Hệ thống mạng lưới của ngân hàng ngày càng mở rộng hơn nữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp tăng vốn tự có tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 79)

Hình 1 .2 Tỷ lệ vốn cấp 1 của hệ thống ngân hàng thế giới

d/ Triển khai thêm nhiều hoạt động kinh doanh mới, đa dạng hóa dịch vụ

2.4 Những chuyển biến của hệ thống NHTMCP VN sau khi tăng vốn tự có

2.4.1.4 Hệ thống mạng lưới của ngân hàng ngày càng mở rộng hơn nữa

Trong môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, để mở rộng mạng lưới chi nhánh, phịng giao dịch, thành lập cơng ty con nhằm chiếm lĩnh thị phần, đồng thời tạo lòng tin đối với khách hàng, các NHTMCP đều mong muốn có cơ sở tại những vị trí trung tâm có tiềm năng cho việc huy động vốn, cho vay và thực hiện các dịch vụ khác. Để thực hiện được điều này trong phạm vi điều chỉnh của Quyết định số 13/2008/QĐ-NHNN ngày 29/04/2008 do NHNN ban hành quy định về mạng lưới hoạt động của NHTM, biện pháp được các NHTMCP quan tâm đầu tiên là tăng vốn

điều lệ để tăng vốn tự có. Thực tế đã chứng minh qua bảng 2.3 (Mối quan hệ giữa vốn điều lệ với mở rộng mạng lưới tại các NHTMCP VN tính đến cuối năm 2010).

Việc tăng vốn điều lệđể tăng vốn tự có là việc tất yếu đểđảm bảo quy định về mở mới chi nhánh, phòng giao dịch tại các ngân hàng. Cụ thể:

Trong 6 tháng đầu năm 2009, Eximbank đã khai trương mở rộng thêm 10 phòng giao dịch nâng tổng số phòng giao dịch lên 121 đơn vị. Đến quý 3/2009, mạng lưới hoạt động của Eximbank đạt 124 đơn vị trên toàn quốc. Đến cuối năm 2009, Southernbank tiếp tục mở thêm 6 đơn vị tại các địa bàn trọng điểm, nâng tổng số mạng lưới hoạt động lên 87 đơn vị. Ngày 20/8/2010, Ngân hàng ACB đã đưa vào hoạt động một phòng giao dịch mới. Đây là đơn vị thứ 260 trong hệ thống chi nhánh và phịng giao dịch của ACB trên tồn quốc.

2.4.1.5. Kh năng cnh tranh ca các NHTMCP ngày càng tăng:

Mặc dù trên một số phương diện, khả năng cạnh tranh của các ngân hàng trong nước cịn yếu. Song, các NHTMCP vẫn có những lợi thế cạnh tranh nhất định, như có mạng lưới đủ rộng để tiếp cận dân cư, mở rộng thị phần, tạo lập được đông đảo những khách hàng truyền thống với những tập quán, thói quen mà các ngân hàng nước ngồi khơng dễ gì thay đổi được. Các NHTMCP đã phát triển mạng lưới nhanh chóng. Hiện tại, hệ thống NHTMCP đều có chi nhánh hoặc phòng giao dịch ở khắp các tỉnh, thành phố và hầu như ở tất cả các khu cơng nghiệp đều có mạng lưới của các NHTMCP; Xây dựng được bộ máy quản lý và mạng lưới tổ chức phù hợp với yêu cầu phát triển trong từng thời kỳ. Trong đó, đội ngũ cán bộ trong ngành ngân hàng trưởng thành nhanh chóng, có khả năng tiếp cận kiến thức mới và công nghệ ngân hàng hiện đại, có năng lực điều hành và thực hiện các hoạt động ngân hàng ngày càng có tính chun nghiệp hơn theo yêu cầu của nền kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế về tài chính – ngân hàng; Cơ sở vật chất của các NHTMCP ngày càng được tăng cường, đảm bảo điều kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ với các trang thiết bị cần thiết; Khuôn khổ pháp lý về hoạt động thanh tốn qua ngân hàng khơng ngừng được

hồn thiện, làm cơ sở để các NHTMCP đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến qui trình giao dịch. Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng đã giúp các NHTMCP mở rộng các loại hình và phương thức cung cấp dịch vụ thanh toán và dịch vụ ngân hàng hiện đại;

Hơn nữa, đến nay các NHTMCP cũng đã tiếp cận được khơng ít kinh nghiệm, kỹ năng và cơng nghệđể có thể theo kịp ngân hàng nước ngoài. Đến nay, hầu hết các NHTMCP đều hoạt động theo hướng hiện đại hoá và đa dạng hoá sản phẩm. Nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại, các ngân hàng đang đầu tư nâng cấp mạng diện rộng và nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin bằng các giải pháp kỹ thuật và phương thức phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng VN và các chuẩn mực thông lệ quốc tế. Hơn nữa, cơng cuộc hiện đại hố các NHTM có được sự tài trợ của WB, với số vốn lên tới 300 triệu USD trong giai đoạn I; giai đoạn II đang được triển khai tiếp, dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2010.

