Hình 1 .2 Tỷ lệ vốn cấp 1 của hệ thống ngân hàng thế giới
d/ Triển khai thêm nhiều hoạt động kinh doanh mới, đa dạng hóa dịch vụ
2.5 Nguyên nhân hạn chế
2.5.1. Thị trường tài chính tiền tệ trong nước vẫn cịn nhỏ và có nhiều bất cập:
Sau gần 20 năm đổi mới, hệ thống tài chính VN đã có bước chuyển từ hành chính, bao cấp sang vận hành theo cơ chế thị trường như đã có nhiều cải cách về hệ thống thuế, đổi mới hệ thống ngân hàng và tiền tệ, phát triển thị trường bảo hiểm, xây dựng thị trường chứng khoán...Tuy nhiên, hệ thống thị trường tài chính VN vẫn còn thiếu đồng bộ và bất cập cả trên 3 phương diện: cơ sở pháp lý, cơ chế vận hành và năng lực tổ chức giám sát thực hiện. Có thể nói, thị trường tài chính cịn tụt hậu khá xa so với nhu cầu phát triển như vẫn còn hạn chế một phần đối với nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, thị trường chứng khoán tuy đã được hình thành,
nhưng vẫn còn rất nhỏ bé và chưa trở thành một kênh huy động vốn hữu hiệu như mong muốn. Trong khi đó, hoạt động giao dịch cổ phiếu phi chính thức, thị trường trái phiếu vẫn cịn rất sơ khai, mang tính tự phát và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Yêu cầu lớn nhất hiện nay là phải nhanh chóng hồn thiện môi trường pháp lý để tạo nền tảng cho sự phát triển ổn định lâu dài.
Hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng tự do hóa tài chính đang làm tăng áp lực cạnh tranh đồng thời gia tăng rủi ro lãi suất, tỷ giá, chu chuyển vốn của thị trường tiền tệ. Do đó, hệ thống tài chính trong nước sẽ phải đối mặt với bất ổn và khủng hoảng có thểđến từ thị trường quốc tế.
Hệ thống doanh nghiệp, khách hàng chủ yếu của ngân hàng, hiện có sức cạnh tranh yếu. Bên cạnh đó, lý do cơng nghệ yếu, năng lực cạnh tranh thấp đã làm giảm hiệu quả kinh doanh và tăng khả năng bị tổn thương của hệ thống ngân hàng.
Với VN, mặc dù các thị trường bộ phận của thị trường tiền tệ hoàn chỉnh đã xuất hiện, nhưng qui mơ, hiệu quả và tính cạnh tranh còn yếu. Sự liên kết giữa các thị trường tiền tệ bộ phận chưa chặt chẽ, thiếu công cụ, công nghệ kỹ thuật về thanh toán, giao dịch dẫn đến quy trình kiểm sốt và khn khổ thể chế chưa hiệu quả.
Đáng nói hiện nay, tình trạng ''độc canh" tín dụng vẫn cịn phổ biến ở nhiều ngân hàng. Tín dụng vẫn là hoạt động tạo ra thu nhập chủ yếu của các NHTM VN, nơi mà các hoạt động phi tín dụng và dịch vụ phụ chưa phát triển. Hầu hết các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại mới chỉ ở giai đoạn thứ nghiệp hoặc triển khai thí điểm.
Thị trường vốn và thị trường tiền tệ nội địa còn đang ở giai đoạn phát triển ban đầu và được đặc trưng bởi tính cạnh tranh thấp. Thị trường bị chia cắt thiếu sự liên kết, hỗ trợ giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ, phát triển chưa đồng bộ ngay cả giữa các thị trường tiền tệ bộ phận; qui mô nhỏ và tính linh hoạt thấp. Rủi ro thị trường đối với các NHTM được nhân đôi khi mà thể chế thị trường các yếu tố sản xuất cịn chưa hình thành hoặc đã có nhưng chưa phát triển, đặc biệt là thị trường bất động sản và thị trường vốn.
2.5.2. Những biến động kinh tế trong nước và thế giới:
Kinh tế thế giới đang phải đối mặt với những khó khăn, dự báo không mấy được sáng sủa mà gần đây chính là sự khủng hoảng của thị trường tài chính. Cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Âu đã chuyển thành khủng hoảng nợ công trầm trọng, tác động nghiêm trọng đến khu vực đồng Euro, các ngân hàng, khả năng cạnh tranh của một số nước thành viên. Trong khi đó, Mỹ phải giải quyết triệt để các vấn đề nợ, chi tiêu và cải cách thuế để thúc đẩy tăng trưởng ở khu vực tư nhân, cũng như chính sách thương mại. Các nhà đầu tư cảm thấy lo lắng về hệ thống ngân hàng Mỹ và ngân hàng Châu Âu liệu có thể chóng chọi trước “cơn lũ tài chính” này khơng?
