Hệ thống các điểm thu hút trên lộ trình các tuyến buýt

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (19) (Trang 47 - 54)

STT Tuyến Cự ly

(km) Các điểm thu hút trên tuyến

1

Tuyến 63: KCN Bắc Thăng Long – Tiến

Thịnh

26.2

BV đa khoa Mê Linh; Khu du lịch đồi 79 mùa xuân; KCN Bắc Thăng Long;

THPT Tiền Phong;… 2 Tuyến 68: Hà Đông –

Sân bay Nội Bài 40.7

Đại học Kiến Trúc; Đại học Giao Thông Vận Tải; Sân bay Nội Bài;… 3 Tuyến 87: BX Mỹ Đình – Quốc Oai – Xuân Mai 36.9 BX Mỹ Đình; Trường Cao Đẳng NN&PT Nông Thôn Bắc Bộ; thị trấn

Quốc Oai;… 4

Tuyến 88: BX Mỹ Đình - Hịa Lạc -

Xuân Mai

47.7 BX Mỹ Đình; Xuân Mai, Mễ Trì, Lê Quang Đạo, Đại lộ Thăng Long,... 5 Tuyến 98: Yên Phụ–

Aoen Mall 19

Aeon Mall Long Biên, điểm trung chuyển Long Biên, điểm dừng trên

đường Ngọc Thụy, Thạch Bàn,.... 6 Tuyến 99: Kim Mã –

BV Nội Tiết TW2 16.3

BV Nội Tiết, BV Da Liễu Tw, BV Bạch Mai, BX Nước Ngầm, KĐT

40 7 Tuyến 04: Long Biên

– BX Nước Ngầm 17.4

Trung chuyển Long Biên; BX Nước Ngầm; Tập Thể E6 Quỳnh Mai - Kim

Ngưu; Bv Nội Tiết Tw;… 8

Tuyến 24: Long Biên – Ngã Tư Sở - Cầu

Giấy

15.8

Đại học GTVT; Trung chuyển Long Biên; công viên Thủ Lệ; đường

Láng;…

Khu vực vận chuyển của xí nghiệp đa phần ở nội thành là chính do đó cự ly đi lại là ngắn, thời gian một chuyến đi sẽ bị kéo dài do hiện tượng ùn tắc mật độ đi lại đông. Nên xí nghiệp cần phải có cơng tác tổ chức tốt và hợp lý để tăng khả năng quay vòng, tăng số chuyến phát huy tối đa hiệu quả sản xuất mang lại lợi ích kinh doanh cho xí nghiệp.

2.2.2: Điều kiện đường sá

Do đặc thù của các tuyến VTHKCC bằng xe buýt của xí nghiệp phần lớn là các tuyến buýt hướng tâm có điểm đầu là nội thành và điểm cuối tại ngoại thành, do vậy mà mạng lưới đường có phương tiện đơn vị hoạt động là rộng khắp, cả những tuyến đường nội thành và ngoại thành.

Mạng lưới đường giao thông Hà Nội gồm các vành đai và các trục hướng tâm hình nan quạt, cịn trong khu nội thành mạng lưới hình bàn cờ là chủ yếu. Hầu hết các tuyến đường chưa có làn dành riêng cho xe buýt nên gây khó khăn cho việc lưu thơng và sự an tồn của hành khách, phương tiện. Một số tuyến đường có các tuyến của Xí nghiệp chạy qua như đường Láng; Cầu Giấy; Phạm Văn Đồng; Phạm Hùng;… có lượng phương tiện giao thơng qua lại khá đơng nên thường xảy ra tình trạng tắc đường dẫn đến tăng thời gian chuyến xe ảnh hưởng đến năng suất phương tiện.

Các tuyến buýt của Xí nghiệp hoạt động tồn bộ tại Hà Nội có chất lượng đường giao thơng ổn định, đều là đường loại 1 và loại 2. Với điều kiện đường sá tốt, bằng phẳng, Xí nghiệp ưu tiên sử dụng các loại phương tiện gầm thấp, đáp ứng nhu cầu vận chuyển, rút ngắn thời gian chạy xe, giảm giá cước vận tải, từ đó giảm giá vé.

