Bối cảnh kinh tế và nguyên nhân buộc các NHTMCP tăng vốn tự có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp tăng vốn tự có tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 49)

Hình 1 .2 Tỷ lệ vốn cấp 1 của hệ thống ngân hàng thế giới

d/ Một số phương thức khác

2.1 Bối cảnh kinh tế và nguyên nhân buộc các NHTMCP tăng vốn tự có

Thế kỷ 21 được nhiều chuyên gia trên thế giới cho rằng xu hướng tồn cầu hố là điều tất yếu. Chúng ta đang sống vào thời đại mà cục diện thế giới đã thay đổi nhanh chóng và sâu sắc theo xu hướng đa cực. Nền kinh tế thế giới hiện nay mang tính phụ thuộc, liên đới lẫn nhau rất mạnh mẽ. Ngày nay và tương lai, một quốc gia không thể vận động một cách độc lập, khơng cịn có những ốc đảo kinh tế biệt lập mà nền kinh tế mỗi quốc gia sẽ hoà nhập vào thể chế kinh tế toàn cầu, chịu ảnh hưởng và những tác động chung của nền kinh tế toàn cầu. Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, làn sóng sáp nhập và mua lại ngày càng phát triển mạnh mẽ đã làm thay đổi tương quan cạnh tranh buộc các công ty khác muốn đương đầu được với các cơng ty này cũng phải tìm cách liên kết với công ty để nâng cao sức mạnh cạnh tranh của mình. Tình hình này khiến cho việc cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt hơn. Ngoài ra, sự lớn mạnh của nền kinh tế Trung Quốc đã đưa nước này trở thành nền kinh tế có tầm ảnh hưởng với kinh tế thế giới, tạo thế cân bằng mới trong tương quan kinh tế Đông Tây. Tuy nhiên, hiện nay thế giới đang chứng kiến một cuộc khủng hoảng tài chính khá nghiêm trọng, và đây là một cuộc khủng hoảng mang tính chất cơ cấu kinh tế toàn cầu. Nguyên nhân khủng hoảng tiền tệ hiện nay bắt nguồn từ việc nguồn vốn lưu chuyển tự do, khơng có sự giám sát tài chính. Ở Mỹ là khả năng vay nợ cao, khơng có khả năng chi trả, vay nợ cao gấp 30 - 40 lần khả năng trả, tình trạng mất cân đối về tài chính liên quan đến những tên tuổi tín dụng lớn. Cuộc khủng hoảng vẫn chưa có hồi kết ở năm 2010 và năm 2011 và những tác động của nó được đánh giá là sẽ bao phủ bóng đen trong những năm sau.

VN đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể sau 20 năm đổi mới, trở thành thành viên chính thức của WTO và mức tăng trưởng đỉnh cao trong 2 năm 2006 và 2007 là những dấu ấn quan trọng, mang tính bước ngoặt cho q trình phát triển. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,5%, là năm thứ ba liên tiếp kinh tế VN đạt tốc độ tăng trưởng trên 8%. Hoạt động kinh doanh vẫn tiếp tục được cải thiện, tỷ lệđầu tư của nền kinh tếđạt 40,4% so với GDP. Sự tăng trưởng đã được thúc đẩy bởi nhân tố tư nhân, trong đó có 59 nghìn doanh nghiệp được thành lập trong năm qua, tăng 26% so với năm trước. Vốn cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng gần gấp đôi, lên 20,3 tỷ USD. Tuy nhiên, nền kinh tế cũng xuất hiện một số vấn đề “nóng bỏng” như lạm phát, cán cân thanh tốn thiếu hụt, sự tăng nóng của lĩnh vực tín dụng, mức tăng trưởng nhanh của thị trường chứng khoán và sự tăng mạnh của thị trường bất động sản đang tạo ra nguy cơ “bong bóng”. Khủng hoảng tài chính của Mỹ vào cuối năm 2007 đã dẫn đến suy thối kinh tế tồn cầu, trong đó có VN. Bước vào năm 2008, nền kinh tế thế giới suy thoái, giá cả và lạm phát lan rộng toàn cầu buộc nhiều quốc gia trên thế giới phải điều chỉnh chỉ tiêu phát triển kinh tế. Thực trạng này cũng ảnh hưởng trực tiếp, bất lợi đến nền kinh tế nước ta. GDP của VN có lúc chỉ cịn 5,3 % (năm 2009). Trước tình hình đó, VN đã linh hoạt làm chủ tình hình, chủđộng đưa ra những gói giải pháp phù hợp, đảm bảo nền kinh tế VN chịu tác động ít nhất từ cuộc khủng hoảng. Trong năm 2010, kinh tế vĩ mơ của VN khá ổn định và hồn thành được các chỉ tiêu lớn: tăng trưởng kinh tế, GDP đảm bảo tăng trưởng trên 6,78%, nhập siêu ở mức 17,3% so với xuất khẩu, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch, chi tiêu ngân sách cũng ở mức thấp so với năm trước... Tình hình tài chính tiền tệ của VN nhìn chung ổn định nhưng lãi suất, mặt bằng tỷ giá vẫn còn cao so với nhiều nước trên thế giới, do đó vẫn gây những khó khăn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy vậy, chúng ta vẫn phải tiếp tục giám sát chặt chẽ hơn những diễn biến phức tạp của thị trường tài chính. Một trong những vấn đề cần được quan tâm trong giai đoạn hiện nay là lạm phát của VN rất cao và lãi suất ngân hàng đang liên tục leo thang...

