Cơ sở hạ tầng trên tuyến

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (19) (Trang 58)

Khoảng cách và cơ sở hạ tầng của tuyến buýt 98 được thể hiện ở bảng “Khoảng cách giữa các điểm dừng đỗ trên tuyến 98” (Phụ lục 1).

Lộ trình tuyến bt 98 dài 19km, có 56 điểm dừng đỗ dọc đường (28 điểm dừng chiều đi và 28 điểm dừng chiều về. Vị trí bố trí điểm dừng tương đối hợp lý, tuy có một số điểm dừng có khoảng cách trên 1km nhưng đều là đi qua những địa điểm như sơng, cầu, đoạn đường khơng có nhà ở nên khơng có điểm thu hút.

Trên cả chiều đi và chiều về tuyến mới chỉ có 03 điểm dừng có nhà chờ trên tổng số 56 điểm dừng đỗ. Tỷ lệ này là quá thấp, cần nghiên cứu và lắp đặt thêm nhà chờ tại những điểm đông dân cư và đủ điều kiện xây dựng nhà chờ xe buýt nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách khi đứng chờ xe tại các điểm dừng cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ của tuyến.

Hình 2.4: Hiện trạng biển báo trên tuyến 98

Hiện nay điểm dừng tại điểm 103 Vũ Xuân Thiều bị hỏng mất biển báo và chỉ cịn cột cắm biển, tình trạng này đã xảy ra khá lâu nhưng chưa có cơ quan chức năng đến thay thế và sửa chữa.

51

Hình 2.5: Biển báo hỏng tại điểm dừng 103 Vũ Xuân Thiều 2.3.4. Đánh giá chung trong công tác vận tải tuyến buýt 98 2.3.4. Đánh giá chung trong công tác vận tải tuyến buýt 98

Với mục tiêu là tuyến buýt gom nội đô, kết nối các khu đô thị, trung tâm thương mại lớn và những khu vực chưa có xe buýt đi qua. Từ ngày 19/6/2017 sau khi đưa vào vận hành thí điểm tuyến buýt số 98, thực hiện biểu đồ chạy xe với 96 chuyến lượt/ngày vào tất cả các ngày trong tuần, tuyến buýt 98 đã kết nối được lượng hành khách lớn từ nội thành tới khu siêu thị mua sắm lớn nhất phía Đơng thành phố. Lộ trình tuyến từ Yên Phụ - Gia Thụy – Aeon Mall Long Biên đáp ứng được nhu cầu của người dân ở các khu vực ngoại thành như Long Biên, Gia Lâm, Thạch Bàn, Cổ Linh… Ngoài đi mua sắm siêu thị, nếu thuận tiện họ có thể đi vào nội đô để thăm quan hoặc phục vụ các chuyến đi khác. Khơng chỉ có lợi thế đi qua khu trung tâm thương mại lớn, tuyến buýt số 98 cịn đi qua nhiều điểm chưa có xe buýt, thuận tiện cho hành khách muốn di chuyển từ phía Đơng thành phố vào khu vực nội đơ.

Đồn xe được đầu tư mới, toàn bộ hệ thống nhận biết trên xe thực hiện bằng đèn lead, có wifi, GPS. Hệ thống âm thanh tự động quản lý từ trung tâm điều hành của Tổng công ty để cung cấp thơng tin cho hành khách trên hành trình và cũng phục vụ công tác điều hành trên tuyến.

Giãn cách chạy xe trên tuyến chưa ổn định gây khó khăn cho việc đi lại của hành khách. Vận tốc khai thác trên tuyến tương đối thấp khi tuyến dài 19km và đi ra

52 hướng ngoại thành nhưng tốc độ khai thác chỉ 16.3 km/h. Từ đó dẫn đến chất lượng tuyến chưa thực sự được khai thác hiệu quả, cần có biện pháp thay đổi để nâng cao hiệu quả khai thác trên tuyến.

