Giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần phát triển phần mềm sinh viên học sinh đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 94)

3.3.1. Giải pháp thực hiện chiến lược cạnh tranh

Để thực hiện chiến lược cạnh tranh cơng ty có thể lựa chọn chiến lược dẫn đầu chi phí thấp, chiến lược khác biệt hóa hoặc kết hợp cả hai.

Chiến lược dẫn đầu chi phí thấp là giải pháp tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách định giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong ngành nhằm thu hút những khách hàng mục tiêu nhạy cảm với giá thấp và chiếm được thị phần lớn.

Kết quả phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh cho thấy PMSV có lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân lực, năng lực sản xuất, tính đa

dạng của sản phẩm, giá bán và mạng lưới phân phối. Căn cứ theo kết quả này, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:

Thực hiện chính sách cắt giảm chi phí:

- Tiết kiệm chi phí nguyên phụ liệu đầu vào bằng cách tìm kiếm nhiều nhà cung ứng để đảm bảo đĩa dập có chất lượng cao và giá cả hợp lý.

- Ln rà sốt lại quy trình sản xuất phần mềm từ khâu biên tập, phát thảo, thiết kế, hiệu chỉnh, đóng gói để khắc phục những lỗi phát sinh, hạn chế những sai sót nhằm đẩy nhanh tiến độ sản xuất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cao.

- Thực hiện chính sách thu hồi những sản phẩm không bán chạy tại hầu hết các đại lý trên toàn quốc nhằm hạn chế số lượng đĩa phải in thêm, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất và lưu kho.

- Xây dựng các định mức chi phí cụ thể cho các bộ phận để kiểm sốt chi phí. Kiểm tra theo dõi nợ phải thu và phải trả, chấp hành theo đúng tinh thần hợp đồng để khơng bị hụt vốn và giữ được uy tín cơng ty.

Thực hiện chính sách tăng giá:

- Cơng ty cần có kế hoạch tăng giá đối với sản phẩm DVD hoạt hình mầm non nhưng vẫn đảm bảo lợi thế cạnh tranh với các sản phẩm tương tự cùng loại.

- Xây dựng bảng chiết khấu ứng với từng mức doanh thu cho các đại lý nhằm gia tăng doanh thu.

Chiến lược khác biệt hóa là cách doanh nghiệp sẽ tập trung tạo ra các loại sản phẩm và các chương trình marketing có sự khác biệt rõ rệt so với các đối thủ cạnh tranh để có thể vươn lên vị trí dẫn đầu ngành. Theo cách này, công ty cần:

- Tập trung nghiên cứu và phát triển mãng DVD phim hoạt hình và sách mầm non theo chín chủ điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, gồm cả phiên bản dành cho giáo viên và cho học sinh. Đặc biệt chú trọng ứng dụng công nghệ 2.5D, tiếp đến là 3D nhằm tạo tính hấp dẫn hơn cho phim hoạt hình. Đây có thể được xem là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong giai đoạn đầu.

- Tiếp tục hồn thiện phiên bản Kho học liệu Tốn cấp 1 phiên bản dành cho giáo viên, đồng thời xuất bản phiên bản DVD dành cho học sinh.

Để thực hiện hai giải pháp trên, công ty cần hợp tác với các giáo viên và chuyên gia tâm lý có uy tín trong từng lĩnh vực để sản phẩm đảm bảo tính học thuật cao, đồng thời tính phù hợp với tâm lý của trẻ.

3.3.2. Giải pháp thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường

Chiến lược thâm nhập thị trường liên quan tới việc tìm cách tăng trưởng cho sản phẩm hiện tại trong thị trường hiện này, bình thường bằng những nỗ lực tiếp thị táo bạo hơn. Theo cách này, công ty cần:

- Cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm phù hợp với thị hiếu của thị trường theo từng nhóm tuổi. Các thơng tin in trên bao bì như tóm tắt nội dung phần mềm, cách thức sử dụng, đối tượng sử dụng... cần rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ nhận biết sản phẩm và trình bày đẹp mắt.

- Phòng kinh doanh cần khoanh vùng và phân người quản lý theo từng kênh, đồng thời ấn định chỉ tiêu doanh số theo từng tháng:

+ Kênh thành phố HCM: Đại lý, nhà sách, trường học. + Kênh tỉnh: Đại lý, nhà sách, trường học.

