Tăng vốn tự có bằng cách chuyển từ quỹ bổ sung vốn điều lệ, quỹ thặng dư vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp tăng vốn tự có tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 67)

Hình 1 .2 Tỷ lệ vốn cấp 1 của hệ thống ngân hàng thế giới

d/ Triển khai thêm nhiều hoạt động kinh doanh mới, đa dạng hóa dịch vụ

2.3 Tình hình tăng vốn tự có của các NHTMCP tại VN

2.3.1.3 Tăng vốn tự có bằng cách chuyển từ quỹ bổ sung vốn điều lệ, quỹ thặng dư vốn

Quỹ bổ sung vốn điều lệ của NHTMCP được trích từ lợi nhuận sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật thì quỹ này khơng quy định cụ thể số phần trăm trích từ lợi nhuận mà tùy theo ý muốn của

từng NHTMCP.20

Thặng dư vốn cổ phần được hình thành từ chênh lệch giữa giá bán và mệnh giá của cổ phiếu. Trong tương lai thì khoản thặng dư vốn cổ phần này sẽđược chuyển đổi thành cổ phần và được kết chuyển vào vốn đầu tư của chủ sở hữu. Do đó khoản thặng dư vốn cổ phần này sẽ không được xem là vốn cổ phần cho đến khi chúng được chuyển đổi thành cổ phần và kết chuyển vào vốn đầu tư chủ sở hữu.

Bng 2.11: Tăng vn t có bng chuyn t qu b sung vn điu l ca các NHTMCP VN t năm 2006 đến năm 2011.

STT TÊN NGÂN HÀNG Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007 Năm 2006

1 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương 217.528 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 2 Ngân hàng TMCP Công Thương 363.19 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 3 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 4 Ngân hàng TMCP Á Châu 159.694 0.000 0.000 1,471.533 0.000 0.000 5 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương 0.000 0.000 0.000 434.973 12.840 0.000 6 Ngân hàng TMCP Đông Á 0.000 0.000 0.000 40.000 0.000 0.000 7 Ngân hàng TMCP Sài Gòn 0.000 0.000 0.000 0.000

8 Ngân hàng TMCP Phương Nam 0.000 0.000 0.000 13.262 0.000 0.000 9 Ngân hàng TMCP Phương Tây 6.089 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 10 Ngân hàng TMCP Xăng dầu

Petrolimex 10.833 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000

Qua bảng 2.11, ta thấy có một vài các NHTMCP có sử dụng quỹ tăng vốn điều lệ để tăng vốn tự có, trong đó có Ngân hàng TMCP Ngoại Thương, NHTMCP Á Châu, NHTMCP Kỹ Thương, NHTMCP Đông Á và NHTMCP Phương Nam.

Bng 2.12: Tăng vn t có bng chuyn t qu thng dư vn c phn ca các NHTMCP VN t năm 2006 đến năm 2011.

STT TÊN NGÂN HÀNG Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007 Năm 2006

1 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương 8.952 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 2 Ngân hàng TMCP Công Thương 1854.391 89.778 88.344 0.000 0.000 0.000 3 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu 1795.160 0.000 0.000 2,971.058 458.078 100.963 4 Ngân hàng TMCP Á Châu 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000

20Điều 23, Nghịđịnh số 146/2005/NĐ-CP ngày 23/11/2005 của Chính phủ về chếđộ tài chính đối với tổ chức tín dụng.

5 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương 0.000 0.000 1,121.959 476.779 0.000 213.235 6 Ngân hàng TMCP Đông Á 0.000 0.000 0.000 1,240.000 0.000 0.000 7 Ngân hàng TMCP Sài Gòn 0.000 333.880 294.899 72.244

8 Ngân hàng TMCP Phương Nam 40.323 0.000 0.000 154.060 0.000 0.000 9 Ngân hàng TMCP Phương Tây 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 10 Ngân hàng TMCP Xăng dầu