Điểm dừng đỗ xe hợp lý, khoảng các trung bình giữa các điểm dừng đỗ là 655m, đảm bảo được thời gian tiếp cận điểm dừng của hành khách. Tuy nhiên, trên tuyến tỷ lệ điểm dừng có nhà chờ rất thấp, chỉ có 3/56 điểm dừng có đầy đủ nhà chờ có mái che; vẫn cịn tình trạng biển báo bị gãy hỏng, cần phải xử lý thay mới ngay để không ảnh hưởng tới hành khách.

Vấn đề đặt ra ở đây là xí nghiệp cần phải hồn thiện cơng tác tổ chức vận tải trên tuyến 98. Để hồn thiện được, xí nghiệp cần xác định được các chỉ tiêu khai thác kĩ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật hợp lý, xây dựng lại công tác quản lý lao động, quản lý chi phí sao cho sau khi thay đổi, phương án sau đạt hiệu quả tốt hơn phương án ban đầu nhưng vẫn phải đảm bảo tuân theo cơ sở khoa học và thủ tục pháp lý nhà nước ban hành.

53

CHƯƠNG III: HỒN THIỆN CƠNG TÁC TỔ CHỨC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRÊN TUYẾN BUÝT SỐ 98 CỦA

XÍ NGHIỆP XE KHÁCH NAM HÀ NỘI. 3.1. Các căn cứ để xây dựng phương án.

Các văn bản pháp luật liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ vận tải hành khác công cộng trên địa bàn Hà Nội hiện nay là:

- Luật giao thông đường bộ ngày 13/11/2008 quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý NN về giao thông đường bộ.

- Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

- Thông tư số 02/2021/TT-BGTVT ngày 04/02/2021 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

- Nghị định 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

- Thông tư số 65/2014/TT-BGTVT ngày 10/11/2014 của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành định mức khung kinh tế - kỹ thuật áp dụng cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

- Quyết đinh 1494/2017/QĐ-UBND ngày 01/3/2017 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Thông tư số 73/2014/TT-BGTVT ngày 15/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ơ tơ.

3.1.1. Định hướng phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của Thành phố Hà Nội. Thành phố Hà Nội.

a. Mục tiêu phát triển vận tải hành khách công cộng của Hà Nội

- Tập trung phát triển nhanh hệ thống VTHKCC bằng xe buýt nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố giai đoạn

54 2021 - 2030. Đảm bảo trật tự an tồn giao thơng đơ thị và giảm ơ nhiễm mơi trường trên địa bản thành phố.

- Tăng cường kết nối, phát triển hợp lý các loại hình vận tải hành khách công cộng, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ VTHKCC

- Xác định rõ loại hình, số lượng phương tiện và mạng lưới vận tải hành khách công cộng theo từng giai đoạn, bảo đảm đáp ứng chỉ tiêu tỷ lệ đảm nhận theo các chiến lược, chương trình, quy hoạch, các khu vực có nhu cầu đi lại và tăng mật độ bao phủ đến các huyện ngoại thành, các trung tâm phát triển kinh tế - xã hội; kết nối thuận tiện với các đầu mối giao thơng và giữa các loại hình, phương thức vận tải.

b. Quan điểm và định hướng phát triển VTHKCC bằng xe buýt của thành phố Hà Nội

- Quy hoạch phát triển VTHKCC trên địa bàn thành phố Hà Nội phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển giao thơng vận tải và các quy hoạch khác có liên quan trên đia bàn thành phố.

- Phát triển vận tải hành khách công cộng nhằm phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân, phát triển bền vững hệ thống vận tải đơ thị nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

- Tăng cường kết nối đến các khu đô thị lớn, các khu công nghiệp tập trung, các phố, các khu dân cư tập trung đông đảm bảo cự ly tiếp cận hợp lý để tạo sự thuận lợi cho người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng (cự ly tiếp cận <500m); xác định các điểm trung chuyển xe buýt gần các điểm giao cắt giữa trục đường chính với tuyến đường vành đai làm cơ sở hình thành các điểm đỗ xe chuyển tiếp.

- Tập trung ưu tiên phát triển đồng bộ hệ thống vận tải hành khách công cộng để đảm bảo thị phần khu vực đô thị trung tâm đến năm 2030 đạt khoảng 50-55%; các đô thị vệ tinh đạt khoảng 40%.

