Lập hành trình vận chuyển

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (19) (Trang 28 - 31)

1.3. Nội dung công tác tổ chức vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

1.3.2. Lập hành trình vận chuyển

a. Khái niệm hành trình chạy xe

Hành trình chạy xe buýt là đường đi của xe buýt trên một tuyến đường cụ thể, được xác định bởi điểm đầu, điểm cuối và các điểm dừng đỗ trên tuyến. Hành trình vạch ra để phù hợp với nhu cầu đi lại của luồng hành khách.

b. Phân loại hành trình chạy xe

Căn cứ vào điểm đầu và điểm cuối, hành trình theo lãnh thổ được phân thành: - Hành trình xe buýt trong thành phố

- Hành trình xe bt ngoại ơ - Hành trình xe buýt nội tỉnh - Hành trình xe buýt liên tỉnh - Hành trình xe buýt liên quốc gia

21 Yêu cầu đặt ra với hành trình xe bt:

• u cầu chung:

Khi có một cơng trình mới (kinh tế, văn hóa) lượng thu hút hành khách cũng thay đổi, do đó nhu cầu đi lại của hành khách cũng thay đổi, phải nghiên cứu mạng lưới hành trình xe buýt cho phù hợp.

Các hành trình xe buýt khi thiết lập đảm bảo thuận tiện cho hành khách (thời gian đi lại là nhỏ nhất) và phù hợp với tốc độ giao thông, an tồn giao thơng đảm bảo hiệu quả sử dụng phương tiện.

Điểm đầu, điểm cuối của hành trình, độ dài hành trình phải phù hợp nhu cầu đi lại của hành khách. Trên lộ trình tuyến có các điểm quy định cho xe bt dừng đón, trả khách. Xe buýt bắt buộc phải dừng lại ở tất cả các điểm quy định dừng trên lộ trình.

• Khi lựa chọn phương án hành trình cần đảm bảo các yêu cầu sau đây: − Các hành trình cần phải đi qua các điểm thu hút hành khách lớn như: Nhà ga, bến cảng, chợ, sân vận động, công viên, rạp hát, trường học,… theo đường đi hợp lý đảm bảo thời gian đi lại của hành khách.

− Các điểm đầu và điểm cuối cần phải đủ diện tích và thiết bị cần thiết cho xe quay trở và thuận tiện cho lái xe khi hoạt động.

− Mạng lưới hành trình xe buýt phải phù hợp với sơ đồ luồng hành khách và độ dài bình quân chuyến đi của hành khách.

− Hành trình xe buýt trong thành phố cần phải kết hợp với hành trình của các phương thức vận tải khác:

+ Độ dài của các tuyến xe buýt trong thành phố cần phải phù hợp với diện tích và dân số thành phố.

+ Đảm bảo chỉ tiêu khai thác kỹ thuật phương tiện.

c. Quy trình xây dựng tuyến theo sơ đồ sau

22 Cụ thể quy trình được triển khai như sau:

Xác định điểm đầu, điểm cuối phù hợp với yêu cầu:

- Phải là những điểm thu hút hành khách lớn

- Điểm đầu, cuối của tuyến xe buýt phải đảm bảo diện tích cho xe buýt: Quay đầu xe, đỗ xe chờ vào hoạt động

- Không làm ảnh hưởng đến các luồng giao thơng

- Có nhà chờ và các cơng trình phụ trợ như: Nhà vệ sinh…. • Xác định lộ trình tuyến:

Lộ trình tuyến đảm bảo đi qua các điểm thu hút: Công viên, siêu thị, trung tâm thương mại, chợ, trường học, cơ quan Nhà nước và các điểm giao cắt giao thơng,… Bố trí lộ trình tuyến hợp lý để giảm thời gian chạy xe, an toàn chạy xem và đảm bảo nâng cao khả năng thơng xe trên đường.

Xác định điểm dừng dọc đường:

+ Là nơi thu hút hành khách, đảm bảo an toàn để hành khách lên xuống thuận tiện.

+ Điểm dừng xe buýt trên đường bộ phải đảm bảo đúng luật giao thông đường bộ.

+ Khoảng cách tiếp cận điểm dừng trong thời gian ngắn nhất

+ Phạm vi điểm dừng xe buýt phải sơn vạch phản quang để người điều khiển các phương tiện giao thông khác phân biệt

+ Vị trí đỗ xe tại các điểm đảm bảo an tồn giao thơng: Khơng gây ách tắc, cản trở các phương tiện khác. Nếu trên tuyến có nhiều loại hình/ tuyến xe cơng cộng nên bố trí hợp nhất một trạm dừng đỗ

+ Khu vực xe buýt dừng đón, trả khách được báo hiệu bằng biển báo và vạch sơn kẻ đường theo quy định; trên biển báo hiệu phải ghi số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến, tên tuyến (điểm đầu - điểm cuối), hành trình tuyến rút gọn ở phía sau biển báo. + Tại các điểm dừng xe bt trong đơ thị nếu có bề rộng hè đường từ 05 mét trở lên và ngồi đơ thị nếu có bề rộng lề đường từ 2,5 mét trở lên phải xây dựng nhà chờ xe buýt.

23

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (19) (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)