Đồng thời, với nỗ lực cơ cấu lại toàn diện các NHTM, NHTMCP đã tạo được sự cải thiện về chất so với trước, cả về mặt tài chính, cơng nghệ, trình độ quản trị, điều hành.

Hệ thống cơng nghệ NHTMCP đạt trình độ trung bình trong khu vực, nhất là sau khi thực hiện thành cơng Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh tốn giai đoạn I. Q trình đổi mới và áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại đã và đang được thúc đẩy mạnh mẽ nhằm tạo ra sựđồng bộ, có khả năng khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân hàng.

2.4.2. Nhng đim còn hn chế:

2.4.2.1. Quy mô vn t có ti các NHTMCP VN có tăng trưởng nhưng vn cịn nh so vi các ngân hàng trong khu vc:

Mặc dù vốn tự có của các ngân hàng đã tăng trưởng mạnh trong thời gian qua, vốn điều lệ trung bình hiện nay của hệ thống NHTM VN là 3.666 tỷ đồng (tương đương 183 triệu USD) nhưng so với vốn điều lệ bình quân của các NHTM trong khu

vực thì vốn của các NHTMCP VN còn quá nhỏ (bảng 2.1). Điều này là một cản trở rất lớn cho sự phát triển quy mô tài sản theo quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và cạnh tranh mở rộng hoạt động, thị phần hoạt động của ngân hàng VN so với ngân hàng nước ngoài trong xu hướng hội nhập. Do đó, áp lực tăng vốn điều lệ của hệ thống NHTM VN, đặc biệt là với các NHTMCP nhỏ là một sức ép rất lớn không chỉ trong năm 2011 mà còn kéo dài trong thời gian sắp tới.

2.4.2.2. S lượng các NHMTCP VN chưa đạt vn ti thiu theo quy định ca Nghị định s 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 tính ti thi đim cui Nghị định s 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 tính ti thi đim cui năm 2010 vn còn chiếm t trng đáng k:

NHTMCP VN đã nỗ lực tăng vốn qua các năm, tuy nhiên, cho đến thời điểm cuối năm 2010 vẫn còn khoảng trên 10 ngân hàng trong tổng số 37 ngân hàng chưa đạt mức vốn theo quy định của Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006. 10 ngân hàng có vốn điều lệ từ 1.500-2.800 tỷ đồng và không thể tăng vốn đúng thời hạn do thị trường chứng khốn diễn biến khơng thuận lợi. Chính vì vậy, NHNN đã phải gia hạn cho việc tăng vốn đến hết 31/12/2011.

Bng 2.16: Tình hình tăng vn ca 10 NH chưa đáp ng vào cui năm 2010.

Đơn vị tính: tỷđồng.

Tên ngân hàng Vn điu

l 2010 Phương án tăng vn

Ngân hàng TMCP Phương Đông 2.635

Dự kiến tăng vốn lên 3.402 tỷđồng vào 2 quý cuối năm nay (trong đó có phần tăng vốn của đối tác chiến lược BNPP là 270 tỷđồng đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận).

Ngân hàng TMCP Phát triển nhà 2.000 -

Ngân hàng TMCP Đệ Nhất 2.000 Hồn thành trong Q2.2011 thơng qua phát hành cổ phiếu cho cổđông hiện hữu.

Ngân hàng TMCP Nam Á 2.000

Hồn thành tăng vốn vào T1.2011 thơng qua chào bán công khai, cho cán bộ cnv và nhà đầu tư chiến lược.

Ngân hàng TMCP Gia Định 2.000 Dự kiến hoàn tất tăng vốn lên 3.000 tỷđồng trong tháng 8 thông qua phát hành cho cổđông hiện hữu. Ngân hàng TMCP Xăng dầu

Petrolimex 2.000

Phát hành thêm cho cổđơng hiện hữu, dự kiến hồn thành trong T9.2011.