2.2.3: Điều kiện tổ chức kỹ thuật

Điều kiện tổ chức kỹ thuật là nhân tố chủ quan của xí nghiệp như: Chế độ chạy xe, cách bố trí lái phụ xe, chế độ bảo quản, BDSC phương tiện. Trong doanh nghiệp

41 vận tải, công tác tổ chức kỹ thuật là cơng việc chính và hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như chất lượng phục vụ hành khách.

- Chế độ chạy xe: Trung tâm căn cứ vào kế hoạch vận chuyển và biểu đồ xe

chạy mà tổng công ty đưa xuống để phòng điều độ lập kế hoạch vận chuyển, tổ chức chạy xe theo kế hoạch đã đặt ra. Chế độ chạy xe gồm những nội dung sau:

+ Thời gian làm việc một ngày + Thời gian làm việc trong tháng + Hệ số ngày làm việc

Cơng ty bố trí làm việc cho lao động trên tuyến là 2 ca/ngày, lao động nghỉ luân phiên theo bảng luân chuyển xe theo tháng.

- Chế độ làm việc của lái xe: Phòng điều độ dựa trên cơ sở biên chế lao động

cho từng tuyến và nhu cầu lao động phục vụ trên tuyến hàng ngày, bố trí sắp xếp (ghép bảng) lao động đảm bảo ngày công hợp lý và đảm bảo hoạt động sản xuất tốt nhất. Trung tâm quản lý phương tiện theo hình thức quản lý tập trung. Xí nghiệp bố trí mỗi xe một lái xe, một nhân viên phụ xe; giao xe cho từng lái xe chịu trách nhiệm trên từng phương tiện trên tuyến tuyến cố định.

- Chế độ bảo dưỡng sửa chữa:

Xí nghiệp có 1 xưởng BDSC, xưởng chịu trách nhiệm thực hiện các công việc về bảo dưỡng, sửa chữa cho tất cả các phương tiện của Xí nghiệp. Xưởng BDSC do phòng quản lý kĩ thuật vật tư quản lý. Hiện nay Xí nghiệp đang áp dụng chế độ tổ chức quản lý tập trung đối với công tác BDSC phương tiện.

Chế độ bảo dưỡng sửa chữa của doanh nghiệp làm theo các cấp bảo dưỡng, sửa chữa theo quyết định 1494/QĐ – UBND về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hiện tại chế độ bảo dưỡng xe của Xí nghiệp dựa trên số km xe chạy như sau:

- Đối với bảo dưỡng I: 4 000 km. - Đối với bảo dưỡng II: 12 000 km.

42 - Sửa chữa lớn: 240 000 km.

Xí nghiệp cần phải nghiên cứu một chế độ bảo dưỡng sửa chữa hợp lý với các loại phương tiện và điều kiện khai thác thực tế của đơn vị mình. Chế độ BDSC phương tiện được thực hiện theo Nghị định 86 của chính phủ và quyết định số 1721 của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Về chất lượng phương tiện xí nghiệp khơng phân loại, chỉ theo dõi km xe chạy theo tuyến để tính kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa. Tại xí nghiệp có loại xe chính: Daewoo, Thaco.

- Chế độ bảo quản phương tiện: Bảo quản phương tiện là việc giữ gìn các thiết

bị của xe trong q trình xe khơng hoạt động và chuẩn bị tốt các điều kiện để sẵn sàng đưa xe hoạt động khi có lệnh vận chuyển. Trong lúc thực hiện lệnh vận chuyển thì việc bảo quản phương tiện do lái xe thực hiện. Việc bảo quản đối với những xe bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa được đưa vào xưởng. Đối với những xe trực dự phịng thì được bảo quản dưới hình thức lộ thiên.

Bãi xe của Xí nghiệp rộng tới hơn 11000 m2 đủ sức chứa khoảng 100 xe buýt. Việc bảo quản lộ thiên có những thuận lợi là khơng phải đầu tư trang thiết bị tốn kém, tuy nhiên thì phương tiện phải chịu tác động trực tiếp từ thời tiết khiến phương tiện nhanh chóng xuống cấp.