Petrolimex 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000

Qua bảng 2.12, ta thấy có nhiều NHTMCP sử dụng quỹ thặng dư vốn cổ phần để tăng vốn tự có, đặc biệt là các NHTMCP có tiếng trên thị trường như NHTMCP Công Thương, NHTMCP Xuất Nhập Khẩu, NHTMCP Kỹ Thương, NHTMCP Đông Á và NHTMCP Sài Gòn. Cổ phiếu của các ngân hàng này thường được nhà đầu tư ưu chuộng và tìm mua nên thường có giá bán cao hơn nhiều so với mệnh giá, kết quả là ngân hàng có phần thặng dư vốn cổ phần khá tốt để kết chuyển phần vốn này thành vốn cổ phần của ngân hàng trong tương lai.

2.3.2. Tăng vn t bên ngoài: 2.3.2.1. Phát hành c phiếu mi:

Việc tăng vốn tự có của các NHTMCP từ bên ngồi chủ yếu thơng qua phương thức phát hành thêm cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi trên thị trường chứng khoán. Đây là phương pháp tăng vốn truyền thống và chủ yếu của các NHTMCP VN. Việc này đã diễn ra đồng loạt và liên tục trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến cuối năm 2007, khi mà VN chính thức là thành viên của WTO. Trong khoảng thời gian này, các NHTMCP liên tục công bố các kế hoạch tăng vốn điều lệ, do điều kiện thuận lợi của thị trường chứng khoán và sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường VN. Khi cuộc khủng hoảng thế giới nổ ra khiến năm 2008 tới nay thị trường chứng khoán VN giảm sức hấp dẫn, nhưng vì sức ép tăng vốn tự có khiến các NHTMCP vẫn tiếp tục pháp hành thêm cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi nhưng không được quan tâm như thời gian đầu.

Bng 2.13: Tăng vn t có bng cách phát hành c phiếu mi.

STT TÊN NGÂN HÀNG Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007 Năm 2006

1 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương 4,363.825 1,122.855 0.000 12,100.860 0.000 0.000 2 Ngân hàng TMCP Công Thương 5,057.431 3,919.318 11,252.973 0.000 0.000 0.000 3 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu 1,759.989 1,580.081 1,062.235 929.876 397.055 4 Ngân hàng TMCP Á Châu 1,562.827 0.000 0.000 99.953 1,100.047 5 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương 1,531.767 0.000 208.955 859.102 669.105 6 Ngân hàng TMCP Đông Á 500.000 1,100.000 520.000 0.000 720.000 380.000 7 Ngân hàng TMCP Sài Gòn 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 8 Ngân hàng TMCP Phương Nam 163.480 228.034 0.000 0.000 1,290.789 710.369 9 Ngân hàng TMCP Phương Tây 1,000.000 1,000.000 0.000 0.000 800.000 147.298 10 Ngân hàng TMCP Xăng dầu

Petrolimex 1,000.000 1,000.000 0.000 500.000 300.000 110.000

Qua bảng 2.13, ta thấy trong các năm từ năm 2006 đến năm 2011, các NHTMCP phát hành cổ phiếu mới rất nhiều để tăng vốn tự có. Do áp lực tăng vốn tự có theo Nghị định số 141/2006/NĐ_CP ngày 22/11/2006 là rất lớn nên các NHTMCP dùng nhiều cách để tăng vốn tự có đúng theo lộ trình, trong đó, pháp hành thêm cổ phiếu mới là phương pháp được sử dụng nhiều nhất. Trong bảng 2.13, hầu hết các NHTMCP đều phát hành thêm cổ phiếu mới để tăng vốn tự có. Cụ thể:

