Hình ảnh tuyến phố hẹp, mặt cắt ngang từ 11m

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (3) (Trang 54 - 56)

- Tại các quận trung tâm như: Hồn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng vỉa hè trên các tuyến phố thương mại thường xuyên bị chiếm dụng làm chỗ để xe hoặc buôn bán, khơng cịn chỗ cho người đi bộ.

- Mạng đường bộ có nhiều giao cắt (khu vực phía trong vành đai 2: bình qn 380m - 400m có một giao cắt). Các nút giao thông quan trọng hiện tại đều là nút giao đồng mức, hiện mới chỉ có 05 nút giao thơng khác mức được xây dựng xong và một số nút đang được triển khai xây dựng như: nút giao Kim Liên, Ngã Tư Vọng, Ngã Tư Sở, nút giao Thanh Xuân.... Việc sử dụng đèn tín hiệu giao thơng hoặc bố trí các đảo trịn tại các ngã tư không đáp ứng được năng lực thông qua, gây ùn tắc (thống kế mới nhất cho thấy trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 260 cụm đèn tín hiệu điều khiển giao thơng).

- Hiện chưa có sự phối hợp tốt giữa quản lý xây dựng các cơng trình giao thơng và đơ thị. Sự phối hợp quản lý giữa ngành giao thông và quy hoạch đơ thị chưa có sự phối hợp chặt chẽ. Việc đường vừa làm xong lại đảo còn phổ biến gây tốn kém, cản trở giao thông và ảnh hưởng tới chất lượng sử dụng gây bức xúc trong dư luận.

- Xu thế phát triển đô thị tập trung chủ yếu vào hướng Tây và Tây Nam thành phố Hà Nội làm tăng mật độ dân cư, tạo nên nhu cầu đi lại lớn trong khi mang lưới giao thơng đường bộ chưa phát triển kịp dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thơng thường xuyên tại các đường trục chính nối với trung tâm thành phố như trục Láng Hạ - Lê Văn Lương, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Trãi.

Những tồn tại kể trên của mạng lưới đường bộ thành phố đang là nguyên nhân chính gây nên tình trạng tắc nghẽn giao thông hiện xảy ra thường xuyên ở Hà Nội, khơng chỉ trong giờ cao điểm mà có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào trên địa bàn nội đô TP Hà Nội.

2.2.2 Hiện trạng giao thông tĩnh

a) Bãi đỗ xe, điểm đỗ xe

Hà Nội với dân số gần 8,5 triệu người trong đó chưa kể số lượng dân nhập cư đến từ các tỉnh làm việc, sinh sống học tập và khoảng 6,4 triệu phương tiện giao thông (5,6 triệu xe máy, 685.000 xe ô tô các loại); và 1,2 triệu phương tiện ngoại tỉnh thường xuyên ra vào gây ra áp lực rất lớn đối các cơ quan quản lý giao thơng vận tải và chính quyền thành phố hiện nay. Hiện nay quỹ đất toàn thành phố Hà nội dành cho đường giao thơng chỉ chiếm khoảng 8-10% diện tích đất đơ thị, được đánh giá là thấp.

Đặc biệt, tại khu vực các quận trung tâm của thành phố, kết cấu hạ tầng giao thông vận tải TP Hà Nội phải chịu sức ép nặng nề bởi sự gia tăng nhanh chóng các loại phương tiện tham gia giao thơng (8-13%/năm) và sức ép về gia tăng dân số đô thị do q trình đơ thị hóa diễn ra nhanh chóng. Trong khi đó, dù Trung ương cùng với TP Hà Nội đang rất nỗ lực đầu tư các dự án lớn phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng GTVT nhưng sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải hiện nay vẫn không đáp ứng đủ so với nhu cầu thực tế, đặc biệt là quỹ đất dành cho giao thông tĩnh (các điểm đỗ xe, bãi đỗ xe, điểm trung chuyển...) còn rất thấp, bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích dẫn đến tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường và xuất hiện ngày càng nhiều các bãi đỗ xe, điểm đỗ xe không phép gây mất mỹ quan đô thị và ùn tắc giao

thông.

Hiện nay, nhu cầu đỗ xe ở các quận trung tâm như: Ba Đình, Hồn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa... nhu cầu điểm đỗ xe đã tăng nhanh chóng do tập trung quá nhiều các trung tâm thương mại, các khu hành chính, các tịa nhà văn phịng cao tầng dẫn đến tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vi phạm các qui định về an toàn giao thông trật tự xảy ra thường xuyên và lực lượng chức năng không đủ lực lượng để xử lý hết các trường hợp vi phạm.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (3) (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)