CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC CHO PMU-W
1.4. QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC
1.4.2.2 Phân tích mơi trƣờng bên trong
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có những điểm mạnh và điểm yếu. Phân tích mơi trƣờng bên trong doanh nghiệp là xem xét đánh giá điểm mạnh điểm yếu trong các mối quan hệ giữa các bộ phận, qua đó xác định năng lực khác biệt và lợi thế cạnh tranh. Các yếu tố bên trong bao gồm:
Nguồn nhân lực: phân tích nguồn nhân lực của doanh nghiệp sẽ giúp nhà quản trị đánh giá đƣợc chất lƣợng đội ngũ nhân viên về cơ cấu, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và thái độ chuyên nghiệp, qua đó phát hiện đƣợc điểm mạnh, điểm yếu của các thành viên trong từng bộ phận. Trên cơ sở đó doanh nghiệp có kế hoạch đãi ngộ, sắp xếp, đào tạo và sử dụng hợp lý giúp doanh nghiệp thực hiện thành công chiến lƣợc đề ra.
Cơ cấu tổ chức: phân tích cơ cấu tổ chức giúp ta thấy đƣợc chức năng, nhiệm
vụ và các mối quan hệ của từng bộ phận trong doanh nghiệp. Một cơ cấu tổ chức tốt phải tùy vào các điều kiện cụ thể, từng thời điểm mà ta có sự phân cơng hợp lý để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất.
Tài chính: tài chính là nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp, phân tích chính giúp cho doanh nghiệp nắm đƣợc thực trạng tài chính và an ninh tài chính của doanh nghiệp, dự đốn đƣợc chính xác tài chính của doanh nghiệp trong tƣơng lai cũng nhƣ những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Qua đó doanh nghiệp đề ra các chiến lƣợc phù hợp.
Cơ sở vật chất: cơ sở vật chất khơng chỉ là tài sản hữu hình của doanh nghiệp
mà còn là điều kiện làm việc giúp cho nhân lực phát huy hết khả năng của mình. Điều này cũng ảnh hƣởng gián tiếp đến chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp.
Nghiên cứu và phát triển: hoạt động nghiên cứu của doanh nghiệp bao gồm
còn phải kể đến nghiên cứu thị trƣờng và nghiên cứu tác nghiệp. Các hình thức phát triển thƣờng theo sau nghiên cứu ứng dụng và có liên quan đến việc chuyển kết quả nghiên cứu thành ứng dụng cụ thể nhƣ những sản phẩm hay quy trình mới và biến nó thành lợi ích. Đây là năng lực của doanh nghiệp đối với việc nắm bắt các nhu cầu của thị trƣờng và sẽ là điểm mạnh nếu doanh nghiệp tận dụng để cạnh tranh. Các thơng tin về tính khả thi của các dự án nghiên cứu và phát triển là rất cần thiết cho việc phân tích và dự báo chiến lƣợc.
Quy trình quản lý chất lƣợng: quy trình quản lý chất lƣợng giúp cho doanh
nghiệp kiểm soát tổ chức về chất lƣợng một cách hiệu quả. Quản lý chất lƣợng còn giúp doanh nghiệp biết đƣợc sản phẩm lỗi ở đâu để quy trách nhiệm cụ thể và có biện pháp khắc phục hiệu quả. Doanh nghiệp có hệ thống quản lý chất lƣợng tốt sẽ là công cụ cạnh tranh mạnh mẽ.
Hoạt động Marketing: Marketing theo quan điểm hiện đại bắt đầu từ việc
nghiên cứu thị trƣờng, xác định nhu cầu từ đó đến khi tiêu thụ hàng hóa là cả một q trình. Do đó nghiên cứu marketing của doanh nghiệp thƣờng phải cung cấp các thông tin về thị trƣờng, thị phần, doanh thu và chi phí, tính hấp dẫn của ngành hàng, quy mô và mức tăng trƣởng của thị trƣờng… Trong đó việc phân tích marketing của doanh nghiệp cần xác định đƣợc các điểm yếu và điểm mạnh của hệ thống marketing đƣợc so sánh với đối thủ cạnh tranh.
Uy tín - thƣơng hiệu: là tài sản vơ hình nó có thể làm thay đổi giá trị sổ sách
và gia trị thị trƣờng chênh lệch từ 30 – 70%. Thƣơng hiệu là giải pháp kinh doanh hữu hiệu nhất trong môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh. Chiến lƣợc tốt dẫn đến kết quả kinh doanh khả quan và ổn định nhờ có vai trị của thƣơng hiệu.
Kỹ năng và kinh nghiệm làm việc: kỹ năng và kinh nghiệm làm việc giúp cho công việc thực hiện hiệu quả nhất với nguồn lực ít nhất, nó cũng tạo ra sự tin tƣởng của khách hàng. Doanh nghiệp sở hữu kỹ năng làm việc tốt, kinh nghiệm dài dặng sẽ chiếm đƣợc ƣu thê cạnh tranh.
Hệ thống thông tin: hệ thống thông tin thơng suốt, đầy đủ, chính xác và kịp
thời giúp cho doanh nghiệp vận hành hiệu quả và là cơ sở cho các quyết định quản trị. Phân tích hệ thống thơng tin nhằm cải tiến các hoạt động của doanh nghiệp bằn cách nâng cao chất lƣợng các quyết định quản trị.
Hoạt động quản trị: quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và
kiểm tra hoạt động của các thành viên trong tổ chức, sử dụng các nguồn lực nhằm đạt đến sự thành công trong các mục tiêu đề ra. Quản trị là một hoạt động liên tục và cần thiết để con ngƣời kết hợp với nhau trong doanh nghiệp. Phân tích hoạt động quản trị để tìm ra chính sách, khung quy tắc, quy tắc vận hành gắn liền các vấn đề lại với nhau tạo ra sức mạnh và thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp tốt hơn.