Ngân hàng TMCP Phương Tây 2.000 Hồn thành trong T2.2011 thơng qua phát hành cho cổđông hiện hữu, cán bộ cnv và cổđông chiến lược. Ngân hàng TMCP Nam Việt 1.820 Hoàn thành trong T3.2011 thông qua phát hành thêm

cổ phiếu. Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng

Thương 2.460

Tăng vốn lên 3.500 tỷđồng thông qua phát hành cho cổđông hiện hữu và nhà đầu tư trong nước, đã được NHNN chấp thuận ngày 20/09/2011.

Nguyên nhân dẫn đến việc các ngân hàng gặp khó khăn trong tăng vốn là do:

Phần lớn các kế hoạch tăng vốn của các ngân hàng chưa đạt yêu cầu vốn tối thiểu là do chưa hoạch định kế hoạch tăng vốn ở tầm chiến lược lâu dài và bền vững nên khi vạch ra kế hoạch chưa đi kèm với kế hoạch sử dụng vốn cụ thể, vì vậy, thường phải điều chỉnh kế hoạch và không đạt kế hoạch tăng vốn.

Một số ngân hàng vạch ra trong kế hoạch tăng vốn bằng cách bán cho cổđông chiến lược nhưng vì chưa chuẩn bị trước nên vẫn không thực hiện như Ngân hàng Nam Á,…

Hậu quả của các NHTMCP chưa đạt vốn tối thiểu theo quy định và sức cạnh tranh kém hơn các ngân hàng khác, thị trường cũng có cái nhìn kém lạc quan hơn đối với các ngân hàng này. Điều này có thể kiến thị phần của các ngân hàng này bị giảm sút đáng kể.

2.4.2.3. NHTMCP khơng xác định được mình cn tăng thêm bao nhiêu vn là phù hp:

Do tăng vốn quá nhanh, trong khi quy mô kinh doanh vẫn như cũ (hoặc có tăng chút ít) nên đã có một số NHTMCP gặp khó khăn trong việc tiêu hóa nguồn vốn tăng thêm, đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Một bằng chứng hiển nhiên là tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của một số NHTMCP VN trong thời gian qua đã vượt xa mức tối thiểu là 8% (có ngân hàng do tăng vốn quá nhanh đã đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đến 30%).

Nhiều ngân hàng cứ tăng vốn mà không hoạch định được nhu cầu mức vốn tăng thêm là bao nhiêu cho phù hợp với quy mô hoạt động như nhu cầu nâng cao cơ sở

vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô cho vay, phạm vi kinh doanh, địa bàn hoạt động.

Tăng vốn nhưng khơng đảm bảo tính khả thi của hiệu quả kinh doanh trên cơ sở vốn điều lệ mới, điều này có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và kết quả hoạt động của ngân hàng, thể hiện qua sự biến động theo chiều hướng bất lợi của các chỉ tiêu như lãi ròng trên vốn (ROE), lãi rịng trên tổng tài sản có (ROA), mức tăng trưởng tín dụng, mức tăng trưởng tài sản có, mức tăng tiền gửi…

Tăng vốn nhưng khả năng quản trị, năng lực quản lý, giám sát của ngân hàng đối với quy mô vốn và quy mô hoạt động lại không tăng lên tương ứng: ngân hàng chưa có đủ trình độ, năng lực, số lượng nhân sự cần thiết để quản trị, điều hành và kiểm soát được quy mô hoạt động tăng lên (như mức tăng tổng tài sản có dự kiến, mà đặc biệt là mức tăng tổng dư nợ), đảm bảo các quy định về an toàn hoạt động.

Doanh thu, lợi nhuận từ mảng dịch vụ chưa thể bằng một nửa mảng tín dụng. Nhiều ngân hàng đem vốn đầu tư bất động sản và đầu tư chứng khoán. Lợi nhuận của một số ngân hàng tăng vọt không phải từ nghiệp vụ truyền thống tiền tệ, mà từ kinh doanh chứng khoán. Các khoản lợi nhuận từ chứng khốn đó rõ ràng là khơng bền vững một khi thị trường tài chính biến động thất thường mà điều này đang được cảnh báo trong giai đoạn hiện nay khi mà thị trường chứng khốn đang đi vào bế tắc và có những dự báo khơng mấy khả quan.

2.4.2.4. Vn t có tăng nhưng cht lượng và hiu qu không tăng tương xng:

Việc điều hành một ngân hàng có số vốn điều lệ cả ngàn tỷ đồng hồn tồn khơng giống việc điều hành một ngân hàng chỉ vài trăm tỷ vốn điều lệ. Vốn tăng vài trăm phần trăm, song khối lượng công việc tăng có khi đến vài ngàn phần trăm, khả năng bao qt, tầm nhìn, hệ thống thơng tin - phản hồi... đều phải tăng và đòi hỏi tốt hơn trước là những áp lực đầu tiên.