Thời gian qua, đã có những thơng tin cho thấy cổ đông không mấy mặn mà với lộ trình tăng vốn của các ngân hàng do lợi nhuận của các ngân hàng được dự báo sẽ kém vì những khó khăn chung của nền kinh tế trong nước và thế giới.
Kinh tế thế giới khó khăn, một số nhà đầu tư nước ngồi muốn rút vốn quay về nước để bảo vệ quyền lợi thiết yếu của mình ở nước của họ để tránh đổ vỡ trong nước. Mặt khác, các dòng đầu tư mới cũng bị hạn hẹp lại do sức ép khó khăn ở trong nước của họ khiến dịng tiền khơng còn dồi dào như trước. Điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến luồng tiền ngoại đầu tư vào lĩnh vực tài chính ngân hàng của nước ta.
Bên cạnh đó, kinh tế trong nước cũng còn nhiều bất ổn như lạm phát cao khiến sức mua của VNĐ yếu đi, môi trường pháp lý chưa ổn định, hệ thống luật pháp về tài chính chưa thật hồn chỉnh, thủ tục hành chánh rườm rà, nhiêu khê, …cũng hạn chế một phần dòng vốn ngoại đầu tư vào trong nước, bên cạnh việc pháp hành cổ phiếu ngân hàng và lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu càng giảm khiến việc huy động vốn của ngân hàng khơng cịn dễ dàng.
2.5.3. Nhiều NHTMCP đã tăng vốn một cách quá mức trong thời gian ngắn:
Trong khoảng thời gian gần đây, cuộc đua tăng vốn đã diễn ra hết sức sôi động trong khối các NHTMCP. Theo TS. Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị
Kinh doanh, Trường đại học Ngân hàng TP.HCM, việc tăng vốn điều lệ là cần thiết đối với các ngân hàng trong việc nâng cao năng lực tài chính và vị thế cạnh tranh. Đặc biệt là khi nền kinh tế VN ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và đầu năm 2010 tới, các ngân hàng ngoại sẽ được đối xử hồn tồn bình đẳng với nhà băng nội. Bởi vốn điều lệ tăng, các nhà băng sẽ chống đỡđược rủi ro và đảm bảo an toàn cho hệ thống. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng đã tăng vốn một cách quá mức, lớn hơn nhiều so với mức độ và phạm vi hoạt động. Và điều này không chỉ gây áp lực trả cổ tức cao, mà còn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro khơng chỉ với chính ngân hàng đó, mà cịn cho cả hệ thống ngân hàng VN.
Thực tế tăng vốn quá cao, thường gấp hơn 2 lần so với mức vốn hiện tại của nhiều NHTMCP đang được xem là không tương xứng với mức độ và phạm vi hoạt động của các ngân hàng. Hậu quả không chỉ là áp lực làm sao có thể duy trì mức trả cổ tức cao, mà còn là hàng loạt các vấn đề khác như:
Phần lớn các ngân hàng đặt ra trong kế hoạch tăng vốn là để phát triển thêm các điểm giao dịch bán lẻ (theo quy định, ngân hàng muốn mở thêm một chi nhánh thì phải có vốn tối thiểu tương ứng là 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng) dẫn đến hiệu quả hoạt động không cao, vốn tăng nhưng lợi nhuận không tăng tương xứng.
Đi kèm với sử dụng vốn để mở rộng chi nhánh, các ngân hàng cịn sử dụng để nâng cấp cơng nghệ, tuy nhiên chưa chú trọng nhiều đến sự kết nối cơng nghệ giữa các ngân hàng dẫn đến tính hiệu quả chưa cao. Ví dụ, tại một địa điểm người ta có thể nhìn thấy 2 máy ATM của 2 hệ thống ngân hàng đặt liền kề nhau,…
Chi trả cổ tức chia cho cổ đông quá thấp (Ngân hàng TMCP Gia Định, Ngân hàng TMCP Nam Á,…) do lợi nhuận chỉ đạt mức kiêm tốn, nhưng tiền thưởng dành cho Hội đồng quản trị, Ban giám sát, Ban giám đốc rất cao, không tưng xứng giữa công sức và thành quảđược hưởng.