Ngày 21/05/2010, Vietcombank thông báo phát hành cổ phiếu ra công chúng với số lượng cổ phiếu đăng ký chào bán là 112.285.426 cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, mục đích của việc phát hành này là để tăng vốn điều lệ của ngân hàng từ 12.100.860.260.000 đồng lên 13.223.714.520.000 đồng. Vào ngày 30/11/2010, Vietcombank tiếp tục phát hành cổ phiếu ra công chúng với số lượng cổ phiếu đăng ký chào bán là 436.382.579 cổ phiếu cho cổđơng hiện hữu, mục đích của việc phát hành này cũng là để tăng vốn điều lệ của ngân hàng từ 13.223.714.520.000 đồng lên từ 17.587.540.310.000 đồng. Ngày 18/10/2010, Vietinbank thông báo chào bán cổ phiếu cho cổđông hiện hữu, số lượng cổ phiếu đăng ký phát hành là 392.000.000 cổ phiếu, tổng số vốn huy động dự kiến là 3.920.000.000.000 đồng. Năm 2008, Eximbank phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài, lần 1: phát hành 93.333.333 cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 2.800.000.000.000 đồng lên 3.733.333.330.000 đồng, lần

2: phát hành 12.890.216 cổ phiếu tăng vốn từ lợi nhuận được chia năm 2007 để tăng

vốn điều lệ từ 3.733.333.330.000 đồng lên 4.248.941.950.000 đồng. Năm 2006, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương thông báo phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, số lượng cổ phiếu phát hành là 130.821 cổ phiếu, mệnh giá là 5.000.000 đồng/cổ phần. Năm 2009, Ngân hàng TMCP Đông Á phát hành cổ phiếu cho các cổ đồng hiện hữu, số lượng cổ phiếu phát hành là 52.000.000 cổ phiếu. Ngày 20/11/2010, Ngân hàng TMCP Đông Á thông báo phát hành cổ phiếu ra công chúng, số lượng cổ phiếu đăng ký chào bán là 110.000.000 cổ phần, đối tượng phát hành là toàn bộ cổ đông hiện hữu. Năm 2010, Southernbank thông báo phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ năm 2010, số lượng cổ phiếu phát hành là 48.086.763 cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 2.568.132.370.000 đồng lên 3.049.000.000.000 đồng. Ngày 26/06/2010, Ngân hàng TMCP Phương Tây thông báo phát hành cổ phiếu ra công chúng, số lượng cổ phiếu đăng ký phát hành là 100.000.000 cổ phiếu, số lượng dự kiến phát hành cho cổ đông hiện hữu là 99.272.835 cổ phiếu, mục đích của việc phát hành là để tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỷđồng lên 2.000 tỷđồng.

Qua việc liệt kê việc phát hành cổ phiếu nói trên, ta thấy hầu hết các NHTMCP đều phát hành cổ phiếu mới cho cổ đông hiện hữu nắm giữ, nhằm tránh việc pha loãng quyền sở hữu ngân hàng, nhưng đồng thời cũng gây áp lực vốn cho cổ đông hiện hữu nhất là vào các thời điểm thị trường chứng khoán sụt giảm và ít được quan tâm của nhà đầu tư.

2.3.2.2. Chuyn đổi t trái phiếu chuyn đổi thành c phiếu ph thơng:

Ngồi việc ngân hàng phát hành cho cổ đông hiện hữu như trên, ngân hàng còn phát hành trái phiếu chuyển đổi trước đó, đợi đến khi tới thời hạn chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu thì ngân hàng có thể tăng vốn điều lệ đáp ứng theo yêu cầu của nhà nước.

Bng 2.14: Tăng vn t có bng chuyn đổi trái phiếu chuyn đổi thành c

phiếu ph thông.

STT TÊN NGÂN HÀNG Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007 Năm 2006

1 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 2 Ngân hàng TMCP Công Thương 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 3 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 4 Ngân hàng TMCP Á Châu 0.000 0.000 1,349.931 550.023 1,100.046 0.000 5 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 6 Ngân hàng TMCP Đông Á 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 7 Ngân hàng TMCP Sài Gòn 0.000 0.000 1,118.333 0.000 0.000 0.000 8 Ngân hàng TMCP Phương Nam 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 9 Ngân hàng TMCP Phương Tây 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 10 Ngân hàng TMCP Xăng dầu

Petrolimex 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000

Ngày 10/11/2009, Ngân hàng TMCP Sài Gịn thơng báo chào bán trái phiếu chuyển đổi năm 2009 cho cổ đông hiện hữu, thời hạn 13 tháng, lãi suất trái phiếu là 10,5%/13 tháng, số lượng trái phiếu đăng ký chào bán là 1.000.000 trái phiếu, mệnh giá trái phiếu: 1.000.000 đồng, tỷ lệ chuyển đổi là 1:110,5 (tổng vốn gốc và lãi của 01 trái phiếu được chuyển đổi thành 110,5 cổ phần phổ thông).