+ Kênh bán hàng qua mạng.

- Thiết lập mối quan hệ với các đại lý để có được sự ưu tiên trong việc trưng bày và giới thiệu sản phẩm, ví du khuyến mãi, tặng quà, thưởng theo doanh số cuối năm, gửi poster quảng bá sản phẩm hoặc tăng chiết khấu... Đồng thời xây dựng mối quan hệ với Hiệu trưởng các trường học qua các chính sách hỗ trợ giảng dạy thiết kế giáo án điện tử, hỗ trợ cung cấp tranh ảnh, tặng phẩm.

3.3.3. Giải pháp thực hiện chiến lược hội nhập phía trước

Hội nhập phía trước là tìm kiếm sự tăng trưởng bằng cách truyền đạt quyền sở hữu hay kiểm soát gia tăng những chức nang mạnh hay gần gũi hơn thị trường cuối cùng như là doanh số và hệ thống phân phối.

Hiện tại sản phẩm của công ty được phân phối rộng khắp tại các nhà sách, các đại lý CD Rom ở 63 tỉnh thành trên cả nước. Theo cách này công ty cần mở các cửa hàng đại lý do chính cơng ty trực tiếp quản lý. Việc mở rộng các đại lý trực tiếp của cơng ty góp phần hạn chế việc sao chép phần mềm có bản quyền, đồng thời hỗ trợ quảng bá thương hiệu sản phẩm. Tuy nhiên chi phí đầu tư khá lớn nên chiến lược này cần thực hiện trong dài hạn. Phấn đấu đến năm 2020, tổng số đại lý trực thuộc công ty quản lý là 5, phân bố tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ.

Hỗ trợ cho các giải pháp trên đồng thời nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường, công ty cần sớm thành lập Phòng marketing và phòng nghiên cứu và phát triển; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu nhân sự cho từng phòng nhằm đẩy mạnh hơn nữa đầu ra của cơng ty trong tương lai.

Tóm tắt chương 3

Nội dung trình bày sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu của PMSV đến năm 2020. Căn cứ theo mục tiêu, tác giả tiến hành phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh, chuỗi giá trị, ma trận SWOT và ma trận QSPM để xây dựng và lựa chọn chiến lược. Bảy chiến lược đề xuất và ba chiến lược được lựa chọn nhằm tạo nên lợi thế cạnh tranh của công ty, bao gồm:

- Chiến lược cạnh tranh

- Chiến lược thâm nhập thị trường

- Chiến lược hội nhập dọc phía trước

Với mỗi chiến lược, tác giả đã đề xuất một số chính sách nhằm thực hiện chiến lược sao cho hiệu quả.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong nền kinh tế thị trường, việc nâng cao năng lực cạnh tranh là nền tảng sinh tồn trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Khi một doanh nghiệp hoạt động khơng có chiến lược kinh doanh cụ thể, không nắm bắt tình hình thị trường diễn biến thế nào thì sẽ rất khó thành cơng. Cho nên việc xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh và những giải pháp thực hiện nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh là hết sức cần thiết cho một doanh nghiệp.

Thực hiện đề tài, tác giả đã tìm hiểu ngành sản xuất phần mềm nói chung và phần mềm giáo dục nói riêng. Qua tìm hiểu và phân tích, tác giả đã nhận diện những cơ hội và nguy cơ của môi trường kinh doanh tác động đến doanh nghiệp, đồng thời đã nhìn nhận những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.

Căn cứ theo kết quả phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) và ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) ở giai đoạn nhập vào, tác giả tiến hành phân tích ma trận SWOT ở giai đoạn kết hợp để hình thành các chiến lược. Giai đoạn quyết định lựa chọn chiến lược, tác giả đã sử dụng công cụ ma trận hoạch định định lượng các chiến lược (QSPM) để đánh giá điểm số hấp dẫn của các chiến lược. Kết hợp với công cụ Upstair, tác giả đã tổng hợp và đề xuất bảy chiến lược, trong đó có ba chiến lược được lựa chọn đó là (1) Chiến lược cạnh tranh; (2) Chiến lược thâm nhập thị trường; (3) Chiến lược hội nhập dọc phía trước.