2.5.4. Không xây dựng phương án tăng vốn thật cụ thể, chi tiết trước khi tăng vốn: vốn:
Nhìn nhận chung về nền kinh tế trong những năm gần đây là khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội do kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, lạm phát trong nước tăng cao, sự sụt giảm của thị trường chứng khoán trong thời gian dài khiến áp lực tăng vốn của các NHTMCP càng khó khăn hơn.
Trái ngược với xu thế chung đó, một số NHTMCP đặt kế hoạch tăng vốn khá “shock”, với những con số năm sau tăng gấp đôi, hơn gấp đôi năm trước. Việc các NHTMCP tăng vốn ồạt, giống như là một cuộc chạy đua, một phần cũng là nhằm đáp ứng yêu cầu của NHNN, một phần là do chạy theo trào lưu tăng vốn để chứng tỏ, “PR” cho thương hiệu nhưng chưa thực cần thiết. Do đó, để tăng vốn tự có một cách hiệu quả, chất lượng đi đôi với số lượng thì ngân hàng cần xây dựng cho mình một phương án tăng vốn thật cụ thể, chi tiết nhằm đem lại hiệu quả cao trong kế hoạch tăng vốn.
Hiện nay, hầu hết các NHTM gửi phương án tăng vốn lên NHNN chỉ trình bày rất chung chung lý do, sự cần thiết phải tăng vốn điều lệ mà chưa phân tích sâu, đi vào từng nội dung cụ thể như tăng khả năng huy động, mở rộng quy mô cho vay và phát triển mạng lưới nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng hoặc bổ sung vốn cho hoạt động đầu tư tài chính, góp vốn liên doanh, liên kết, cấp bổ sung vốn cho công ty trực thuộc hoặc nâng cao khả năng đầu tư tài sản, hiện đại hóa hệ thống cơng nghệ thơng tin phục vụ công tác quản trị ngân hàng và cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới.
Cũng chính vì các kế hoạch tăng vốn của ngân hàng rất chung chung, không xây dựng được hoạch định ở tầm chiến lược lâu dài và bền vững, khi vạch ra kế hoạch chưa đi kèm với kế hoạch sử dụng cụ thể nên thường dẫn đến việc hiệu quả sử dụng vốn tăng thêm không tăng tương ứng.
2.5.5. Sự tăng thêm của hàng tỷ cổ phiếu ngân hàng ra thị trường:
Về kế hoạch tăng vốn, hầu hết các ngân hàng đều đặt kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ trong năm 2011, các ngân hàng nhỏ cần phải đảm bảo vốn điều lệ trên 3.000 tỷ
đồng theo đúng Nghị định 141 của Chính phủ, còn các ngân hàng lớn tăng vốn đểđảm bảo hệ số CAR trên 9%. Như vậy nếu tất cả các ngân hàng đều thực hiện thành công kế hoạch tăng vốn của mình, năm 2011 thị trường sẽ bị "ngập lụt" cổ phiếu ngân hàng.
Trong bối cảnh thời “vàng son” của các ngân hàng dường như khơng cịn; thị trường tài chính – tiền tệđang gặp nhiều khó khăn; nhà đầu tư vơ vọng tìm kiếm niềm tin với thị trường chứng khốn đang bị thất lạc đâu đó. Vấn đề đặt ra là, ai sẽ sở hữu hàng tỷ cổ phiếu phát hành thêm của các NHTMCP?
Một trong các biện pháp tăng vốn là việc bán thêm cổ phần cho cổđông hiện hữu và cổđông mới, với giá thấp nhất là bằng mệnh giá. Việc tăng vốn chỉ hợp lý khi đạt được lợi nhuận kỳ vọng không thấp hơn tiền gửi ngân hàng. Tuy nhiên, lợi nhuận của khơng ít ngân hàng chỉ đạt dưới 10% và cổ tức thì cịn thấp hơn nhiều, giá cổ phiếu của ngành ngân hàng đã bị tụt giảm một cách thảm hại, thậm chí là dưới mệnh giá và tính thanh khoản rất thấp (mà nguyên nhân chính là do tăng vốn quá nhanh).
Do đó bài tốn tăng vốn là vơ cùng nan giải, đặc biệt là khối lượng cổ phần phát hành mới quá lớn, đến mức bội thực. Quyền lợi mua cổ phần của cổ đông ngân hàng trong trường hợp này trở thành hữu quyền vô lợi.