2.3.2.3. Mua bán và sáp nhp ngân hàng (M&A ngân hàng):

Hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng giai đoạn 1997 đến 2004 diễn ra rất ít và mang tính bắt buộc nhiều hơn tự nguyện, cho đến khi luật đầu tư nước ngoài năm 2005, luật doanh nghiệp 2005, luật chứng khốn 2006 có hiệu lực, hoạt động M&A mới diễn ra thực sự. Theo thống kê của hãng kiểm toán quốc tế Pricewaterhouse Coopers, năm 2005, có 18 vụ sáp nhập với tổng giá trị 61 triệu USD. Năm 2006, số vụ sáp nhập là 38 vụ với tổng giá trị 299 triệu USD. Năm 2007, VN đã có khoảng 113 vụ M&A với tổng trị giá lên tới 1,753 triệu USD. Năm 2009, VN có khoảng 230 thương vụ M&A được công bố, trị giá 112 tỷ USD. Các vụ sáp nhập, mua lại giai đoạn từ năm 2005 đến nay đã có trường hợp ngân hàng VN bán cổ phần cho các tập đồn tài chính ngân hàng nước ngồi hoặc sáp nhập, mua lại các ngân hàng trong nước, nhưng chưa có trường hợp ngân hàng VN mua lại ngân hàng nước ngoài. M&A chính là con đường ngắn nhất để xâm nhập thị trường của các ngân hàng nước ngồi. Một số trường hợp điển hình của M&A VN trong những năm gần đây:

Ngân hàng TMCP Xut Nhp Khu VN: Tháng 06/ 2007, Eximbank đã ký kết thoả thuận bán 500 tỷ đồng vốn điều lệ cho 16 đối tác chiến lược trong nước là các tập đoàn kinh doanh có uy tín, với giá bán gấp 8 lần mệnh giá, tương đương với 4.000 tỷ đồng. Các đối tác đó bao gồm: Tổng công ty xuất nhập khẩu tổng hợp 1, Công ty dịch vụ hàng không Saco, Công ty đầu tư Masan, Công ty đầu tư chứng khoán Bản Việt, Quỹ đầu tư chứng khốn VN, Tổng Cơng ty Thương mại Sài Gịn, Cơng ty Sóng Việt, Công ty TNHH địa ốc Phú Long, Công ty kiều hối Tân Vạn Hưng, Cơng ty tài chính dầu khí, NHTM CP Á Châu, Cơng ty cổ phần đầu tư tài chính Sài Gịn - Á châu, Công ty cổ phần đầu tư thương mại Nguyễn Kim (Siêu thị Nguyễn Kim), Công ty dịch vụ bưu chính viễn thơng Sài Gịn, Tập đồn Kinh Đơ, Tổng cơng ty cơng nghiệp Sài Gịn. Tháng 08/2007, Eximbank bán 25% cổ phần cho 4 nhà đầu tư nước ngoài là nhà đầu tư chiến lược Sumitomo Mitsui Banking Corporation (đây là một trong số ít tập đồn tài chính ngân hàng lớn của Nhật Bản và thế giới) 15% vốn điều lệ của Eximbank; nhà đầu tư VOF Investment Limited-British Virgin Islands mua 5%; Mirae Asset Exim Investment Limited thuộc tập đoàn Mirae Asset Hàn Quốc là 4,5% và Mirae Asset Maps Opportunity Vietnam Equity Balanced Fund 1 là 0,5%. Bên cạnh đó, Eximbank cũng đầu tư cổ phần vào một số ngân hàng trong nước:

Hình 2.5: Các khon đầu tư vào ngân hàng khác ca Eximbank năm 2010 và năm 2011.