Tác giả hy vọng những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp hữu ích cho cơng ty PMSV phát triển vững mạnh trong tương lai. Hình ảnh PMSV trong 10 năm tới phụ thuộc vào cách nghĩ và quyết định của Ban giám đốc công ty. Muốn thành cơng, Ban giám đốc cần thấy rõ những gì mình sẽ làm và cần phải chuẩn bị những gì ngay tại thời điểm này.

- Các chiến lược cần cụ thể hóa thành các mục tiêu ngắn hạn, đảm bảo mọi thành viên nắm vững nội dung chiến lược cần triển khai và quyết tâm đồng lòng thực hiện.

- Công ty cần xác định rõ và kiên trì thực hiện các mục tiêu và chiến lược đã hoạch định. Trong suốt quá trình hoạch định, tổ chức, thực hiện và giám sát các chiến lược, Ban giám đốc cần theo sát từng công đoạn thực hiện, từng bộ phận phụ trách, kịp thời điều chỉnh, sửa đổi khi có vấn đề trở ngại hoặc biến động đối với quá trình thực hiện chiến lược và gắn kết sự phối hợp giữa các bộ phận.

- Cơng ty cần có các chế độ chính sách thu hút và giữ nhân tài trong chiến lược mục tiêu lâu dài của công ty. Để các chiến lược thực hiện mang lại hiệu quả mong muốn, công ty cần thường xuyên quan tâm, động viên, khích lệ các thành viên thực hiện chiến lược, phát huy các tiềm năng và sáng kiến trong đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. “Báo cáo ngành phần mềm Việt Nam”. Nguồn www.vinasa.org.vn

2. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2010), Chiến lược & chính sách kinh

doanh, Nhà xuất bản Lao động xã hội.

3. Chu Tiến Dũng (2011), Chủ tịch Hội Tin học Tp. HCM, Hội thảo Toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam 2011.

4. Dương Ngọc Dũng (2008), Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Micheal E.Porter, Nhà xuất bản tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Thanh Hội (2005), Quản trị nhân sự, Nhà xuất bản Thống kê.

6. Đào Duy Huân (2007), Quản trị chiến lược trong tồn cầu hố, NXB Thống kê. 7. Ngô Quang Huân, Võ Thị Quí, Nguyễn Quang Thu, Trần Quang Trung

(1998), Quản trị rủi ro, Nhà xuất bản Giáo dục.

8. Thùy Trang (2007), “Mơi trường kinh doanh; Việt Nam nhìn từ 10 tiêu chí”, Tạp chí VnEconomy.

9. Viện Nghiên cứu và đào tạo về Quản lý (2006), Xây dựng và triển khai chiến

lược kinh doanh, NXB Lao động và Xã hội.

Tiếng Anh

10. David A.Aaker – Biên dịch: Đào Cơng Bình, Minh Đức (2005), Triển khai chiến lược kinh doanh, Nhà xuất bản Trẻ.

11. Fredr. David, Khái luận về Quản trị chiến lược, 2006

Website

12. Wikipedia, http://diendancntt.vn/archive/index.php/t-192.html

13. Kênh thông tin đối ngoại của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, http:// http://vccinews.vn/?page=detail&folder=76&Id=2819

14. Tổng cục thống kê,

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 01: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA – Lần 1

Mục đích: Khám phá các yếu tố mơi trường tác động đến hoạt động sản xuất

kinh doanh của các công ty phần mềm giáo dục.

Kính thưa Q ơng bà!

Tơi tên Trần Q Thịnh, học viên cao học Trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh. Hiện tơi đang thực hiện Luận văn Thạc sĩ kinh tế về đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần phát triển phần mềm Sinh Viên Học Sinh”. Đề tài thực hiện với mục đích nghiên cứu khoa học, khơng nhằm mục đích kinh doanh.

Kính mong quý vị giành thời gian trả lời giúp tôi một số câu hỏi sau:

Câu 1: Ông/bà nhận định như thế nào về sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất phần mềm giáo dục của Việt Nam hiện nay?

......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... Câu 2: Ông/bà đánh giá như thế nào về các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phần mềm giáo dục của Việt Nam hiện nay?

