nghiệp)

Các chiến lược S - O Các chiến lược W - O

Điểm yếu (W)

(Liệt kê các điểm yếu của doanh nghiệp)

Các chiến lược S - T Các chiến lược W - T

“Nguồn: Nguyễn Thị Liên Diệp, Chiến lược và chính sách kinh doanh, 2006”

1.4.3. Giai đoạn quyết định

Giai đoạn sử dụng thông tin rút ra từ giai đoạn nhập vào để đánh giá khách quan các chiến lược khả thi có thể được lựa chọn ở giai đoạn kết hợp. Công cụ được sử dụng là ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng (QSPM).

Ma trận QSPM sử dụng các thơng tin có được từ 3 ma trận ở giai đoạn một và 5 ma trận ở giai đoạn hai, từ đó đánh giá khách quan các chiến lược có thể thay thế. Các chiến lược được lựa chọn để đưa vào ma trận QSPM không phải là tất cả các chiến lược được tìm ra ở giai đoạn hai.

Bảng 1.5: Ma trận QSPM

Các yếu tố chính

Các chiến lược có thể lựa chọn

Phân loại Chiến lược 1 Chiến lược 2 Chiến lược 3

AS TAS AS TAS AS TAS

I. Các yếu tố bên ngoài

Yếu tố 1 Yếu tố 2 …

Yếu tố n

II. Các yếu tố bên trong

Yếu tố 1 Yếu tố 2 …

Yếu tố n

Cộng số điểm hấp dẫn xx yy zz

“Nguồn: Nguyễn Thị Liên Diệp, Chiến lược và chính sách kinh doanh, 2006” Để xây dựng ma trận QSPM cần thực hiện qua 6 bước:

- Bước 1: Liệt kê các yếu tố S, W, O, T được lấy từ ma trận EFE, IFE. - Bước 2: Phân loại cho mỗi yếu tố phù hợp với ma trận EFE, IFE.

- Bước 3: Nghiên cứu các ma trận ở giai đoạn hai và xác định các chiến lược có thể thay thế cần xem xét.

- Bước 4: Xác định điểm hấp dẫn (AS) theo từng yếu tố. Điểm đánh giá từ 1 đến 4, với 1 - khơng hấp dẫn, 2 - hấp dẫn một ít, 3 - khá hấp dẫn và 4 - rất hấp dẫn. - Bước 5: Tính tổng số điểm hấp dẫn (TAS) theo từng hàng bằng cách nhân số điểm phân loại ở bước 2 với số điểm AS ở bước 4.

- Bước 6: Tính tổng số điểm hấp dẫn của từng chiến lược.

Chiến lược hấp dẫn nhất là chiến lược có tổng số điểm ở bước 6 là cao nhất. Thơng thường, có nhiều “phương án” chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp có

thể lựa chọn. Mỗi chiến lược có thể được vận dụng một cách độc lập hoặc kết hợp thực hiện với các chiến lược khác. Quy trình lựa chọn chiến lược gồm bốn bước:

- Một là nhận biết chiến lược hiện thời của công ty.

- Hai là tiến hành phân tích danh mục vốn đầu tư.

- Ba là lựa chọn chiến lược kinh doanh.

- Bốn là đánh giá các chiến lược đã lựa chọn.

Tóm tắt chương 1

Nội dung chương đã đưa ra một cái nhìn tổng qt về cơng tác hoạch định chiến lược kinh doanh thông qua việc định nghĩa các thuật ngữ liên quan, giới thiệu các cấp chiến lược và các loại chiến lược thường được áp dụng trong một doanh nghiệp, cũng như quy trình xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh cho một doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM

SINH VIÊN HỌC SINH

Nội dung chương bên cạnh việc giới thiệu khái quát một số thông tin chung về cơng ty, tác giả đã tiến hành tìm hiểu và phân tích sâu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua, đồng thời chỉ rõ mức độ tác động của các nhân tố tác động thơng qua kết quả phân tích ma trận EFE và IFE.

2.1. Giới thiệu khái qt về cơng ty

2.1.1. Q trình hình thành và phát triển của cơng ty

Công ty PMSV thành lập vào năm 2008 dựa trên Nhóm phát triển phần mềm Sinh Viên Học Sinh hoạt động từ năm 2001. Đến nay, công ty đã tạo dựng được uy tín trên thị trường và có một số lượng khách hàng đông đảo với sức tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng nhờ mạng lưới phân phối tại hầu hết các đại lý bán đĩa phần mềm, đĩa DVD và nhà sách lớn ở 63 tỉnh thành trên toàn quốc.

Trải qua hơn 10 năm thành lập, công ty luôn là sân chơi bổ ích cho các bạn yêu thích CNTT. Từ những bước đầu chủ yếu tập trung vào các phần mềm giáo trình học tin học, đến nay sản phẩm của công ty đã được đa dạng gồm nhiều loại phần mềm như: giáo trình học ngoại ngữ, phần mềm mầm non, phần mềm học phổ thơng, phim hoạt hình, sách mầm non... Bên cạnh đó, trong suốt q trình hoạt động, cơng ty đã đạt được nhiều giải thưởng như: Sao khuê, Sáng tạo trẻ tiêu biểu toàn quốc, Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc, Sáng tạo thanh thiếu nhi Tp.HCM, Sáng tạo kỹ thuật Tp.HCM, Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bình Dương...

2.1.2. Vị trí và vai trị của cơng ty

nhuận tối đa, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động xây dựng công ty ngày càng ổn định và phát triển vững mạnh.

Lĩnh vực đăng ký kinh doanh của công ty bao gồm sản xuất mua bán phần mềm tin học và bán bn, bán lẻ sách, báo, tạp chí, văn phịng phẩm.

Chức năng chính của cơng ty tập trung vào các hoạt động sau: - Gia cơng chương trình học theo yêu cầu.

- Gia cơng sản xuất phim hoạt hình cho thiếu nhi.

- Thiết kế và phân phối sách mầm non dành cho các bé từ 3 đến 6 tuổi.

- Thực hiện và cung cấp phần mềm dạy và học: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và phổ thơng, ngoại ngữ, giáo trình tin học, kiến thức văn hóa xã hội.

Trong thực tế, phạm vi hoạt động kinh doanh của cơng ty có thể chia thành ba mảng chính sau: Sản xuất và kinh doanh phần mềm giáo dục; Sản xuất và kinh doanh phim hoạt hình; Sản xuất và kinh doanh sách thiếu nhi. (Phụ lục 07)

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty

Công ty PMSV tổ chức cơ cấu theo mơ hình "Trực tuyến - chức năng".

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần phát triển phần mềm sinh viên học sinh đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 38)