Ngân hàng TMCP K Thương VN: Tháng 07/2007, Techcombank được NHNN cho phép bán thêm 5% cổ phần cho HSBC, nâng tỉ lệ sở hữu cổ phần của HSBC tại Techcombank lên 15%. Với giá trị cổ phần sở hữu 5% ước tính 33,7 triệu USD (tương đương 539,4 tỉ đồng) tại Techcombank, HSBC là ngân hàng nước ngoài đầu tiên được phép nắm giữ 15% vốn đầu tư chiến lược của một ngân hàng cổ phần VN. Hiện nay, cổ phần của HSBC tại Techcombank là 20%.

Ngân hàng TMCP Ngoi thương VN: Ngày 22/10/2007, tại Hà Nội, Vietcombank và Ngân hàng TMCP Quân Đội đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược. Vietcombank nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần trong Ngân hàng TMCP Quân Đội lên 11% vào cuối năm 2010. Ngoài việc nắm giữ cổ phần của Ngân hàng TMCP Quân Đội, Vietcombank cũng nắm giữ cổ phần của rất nhiều các ngân hàng trong nước.

Hình 2.6: Các khon đầu tư vào ngân hàng khác ca Vietcombank năm 2011.

Ngân hàng TMCP Công Thương VN:

Hình 2.7: Các khon đầu tư vào ngân hàng khác ca Vietinbank năm 2010 và năm 2011.

Ngân hàng TMCP Phương Nam: Ngân hàng United Overseas Bank (UOB),

một trong những tập đồn tài chính ở Singapore, là cổđông chiến lược của Ngân hàng Phương Nam, hiện sở hữu 20% cổ phần.

M&A ngân hàng cũng góp phần làm gia tăng vốn tự có của các NHTMCP VN, giúp tăng cường khả năng tài chính, khả năng cạnh tranh, giúp các ngân hàng VN học hỏi được các công nghệ và kinh nghiệm quản lý của các tổ chức tài chính uy tín ở nước ngồi.

Bng 2.15: T l nm gi ca mt s ngân hàng nước ngoài ti các NHTM trong nước.

Tên ngân hàng Ngân hàng nước ngoài nm gi

T l nm giữđến Quý

3/2011

Chú ý

ACB Standard Chartered 11,47% Bao gồm 4,13% của S.D Bank và

7,34% của công ty con S.D APR

Sacombank ANZ 9,78% ANZ có kế hoạch thối vốn

nhưng chưa thực hiện được

Eximbank Sumitomo Mitsui 15% -

Techcombank HSBC 20% -

SEABank Societe Generale 20% -

Phương Nam UOB 19,99% -

Phương Đông (OCB) BNP Paribas 15% Sẽ tăng lên tỷ lệ sở hữu lên 20% trong 2011

VIB Common Wealth 20% -

Habubank Deutsche Bank 10% -

Ngun: Cơng ty chng khốn Vietcombank tng hp

2.3.2.4. Mt s phương thc khác:

Ngoài các phương thức tăng vốn ở trên, ngân hàng cịn có thể thực hiện các biện pháp tăng vốn từ bên ngoài khác như bán tài sản và thuê lại, chuyển đổi chứng khoán nợ thành cổ phiếu hoặc nhận lãi từ trái phiếu chính phủ,…

Năm 2008, Vietinbank tăng vốn điều lệ từ nhận lãi trái phiếu chính phủ năm 2008 và tăng vốn từ giảm các khoản vay NHNN theo Quyết định số 37/2007/QĐ- NHNN của NHNN VN 35.925 triệu đồng.

Hình 2.8: Tình hình thay đổi vn điu l ca Ngân hàng TMCP Công Thương VN năm 2008.

2.4. Nhng chuyn biến ca h thng NHTMCP VN sau khi tăng vn t có: 2.4.1. Nhng chuyn biến tích cc:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp tăng vốn tự có tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)