Trong thời gian qua, ngành ngân hàng đã có sự tăng trưởng nhanh chóng cả về số lượng và quy mơ. Số lượng ngân hàng tăng từ 9 ngân hàng trong năm 1991 lên 80 ngân hàng vào năm 2007, 100 ngân hàng vào năm 2011 và số lượng ngân hàng tăng thêm tập trung vào hai khối NHTMCP và ngân hàng có yếu tố nước ngoài cho thấy sức hấp dẫn của ngành ngân hàng VN đối với các nhà đầu tư trong nước cũng như các tổ chức tài chính quốc tế. Bên cạnh sự tăng trưởng về số lượng, quy mô hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng tăng trưởng mạnh mẽ. Tổng tài sản của hệ thống các TCTD tăng bình qn năm khoảng 30% (tính theo CAGR) trong giai đoạn 2001 - 2010, đạt mức 4.213.439 tỉ đồng, vào cuối năm 2010 (tăng 10,6 lần so với năm 2001), tương đương 212,6% GDP. Sự tăng trưởng của hệ thống các TCTD tập trung vào hai mảng truyền thống là cho vay và huy động. Tốc độ tăng huy động vốn giai đoạn 2001 - 2010 tăng nhanh từ mức 240.524 tỉ đồng năm 2001 lên 2.601.034 tỉ đồng vào cuối năm 2010, bình quân 30%/năm (tính theo CAGR). Tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức khá cao, đạt trung bình 32%/năm giai đoạn 2001 – 2010; dự kiến tăng dưới 20% năm 2011 và dưới 20% những năm tiếp theo. Độ sâu tài chính cũng đã có sự thay đổi đáng kể khi các tỉ lệ tín dụng/GDP và tiền gửi/GDP tăng nhanh qua các năm và đạt 116,4% và 131,2% vào cuối năm 2010. Riêng tỉ lệ M2/GDP tăng từ mức 58,1% năm 2001 lên mức 126% năm 2009. Điều này cho thấy mức độ phát triển rất nhanh chóng của hệ thống các tổ chức tín dụng VN.Đặc biệt trong năm 2007, tăng trưởng tín dụng trở nên quá nóng khi đạt tốc độ tăng 54% do nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế tăng cao trong đó bao gồm cả nhu cầu vốn đầu tư chứng khoán và bất động sản, hoạt động ngân hàng truyền thống có tiềm năng tăng trưởng ổn định. Tăng trưởng tín dụng nhanh khiến ngành ngân hàng có nguy cơ đối mặt với rủi ro lớn hơn khi tỷ lệ tín dụng/tiền gửi tồn ngành ln ở mức trên 90%, cao hơn mức trung bình trong khu vực (khoảng 83%). Năm 2010 lạm phát của nền kinh tế VN có những diễn biến phức tạp, tháng 9 CPI tăng bắt đầu xu hướng tăng cao. Đến hết tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng tới 9,58% và mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm dưới 8% mà Quốc hội đề ra sẽ không

thực hiện được. Kết thúc năm 2010, lạm phát tại VN đã vượt ngưỡng hai con số, đạt khoảng 11%. Các nhà phân tích kinh tế nhận định rằng cho dù NHNN vẫn tiếp tục duy trì biện pháp thắt chặt tiền tệ trong năm 2011 để chống lạm phát và chính sách tài khóa của Chính phủ sẽ khơng q mở rộng như những năm trước, tốc độ lạm phát của nền kinh tế VN sẽ khó thể xuống thấp hơn mức thực hiện của năm 2010. Tình trạng khiếm hụt cán cân thương mại năm 2011 vẫn cịn cao, tuy sẽ khơng vượt mức của năm 2010, do những nỗ lực kiềm chế nhập siêu của Chính phủ. Nhập khẩu sẽđược cân nhắc thận trọng hơn do tỷ giá đồng VN so với đồng USD có giảm đơi chút, tuy nhiên các nhà xuất khẩu VN vẫn phải tiếp tục đối đầu với một thị trường thế giới cạnh tranh quyết liệt, với những đối thủ nước ngồi có quyết tâm hơn và được sự hỗ trợ tốt hơn từ các chính phủ và hệ thống ngân hàng của họ.

Với bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước hiện nay, việc duy trì và củng cố năng lực tài chính là vấn đề vơ cùng quan trọng và cần thiết được đặt ra cho ngành ngân hàng nói chung và hệ thống các NHTMCP nói riêng. Một trong những cách để các ngân hàng phát triển bền vững chính là gia tăng vốn tự có của mình, tăng năng lực tài chính để tránh khỏi những nguy cơ tiềm ẩn.

2.1.2. Nguyên nhân buc các NHTMCP tăng vn t có: 2.1.2.1. Ngun nhân vĩ mơ: 2.1.2.1. Nguyên nhân vĩ mô:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp tăng vốn tự có tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)