Phân tích các chiến lược hình thành từ ma trận SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần phát triển phần mềm sinh viên học sinh đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 85 - 88)

3.2. Sử dụng các công cụ để xây dựng chiến lược

3.2.3.2. Phân tích các chiến lược hình thành từ ma trận SWOT

Phương án 1: Chiến lược thâm nhập thị trường (S1, S3, S4, S9 + O1, O2, O3, O4, O6)

Chiến lược này công ty tận dụng điểm mạnh là sản phẩm đa dạng, mạng lưới phân phối rộng, giá bán sản phẩm hợp lý và khả năng phát triển sản phẩm mới của công ty trong thời gian tới để tăng thị phần nhằm mục đích tăng doanh thu với cơ hội là mức tăng trưởng GDP ngày càng cao, thị trường tiêu dùng sản phẩm phần mềm giáo dục ngày càng tăng, nhà trường ngày càng ứng dụng CNTT trong giảng dạy, đồng thời phần lớn đối thủ cạnh tranh có mức giá bán khá cao.

Phương án 2: Chiến lược cạnh tranh

Để tăng sản lượng tiêu thụ lên, mục đích tăng doanh thu thì cơng ty nên áp dụng chiến lược giá linh hoạt. Với các cơ hội phần lớn đối thủ cạnh tranh có mức giá bán khá cao trên thị trường, đồng thời công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 5 năm đầu thành lập đối với sản phẩm phần mềm giáo dục, công ty đã biết cách khai thác thế mạnh của mình đó là giá bán sản phẩm hợp lý dựa trên chi phí sản xuất thấp với khả năng huy động và phát triển nguồn vốn cao.

Đồng thời với hệ thống kênh phân phối rộng khắp thì việc thực hiện chiến lược cạnh tranh về giá là cần thiết, giúp mọi đối tượng ở mọi nơi với mức thu nhập trung bình đều có thể sử dụng sản phẩm của công ty.

Phương án 3 và 4: Chiến lược phát triển sản phẩm chất lượng cao

(S6, S7, S8, S9, S13 + O11, O2, O8, O4)

Công ty theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm với những điểm mạnh: khả năng huy động vốn cao, máy móc thiết bị được đầu tư mới, cơng tác kiểm soát chất lượng sản phẩm được thực hiện thường xuyên, khả năng phát triển sản phẩm mới của công ty trong tương lai, mức độ thường xuyên nghiên cứu công nghệ sản xuất mới đã đưa ra chiến lược này nhằm cải tiến sản phẩm với những cơ hội ngày càng có nhiều phần mềm lập trình thiết kế sản phẩm giáo dục, nhiều người tiêu dùng quan tâm đến chất lượng phần mềm giáo dục và sử dụng, nhiều trường học ứng dụng CNTT trong giảng dạy và tin học hóa trong nhà trường.

(S6, S7, S8, S9, S13 + T3, T6, T7, T8, T9)

Chiến lược phát triển sản phẩm với chất lượng cao với sự cạnh tranh gay gắt của ngành, nhiều đối thủ cạnh tranh đều đầu tư chuyên sâu một dòng sản phẩm, ngày càng nhiều cơng ty nước ngồi tham gia vào thị trường phần mềm Việt Nam, đồng thời nhiều sản phẩm thay thế phần mềm giáo dục hiện tại... Tất cả là những thách thức và công ty đã sử dụng các thế mạnh của mình như đã phân tích nhằm nâng cao tính cạnh tranh của cơng ty về mặt chất lượng.

Việt Nam chính thức gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh quốc tế gia nhập vào Việt Nam, nhiều cơng ty nước ngồi đưa sản phẩm nước ngoài vào và tiến hành Việt hóa… nên vấn đề đổi mới cơng nghệ là điều kiện để công ty nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng sức cạnh tranh mặc dù chi phí đầu tư cơng nghệ mới khá cao.

Phương án 6: Chiến lược hội nhập phía trước

(S1, S3, S5, S6 + T1, T6, T7, T8).

Hội nhập phía trước là tìm kiếm sự tăng trưởng bằng cách đạt quyền sở hữu hay kiểm soát gia tăng những chức năng mạnh hay gần gũi hơn thị trường cuối cùng. Công ty đã tận dụng những điểm mạnh của mình về tính đa dạng của sản phẩm, tính rộng khắp của hệ thống kênh phân phối, cơ cấu tổ chức bộ máy rõ ràng, khả năng huy động vốn để thực hiện chiến lược này bằng cách mở rộng hệ thống kênh phân phối trực tiếp bởi các cửa hàng của công ty nhằm hạn chế hoạt động sao chép phần mềm bản quyền, cũng như tăng tính cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước.  Phương án 7: Chiến lược tăng cường hoạt động marketing và R&D

(W1, W5, W6, W7 + O1, O2, O3, O4, O8, O11)

Với thực trạng cơng ty chưa có chiến lược sản xuất kinh doanh cụ thể, chưa có phịng marketing, hoạt động xúc tiến bán hàng còn rời rạc và hoạt động nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm thì cơng ty cần sớm khắc phục những yếu điểm này. Hiện cơng ty đang có nhiều cơ hội về sức mua của thị trường, về mức độ quan tâm của người tiêu dùng đối với phần mềm cũng như ngày càng có nhiều cơng nghệ thiết kế phần mềm tiên tiến nên việc đào tạo chuyên môn cho nhân viên và tăng cường hoạt động marketing, hoạt động R&D rất cần thiết. Chiến lược này sẽ giúp công ty tận dụng những cơ hội bên ngoài để cải thiện những điểm yếu bên trong.

Phương án 8: Chiến lược tăng cường quảng cáo, khuyến mãi

(W3, W4, W5 + T1, T6, T7, T8, T9)

Hiện lượng hàng tồn kho của cơng ty cịn nhiều, lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư không cao, hoạt động xúc tiến còn rời rạc... Tất cả là những tồn tại mà công ty đang đối mặt. Thực hiện chiến lược tăng cường quảng cáo, khuyến mãi sẽ giúp quảng bá hình ảnh của cơng ty đến với nhiều người, đồng thời cơng ty lơi kéo tìm khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần phát triển phần mềm sinh viên học sinh đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 85 - 88)