Các nghiệp vụ ngân hàng hiện tại còn quá đơn giản và chưa đa dạng. Hầu hết các NHTM cổ phần vẫn chỉ phát triển các sản phẩm truyền thống liên quan đến nghiệp

vụ tín dụng, nhận gửi và thanh toán. Hệ thống dịch vụ NHTM trong nước còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng và nặng về dịch vụ ngân hàng truyền thống. Các ngân hàng huy động vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi chiếm 94% tổng nguồn vốn huy động và cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, chiếm trên 80% tổng thu nhập.

Khi cổđơng góp vốn, đồng tiền của họ phải được sử dụng hiệu quả nhất. Huy động vốn thì rất nhanh nhưng nhiều NHTMCP đã chưa chuẩn bị kế hoạch sử dụng lượng vốn huy động này trong kế hoạch kinh doanh sắp tới có hiệu quả, đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả và đem lại nhiều lợi nhuận cho các cổđơng nhất.

Các NHTMCP phải tính tới việc làm sao khi mở rộng quy mô phải đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực để không ảnh hưởng tới khả năng phục vụ khách hàng, trình độ quản lý kinh doanh chưa cao, tính chuyên nghiệp trong hoạt động NHTM hiện đại còn thấp. Năng lực quản lý và lãnh đạo không theo kịp với sự phát triển về qui mô. Chất lượng đội ngũ cán bộ thấp, số lượng cán bộ dư thừa, năng suất lao động thấp đã gây cản trở nhất định cho việc xây dựng một hệ thống NHTM hiện đại. Đồng thời bài tốn duy trì tỷ lệ cổ tức cao cũng là yêu cầu không hề dễđối với ban điều hành.

Mở rộng mạng lưới của các ngân hàng là điều dễ thấy, ai cũng tập trung ở thành phố lớn. Chỉ một đoạn ngắn vài trăm mét trên các đường phốở TP. HCM có thể thấy cách vài số nhà lại có một chi nhánh, phịng giao dịch ngân hàng hoạt động, thậm chí 4-5 phịng giao dịch ngân hàng còn mở nằm cạnh nhau để cùng chia sẻ thị phần, song tại các tỉnh lại rất thiếu vắng. Đây chính là mảnh đất cịn khá màu mỡ cho các ngân hàng khẳng định chỗ đứng trước khi các “ông lớn” ngân hàng nước ngoài xuất hiện. Đặc biệt, việc mở rộng mạng lưới không đi liền với việc mở rộng dịch vụ cung cấp. Hiện nay, nghiệp vụ chủ yếu vẫn là huy động vốn và cho vay, vì thế các ngân hàng đang dồn nhau vào chỗ khó, bởi lượng tiền gửi trong dân không tăng là bao mà chi nhánh và phòng giao dịch của ngân hàng lại tăng nhiều thì tất yếu phải có nơi “ế khách”.

Nếu ngân hàng không cố gắng đạt chất lượng và hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn tăng thêm, thì vơ hình chung thì sẽ làm giảm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư ngân hàng, kể cả nhà đầu tư hiện hữu và nhà đầu tư tiềm năng, do tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE giảm. ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổđông, tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổđông thường.

Công thức:

Lợi nhuận rịng dành cho cổđơng thường ROE =

Vốn cổ phần thường

Theo công thức trên, nếu vốn cổ phần vốn cổ phần thường của ngân hàng tăng mà lợi nhuận khơng thay đổi thì sẽ làm tỷ số ROE giảm. Tỷ lệ ROE càng thấy càng

thấp chứng tỏ ngân hàng sử dụng không hiệu quảđồng vốn của cổ đông. Cho nên hệ

số ROE càng thấp thì các cổ phiếu càng ít hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.

2.4.2.5. C phiếu ngân hàng khơng cịn nhn được nhiu s quan tâm:

Cho đến thời điểm cuối năm 2010, các NHTMCP cũng đồng loạt thông báo kế hoạch tăng vốn với cổ đơng. Nhưng có một điểm khác cốt yếu đó là tình hình thị trường chứng khốn thời điểm hiện nay khác xa so với đầu năm 2007. Mùa đại hội cổ đông tháng 2 tới tháng 3 năm 2007, khi mà thị trường chứng khoán vẫn đang tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp tăng vốn tự có tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)