- Phát triển hệ thống VTHKCC đa phương thức với việc triển khai đưa vào hoạt động các tuyến đường sắt đô thị và các tuyến BRT phù hợp với điều kiện hạ tầng và phục vụ việc kết nối với các tuyến đường sắt đô thị; mở rộng phát triển phương tiện xe buýt với sức chứa khác nhau (xe buýt sức chứa nhỏ, xe buýt 2 tầng,...) phù hợp với điều kiện hạ tầng các khu vực.

55

3.1.2. Định hướng phát triển của Xí nghiệp xe khách Nam Hà Nội

- Tiếp tục đảm bảo ổn định giá, ổn định nội bộ, tinh thần và đời sống của CBCNV, duy trì hoạt động và phát triển; tăng cường hiệu quả đối với tuyến buýt kinh doanh chất lượng cao: tuyến 68 (Hà Đông – sân bay Nội Bài).

- Tổ chức vận hành tốt các tuyến buýt: tuyến 04; tuyến 24; tuyến 63; tuyến 87; tuyến 88; tuyến 98; tuyến 99. Sẵn sàng chuyển bị tốt các điều kiện để tiếp các tuyến buýt khác nếu được Tổng công ty giao.

- Tăng cường công tác đào tạo về chun mơn nghiệp vụ, trình độ tay nghề cho đội ngũ lái – phụ xe, cán bộ công nhân viên; tăng cường hiệu quả quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Tiến hành cơ cấu lại đồn phương tiện hiện có của Xí nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Tiếp tục duy trì ổn định và phát triển hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, dịch vụ bến bãi, điểm đỗ xe, công tác BDSC phương tiện,… phát triển và nâng cao chất lượng tuyến buýt kinh doanh chất lượng cao (tuyến 68: Hà Đông – sân bay Nội Bài).

- Triển khai những giải pháp để mở rộng thêm ngành nghề kinh doanh nhằm gia tăng doanh thu cho xí nghiệp.

3.1.3. Định hướng phát triển VTHKCC bằng xe buýt của xí nghiệp xe khách Nam Hà Nội và tuyến 98 Yên Phụ - Aeon Mall Long Biên. Nam Hà Nội và tuyến 98 Yên Phụ - Aeon Mall Long Biên.

Tuyến 98 là tuyến buýt gom nội đô, kết nội nội thành đến trung tâm thương mại Aeon Mall Long Biên - đây là một trong những địa điểm mua sắm, vui chơi, giải trí lớn nhất của Hà Nội.

Là một trong những tuyến buýt thuộc quản lý của Tổng cơng ty vận tải Hà Nội thì tuyến bt 98 cũng cần phải đảm bảo hồn thiện những tiêu chí cơ bản theo yêu cầu của Tổng công ty và của thành phố Hà Nội đã đề ra như sau:

- Duy trì tần suất chạy xe ổn định. Xe chạy đúng tuyến, đúng lộ trình, đón trả khách đúng điểm dừng điểm đỗ.

- Cung cấp dịch vụ vận tải an tồn, tiện lợi, nhanh chóng cho hành khách. - Bán đúng giá vé theo quy định chung, xé vé khi thu tiền.

56 - Hoàn thiện và nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho cơng tác tổ chức q trình vận tải. Chạy xe đúng biểu đồ thời gian quy định.

- Nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đề ra đối với người lao động đặc biệt là đội ngũ lái xe và nhân viên bán vé.

- Chủ động rà soát lại luồng tuyến, lộ trình, biểu đồ chạy xe trên tuyến cho phù hợp với nhu cầu của hành khách.

- Đề xuất trung tâm điều hành các giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ trên tuyến.

3.2. Xây dựng phương án tổ chức vận tải hành khách công cộng trên tuyến buýt số 98: Yên Phụ - Aeon Mall Long Biên. số 98: Yên Phụ - Aeon Mall Long Biên.

3.2.1. Điều tra luồng hành khách.

a. Biến động luồng hành khách theo thời gian

Qua điều tra, khảo sát và tổng hợp số liệu công ty cung cấp, sự biến động của luồng hành khách theo thời gian được thể hiện rõ rệt theo thời gian trong ngày và theo ngày trong tuần.