2.2.4. Điều kiện kinh tế- xã hội

Hà Nội là thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương và là một đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Với diện tích 3.358,6 km2 và dân số 8,25 triệu người (niên giám thống kê 2020), Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, là đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là thuận lợi cho sự phát triển các phương thức vận tải.

Qua quá trình đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển Thủ đô nhanh, bền vững; kinh tế Thủ đơ đã có nhiều chuyển biến rõ nét; mơi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện đáng kể. Hà Nội đóng góp trên 16% GDP, 18,5% thu ngân sách, 20% thu nội địa và 8,6% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước, ngày càng xứng đáng vai trò là trung

43 tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Dân số Hà Nội năm 2021 tăng 1% dẫn đến một số lượng người lao động dồi dào, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70,25% là những điều kiện thuận lợi để xí nghiệp có thể hồn thành cơng tác tuyển dụng lao động. Bên cạnh đó, ngành vận tải đặc biệt là vận tải hành khách cơng cộng có vai trò rất quan trọng trong việc đi lại của người dân, giúp giảm thiểu tai nạn, giảm ùn tắc giao thơng. Đây cũng là cơ hội để Xí nghiệp tiếp tục triển khai nghiên cứu mở rộng các tuyến mới.

2.3: Hiện trạng công tác TCVTHKCC bằng xe buýt trên tuyến 98: Yên Phụ - Aeon Mall Long Biên của xí nghiệp xe khách Nam Hà Nội. Aeon Mall Long Biên của xí nghiệp xe khách Nam Hà Nội.

2.3.1. Tổng quan về tuyến buýt 98 Yên Phụ - Aeon Mall Long Biên.

- Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe khách Nam Hà Nội

- Tuyến buýt 98 được đưa vào khai thác từ tháng 10-2018 với điểm đầu là Yên Phụ - điểm cuối là TTTM Aeon Mall Long Biên. Đây là tuyến buýt trợ giá có hành trình n Phụ - Gia Thụy - Aeon Mall Long Biên

- Đối tượng hành khách: học sinh, sinh viên có nhu cầu đi học hàng ngày, những người đi làm, đi chơi;…

- Cự ly tuyến: 19 km

- Số lượng xe có là 08 xe với mác kiểu xe là Thaco HB73CT.

- Thời gian hoạt động: 05h00 – 21h00 vào tất cả các ngày trong tuần. - Tần suất chạy xe 20 – 25 – 30 phút/chuyến.

- Thời gian kế hoạch 1 lượt là 57 phút/chuyến. - Số lượt xe phục vụ là 96 lượt/ngày.

- Giá vé: 7.000 đ/lượt/hành khách. Đối với vé tháng 1 tuyến: đối tượng ưu tiên: 55.000 đ/tháng; đối tượng bình thường: 100.000 đ/tháng. Đối với vé tháng liên tuyến: đối tượng ưu tiên: 100.000 đ/tháng; đối tượng bình thường: 200.000 đ/tháng. - Tất cả xe của tuyến 98 đều là xe Thaco HB73CT 29 chỗ, màu sơn xanh lá cây, logo bộ nhận diện thương hiệu xe buýt Hà Nội. Các xe này được trang bị hệ thống quản lý, kiểm soát và điều hành GPS hiện đại, âm thanh tự động thông báo điểm dừng và các thông tin dịch vụ.

44

2.3.2. Hiện trạng của tuyến buýt 98 Yên Phụ - Aeon Mall Long Biên của xí nghiệp xe khách Nam Hà Nội. nghiệp xe khách Nam Hà Nội.

1. Cơ sở hạ tầng trên tuyến a. Luồng hành khách trên tuyến

• Đặc điểm luồng hành khách trên tuyến

Tuyến có điểm đầu và điểm cuối nối Yên Phụ với Trung tâm thương mại Aeon Mall Long Biên, hai điểm này có lượng hành khách di chuyển tương đối lớn, mật độ dân cư tập trung đơng và những điểm dừng có lượng nhu cầu đi lại cao như: Bệnh viện đa khoa Đức Giang; Khu đô thị Việt Hưng; trường THCS Thạch Bàn; trường THPT,THCS Phúc Lợi; Học viện Hậu Cần;… nên tập trung nhiều học sinh, sinh viên, người lao động đi học, đi làm, vui chơi giải trí.