Gần đây, NHNN đã cho phép một số ngân hàng có vốn điều lệ 1.000 tỉ đồng được niêm yết trên sàn chứng khoán để tăng cơ hội huy động đủ vốn điều lệ. Khơng có gì đảm bảo rằng ngân hàng lên sàn sẽ lập tức kiếm được gấp ba lần số vốn điều lệ hiện hữu.
Như vậy, khác nào cho phép các ngân hàng đặt cược với thị trường chứng khoán tập trung? Và hậu quả giải thể, sáp nhập xảy ra trong trường hợp này chắc chắn là xấu hơn khi chưa cho niêm yết.
Rồi yêu cầu tăng vốn cấp tập, nhưng đồng thời lại giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của mỗi cá nhân và pháp nhân lần lượt từ 20-40% xuống còn một nửa vào năm 2009 và chỉ còn 5-15% kể từ năm 2011 theo Luật các tổ chức tín dụng mới.
Như vậy, dù cổ đơng có tiềm lực tài chính hùng mạnh thì cũng buộc phải
nhường việc mua thêm cổ phần cho người khác. NHNN giải thích rằng, việc giảm tỷ lệ sở hữu là để tránh nguy cơ một nhóm nhỏ cổđơng chi phối hoạt động ngân hàng.
Xét về mặt trung hạn, nhu cầu dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ bán lẻ sẽ cịn rất lớn, vì doanh nghiệp ngày càng khó huy động vốn trên thị trường chứng khốn, nên phải trơng cậy vào kênh ngân hàng. Vì thế, trong giai đoạn này, ngân hàng có thể gặp khó khăn, cổ phiếu ngân hàng sẽ kém hấp dẫn.
Ngân hàng tăng vốn điều lệ quá nhanh, mà lợi nhuận không tăng nhanh tương ứng, thì giá trị trên mỗi cổ phiếu sẽ giảm. Theo số liệu của ACB thì năm 2007 ACB có lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu là 3.256 đồng/cổ phiếu, vốn điều lệ là 2.630 tỷ đồng. Năm 2008, ACB tăng vốn điều lệ từ 2.630 tỷ đồng lên 6.356 tỷ đồng, trong khi đó lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu là 3.628 đồng/cổ phiếu. Khi đem so sánh với Công ty Việt Hàn (VHG) có vốn điều lệ 250 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế năm 2007 là 86 tỷ đồng. Năm 2008, VHG nêu chỉ tiêu giữ nguyên vốn điều lệ, còn lợi nhuận sau thuế là 110 tỷ đồng. Nếu đạt kế hoạch đó, thì thu nhập của VHG là 4.400 đồng/cổ phiếu, cao hơn rất nhiều so với ACB. Chính nguyên nhân này làm cho giá cổ phiếu ngân hàng trở nên kém hấp dẫn các nhà đầu tư.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 nêu lên thực trạng và kết quả đạt được của quá trình tăng vốn tự có tại các NHTMCP trong thời gian vừa qua. Trong những năm trở lại đây, hàng loạt các NHTMCP lần lượt tăng vốn tự có. Vấn đề tăng vốn tự có gần như trở thành một trào lưu trong ngành ngân hàng tại VN. Nhờ vào quá trình này, quy mơ vốn tự có, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng tăng lên, thu hút được nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài và hệ thống NHTMCP đã có sự tăng trưởng ngoạn mục, đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được vẫn còn nhiều yếu tố còn hạn chế khác như nhiều ngân hàng đã tăng vốn một cách quá mức trong thời gian ngắn, các ngân hàng khó khăn trong việc sử dụng vốn tăng thêm,…làm giảm hiệu quả của quá trình tăng vốn tự có. Nguyên nhân của những hạn chế phải nói đến là mặc dù vốn tự có của các ngân hàng đã tăng nhưng quy mơ vẫn cịn nhỏ so với khu vực và trên thế giới, thêm vào đó là sự không đồng bộ giữa việc tăng vốn tự có và chất lượng hoạt động, do thị trường tài chính tiền tệ nước ta cịn nhiều bất cập,…Như vậy, để q trình tăng vốn tự có của các NHTMCP thực sự có hiệu quả thì cần phải có nhiều giải pháp tích cực. Các giải pháp này sẽ được phân tích kỹ ở Chương 3 – Biện pháp tăng vốn tự có của các NHTMCP tại VN.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG VỐN TỰ CÓ TẠI CÁC NHTMCP VN
3.1 Định hướng chiến lược phát triển Ngân hàng VN giai đoạn 2011 – 2020:
Năm 2005, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ IX, NHNN đã trình Bộ Chính trị và Chính phủ Đề án phát triển ngành ngân hàng VN đến năm