- Theo thời gian trong ngày: Biến động của luồng hành khách trên tuyến trong ngày hình thành nên 2 loại giờ khác nhau đó là giờ bình thường và giờ cao điểm giống như các tuyến khác ở khu vực nội thành. Nguyên nhân của sự biến động này là do thời điểm phát sinh nhu cầu đi lại thường xuyên trong ngày của người lao động, học sinh, sinh viên,… thời điểm bị chi phối bởi thời gian bắt đầu và kết thúc của cơ quan, trường học và sự biến động khác nhau giữa hướng đi và hướng về.

Qua khảo sát thực tế, số lượng hành khách đi lại theo giờ trong ngày được tổng hợp theo bảng sau:

Bảng 3.1: Lưu lượng hành khách thống kê theo thời gian trên tuyến

Thời gian Chiều đi: Yên Phụ - Aeon

Mall Long Biên (HK)

Chiều về: Aeon Mall Long Biên – Yên Phụ (HK) Tổng (HK) 5h – 6h 34 36 70 6h – 7h 63 69 132 7h – 8h 105 102 207 8h – 9h 69 66 135

57 9h – 10h 54 45 99 10h – 11h 60 36 96 11h – 12h 96 90 186 12h – 13h 81 75 156 13h – 14h 30 33 63 14h – 15h 39 33 72 15h – 16h 51 54 105 16h – 17h 69 72 141 17h – 18h 90 102 192 18h – 19h 69 66 135 19h – 20h 51 48 99 20h – 21h 21 22 43 Tổng 982 949 1931

Nhận xét: Lưu lượng hành khách trên tuyến tăng dần vào khung giờ (7h – 8h; 11h – 12h; 17h – 18h). Nhìn vào bảng ta thấy nhu cầu đi lại của hành khách trên tuyến theo chiều đi và chiều về theo giờ có sự khác biệt. Tổng hành khách khơng chênh lệch quá nhiều do có chuyến đi và về trong ngày.

Từ bảng số liệu trên, ta có biểu đồ biến động lượng hành khách theo thời gian trong ngày như sau:

Hình 3.1: Biến động lượng hành khách theo thời gian trên tuyến 98

0 20 40 60 80 100 120

58 Từ biểu đồ ta thấy: Đối với giờ cao điểm trong ngày có 3 khung giờ cao điểm chạy xe là:

- Cao điểm sáng (7h00 – 9h00): Cán bộ công nhân viên, công nhân, người lao động, học sinh sinh viên đi làm đi học, người đi khám bệnh.

- Cao điểm trưa (11h30 – 12h30): CBCNV, công nhân, người lao động, học sinh sinh viên tan học và tan ca làm việc.

- Cao điểm chiều tối (16h30 – 18h30): CBCNV, công nhân, người lao động, học sinh, sinh viên trở về nhà.

Nguyên nhân của sự biến động này là do thời điểm phát sinh nhu cầu đi lại thường xuyên trong ngày của công nhân, người lao động, học sinh sinh viên,… thời điểm bị chi phối bởi thời gian bắt đầu và kết thúc của cơ quan, trường học và sự biến động khác nhau giữa chiều đi và chiều về.

- Theo ngày trong tuần:

+ Vào ngày thường, nhu cầu đi lại trên tuyến cũng khác nhau. Hành khách đi lại chuyển tải giữa nội thành và ngoại thành chủ yếu là người buôn bán, hành khách đi lại với mục đích cơng việc, thăm người thân hoặc thăm quan; học sinh sinh viên đi học đi chơi.

+ Cuối tuần, ngày lễ: Là thời gian mọi người có những chuyến đi thăm thân, đi đến khu vui chơi giải trí, về quê và từ quê lên thành phố,…

+ Tuyến 98 vào ngày nghỉ sẽ có sự biến động về lượng hành khách đi lại so với ngày thường vì khơng bị chi phối bởi thời gian bắt đầu và kết thúc của cơ quan, trường học. Tuy nhiên nhu cầu đi lại đến những khu trung tâm thương mại, khu vui

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (19) (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)