Tuyến 98 đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân nội thành và ngoại thành với nhau, người dân lao động và của học sinh - sinh viên.

• Sự biến động của luồng hành khách trên tuyến

Sự biến động của luồng hành khách theo thời gian được thể hiện rõ rệt theo giờ trong ngày và theo ngày trong tuần.

- Theo giờ trong ngày: biến động của luồng hành khách trên tuyến trong ngày hình thành nên 2 loại giờ khác nhau đó là giờ bình thường và giờ cao điểm giống như các tuyến khác ở khu vực nội thành. Đối với giờ cao điểm trong ngày có 3 giờ cao điểm:

+ Sáng (7h00 - 9h00): Công nhân, người lao động, học sinh sinh viên đi làm, đi học.

+ Trưa (11h30 - 12h30): Công nhân, người lao động, học sinh tan học tan ca, làm việc và học tập vào ca chiều.

+ Chiều (16h30- 18h30): Công nhân, người lao động , học sinh sinh viên trở về nhà

Nguyên nhân của sự biến động này là do thời điểm phát sinh nhu cầu đi lại thường xuyên trong ngày của công nhân, người lao động, học sinh … thời điểm bị

45 chi phối bởi thời gian bắt đầu và kết thúc của cơ quan xí nghiệp nhà máy, trường học và sự biến động khác nhau giữa hướng đi và hướng về.

- Theo ngày trong tuần: Đối với những ngày nghỉ, ngày lễ nhu cầu đi lại trên tuyến là khác với ngày thường, đối với mỗi nhóm hành khách thì nhu cầu đi lại trên tuyến cũng là khác nhau.

+ Với nhóm hành khách đi lại giữa các khu nhà máy, trường học và các khu dân cư thì chủ yếu là người lao động; học sinh, sinh viên sẽ tập trung đông vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6.

+ Đối với nhóm hành khách đi lại chủ yếu với mục đích đi vui chơi giải trí (thường là điểm cuối TTTM Aeon Mall Long Biên) thường tập trung đơng vào dịp ngày lễ, cuối tuần.

b. Hành trình vận chuyển

Hình 2.3: Lộ trình hoạt động của tuyến 98

Lộ trình tuyến:

- Chiều đi: Yên phụ (điểm đỗ trong làn đường dành riêng cho xe buýt) - Yên Phụ - Điểm trung chuyển Long Biên - Yên Phụ - Trần Nhật Duật - Cầu Chương Dương - Đê Xuân Quan - Ngọc Thụy - Đức Giang - Ngơ Gia Tự - Trường Lâm - Đồn Kh - Vạn Hạnh - đường BT7, BT8 khu đô thị Việt Hưng - Lưu Khánh Đàm - Phúc Lợi - Vũ Xuân Thiều - Thạch Bàn - Cổ Linh - Trung tâm thương mại Aeon

46 - Chiều về: Trung tâm thương mại Aeon mall Long Biên (bãi đỗ xe trung

tâm thương mại Aeon mall Long Biên) - Cổ Linh - quay đầu tại gầm cầu vượt Aeon Mall đường Cổ Linh - Cổ Linh - Thạch Bàn - Vũ Xuân Thiều - Phúc Lợi - Lưu Khánh Đàm - đường BT7, BT8 khu đô thị Việt Hưng - Vạn Hạnh - Đồn Kh - Trường Lâm - Ngơ Gia Tự - Đức Giang - Ngọc Thụy (đường trên) - đê Xuân Quan - cầu Chương Dương - Trần Nhật Duật - Yên Phụ - điểm trung chuyển xe buýt Long Biên - Yên Phụ - quay đầu tại nút giao phố Hàng Than - Yên Phụ (điểm đỗ xe buýt - làn đường dành riêng cho xe buýt).

Thông tin cơ bản của tuyến 98 được tổng hợp dưới bảng sau:

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (19) (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)