Về quy mô sản xuất kinh doanh: ......................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... Về chất lượng sản phẩm: ....................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... Về chất lượng nguồn nhân lực:............................................................................................................ ......................................................................................................................................................................... Về khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài: .................................................... ......................................................................................................................................................................... Về sự phát triển trong tương lai: ........................................................................................................ .........................................................................................................................................................................

Câu 3: Theo ông/bà, những cơ hội mà các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phần mềm giáo dục có được từ mơi trường kinh doanh là gì?

Mơi trường chính trị, pháp luật: ......................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... Môi trường kinh tế: ................................................................................................................................. ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... Môi trường xã hội: .................................................................................................................................. ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... Môi trường công nghệ: .......................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... Khách hàng: ............................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... Nhà cung ứng: ............................................................................................................................................ ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: ............................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: ................................................................................................................. ......................................................................................................................................................................... Sản phẩm thay thế:................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... Câu 4: Theo ông/bà, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phần mềm giáo dục hiện đang gặp phải những thách thức nào từ môi trường kinh doanh?

Mơi trường chính trị, pháp luật: ......................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... .........................................................................................................................................................................

Môi trường kinh tế: ................................................................................................................................. ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... Môi trường xã hội: .................................................................................................................................. ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... Môi trường công nghệ: .......................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... Khách hàng: ............................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... Nhà cung ứng: ............................................................................................................................................ ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: ............................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: ................................................................................................................. ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... Sản phẩm thay thế:................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... Câu 5: Theo ông bà, khi so sánh khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, chúng ta thường dựa trên những tiêu chí nào?

......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... .........................................................................................................................................................................

PHỤ LỤC 02: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA – Lần 2

Mục đích: Đánh giá khả năng cạnh tranh giữa cơng ty cổ phần phát triển phần

mềm Sinh Viên Học Sinh (PMSV) với công ty cổ phần Tin học Nhà Trường và công ty TNHH SXTM & DV Nguyên Đạt.

Kính thưa Q ơng bà!

Tơi tên Trần Q Thịnh, học viên cao học Trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh. Hiện tơi đang thực hiện Luận văn Thạc sĩ kinh tế về đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần phát triển phần mềm Sinh Viên Học Sinh”.

Căn cứ theo kết quả khảo sát ý kiến của quý vị (lần 1) với câu hỏi: “Theo

ông/bà, khi so sánh khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, chúng ta thường dựa trên những tiêu chí nào?”, tơi và nhóm nghiên cứu đã hệ thống lại bảng “Ma

trận hình ảnh cạnh tranh”.

Chúng tơi rất mong nhận được sự hợp tác từ quý vị bằng cách cho điểm vào bảng PL2.1.

1. Mức độ quan trọng: Quý vị chấm điểm quan trọng cho từng tiêu chí theo

thang điểm 4, trong đó 1 là ít quan trọng và 4 là rất quan trọng.

2. Điểm xếp hạng: Theo từng tiêu chí, q vị chấm điểm đối với từng cơng ty

Bảng PL2.1: Ma trận hình ảnh cạnh tranh S T T Các yếu tố thành công Mức độ quan trọng Điểm xếp hạng PMSV Tin học Nhà Trường Nguyên Đạt 1 Khả năng tài chính.

2 Chất lượng nguồn nhân lực. 3 Năng lực sản xuất.

4 Kỹ thuật công nghệ. 5 Chất lượng sản phẩm. 6 Tính đa dạng của sản phẩm. 7 Khả năng cạnh tranh về giá. 8 Mạng lưới phân phối.

9 Uy tín của nhãn hiệu. 10 Lợi thế về vị trí.

Tổng

Ngồi những yếu tố thành cơng kể trên, ơng/bà có thể bổ sung thêm các tiêu chí khác cần thiết cho mục đích nghiên cứu của bảng câu hỏi điều tra.

......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... .........................................................................................................................................................................

PHỤ LỤC 03: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA – Lần 3

Mục đích: Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố thuộc môi trường kinh

doanh đối với ngành công nghiệp phần mềm giáo dục và đối với công ty cổ phần phát triển phần mềm Sinh Viên Học Sinh (PMSV).

Kính thưa Q ơng bà!

Tơi tên Trần Q Thịnh, học viên cao học Trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh. Hiện tơi đang thực hiện Luận văn Thạc sĩ kinh tế về đề tài “Xây dựng chiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần phát triển phần mềm sinh viên học sinh đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)