Hiện trạng điểm dừng trên hướng tuyến

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (3) (Trang 76 - 89)

3.3.3 Xác định lộ trình tuyến

Tuyến bt 145 Hồng Cầu – Cv Nước Hồ tây có 2 lộ trình sau:

* Phƣơng án 1:

mở đối diện 38A Hoàng Cầu - Hoàng Cầu (ga La Thành) - Hào Nam (ga Cát Linh) - Giang Văn Minh - Kim Mã (trước tòa nhà PTA Kim Mã) - Nguyễn Thái Học - Chu Văn An - Lê Hồng Phong - Hoàng Diệu - Nguyễn Biểu - Quán Thánh - Thụy Khuê - Lạc Long Quân - ngõ 612 Lạc Long Quân - Công viên Nước Hồ Tây (điểm đỗ xe buýt công viên nước Hồ Tây).

Chiều đi dài 12,4 km.

+ Chiều về: Công viên Nước Hồ Tây (điểm đỗ xe buýt công viên nước Hồ Tây) - ngõ 612 Lạc Long Quân - Lạc Long Quân - Hoàng Hoa Thám - Phan Đình Phùng - Hoàng Diệu - Lê Hồng Phong - Chu Văn An - Trần Phú - Sơn Tây - Kim Mã (bên trong tòa nhà PTA Kim Mã) - Giảng Võ - Hào Nam (ga Cát Linh) - Hoàng Cầu (ga La Thành) - Hoàng Cầu (vịnh xén hè cạnh hồ Hoàng Cầu).

Chiều về dài 11,6 km.

+ Hệ số trùng lặp: Các đoạn đường trùng với các tuyến buýt:

Bảng 3.1 : Các tuyến bt có đoạn trùng với lộ trình 1 của tuyến

STT Tên đƣờng Số tuyến Các tuyến buýt

1 Hoàng Cầu 4 18, 23, 30, 50

2 Hào Nam 3 25, 50, 99

4 Hoàng Diệu 4 22A, 45, 50, E02

5 Thụy Khê 4 14, 14CT, 45, E05

6 Lạc Long Quân 6 13, 25, 33, 55A, 55B, 90, E09

7 Hoàng Hoa Thám 3 14, 45, E05

8 Kim Mã 10 22A, 25, 32, 34, 38,50, 90, 107, 159, E07

9 Nguyễn Biểu 2 45, 50

10 Lê Hồng Phong 2 09A, 41

11 Trần Phú 8 22A, 23, 32, 34, 50, 159, E02, E08

12 Sơn Tây 4 32, 34, 159, E07

13 Quán Thánh 3 14, 45, 50

Các tuyến đường được lựa chọn để đưa vào lộ trình tuyến bt 145 Hồng Cầu - Cv Nước Hồ Tây là phù hợp bởi lộ trình này đi qua các hướng trục chính. Do đó nó đảm bảo sẽ phục vụ nhu cầu đi lại chủ yếu của người dân. Lộ trình 1 đi qua các điểm thu hút lớn như: Nhà Khách Quốc Hội, Sân bóng, Trung tâm thể dục thể thao quận Đống Đa, ga Metro, Nhà hát chèo Việt Nam, Hồng Thành Thăng Long, cơng viên Lê Nin, Cơng viên Bách Thảo, Trường Tiểu học Hồng Hoa Thám, Bện viện Phổi Trung ương, Vườn hoa Long Quân, Hồ Tây, Cơng viên nước Hồ Tây,…

Đoạn từ Hồng Cầu đến Giang Văn Minh

Đoạn gồm các đường Hoàng Cầu, Hào Nam, Giang Văn Minh là đường 2 chiều, có chiều dài 2,21 km và nằm trong địa phận hai quận Đống Đa và Ba Đình thành phố Hà Nội. Đây được coi là trục đường chính trong đơ thị chạy xuyên suốt trung tâm phường Ô Chợ Dừa. Chất lượng cơ sở hạ tầng phục vụ giao thơng trên tồn

tuyến là khá tốt. Tuy nhiên các phương tiện khi di chuyển từ Giang Văn Minh vào trung tâm nút giao hướng đi Hào Nam, Cát Linh, Giảng Võ sẽ phải di chuyển theo đường Giảng Võ đến điểm mở dải phân cách rồi quay đầu tiếp tục lộ trình. Chưa hết, tại khu vực này, ngồi việc bố trí các tấm biển báo như, cấm đi ngược chiều, cấm rẽ trái, thậm chí là thơng điệp “Người có văn hóa giao thơng khơng rẽ trái, đi ngược chiều vi phạm luật giao thông đường bộ” nhưng hàng ngày vẫn có hàng trăm lượt phương tiện vi phạm. Sự thiếu ý thức, tự nhận mình là người thiếu văn hóa giao thơng của một bộ phận không nhỏ người điều khiển phương tiện đã khiến khu vực này thường xuyên xảy ra những xung đột giao thơng khơng đáng có. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến khu vực này thường xuyên rơi vào tình trạng mất ATGT.

Đoạn Kim Mã đến Nguyễn Thái Học

Đoạn tuyến này là đường 1 chiều, có chiều dài gần 980 m và nằm trong địa phận quận Ba Đình thành phố Hà Nội. Trên đoạn tuyến này có nhiều tuyến buýt đi qua. Đây được coi là một trong những tuyến đường có số phương tiện tham gia giao thông lớn nhất của Hà Nội do phần lớn phương tiện từ đường Láng - Hòa Lạc, đường 32 và đường Thăng Long - Nội Bài khi vào trung tâm TP Hà Nội đều phải qua trục đường này.

Đoạn Chu Văn An

Đoạn đường này là đường 2 chiều với chiều dài 370 m và rộng 12 m. Trên

tuyến có lương phương tiện tham gia giao thơng khơng q lớn do đó tình trạng ùn tắc giao thông tại đây không thường xuyên xảy ra.

Đoạn Lê Hồng Phong

Đoạn đường này là đường 2 chiều với chiều dài 250 m, rộng 12 m và nằm trong địa phận quận Ba Đình thành phố Hà Nội. Với vị trí ở ngay cạnh Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, cho nên trên tuyến phố này tập trung nhiều các nhà hàng, các cửa hàng bán hoa tươi...Đặc biệt ở đây tập trung nhiều các cơ quan Nhà Nước: Hiệp hội, Các đại sứ Quán nước ngồi... Tình trạng giao thơng ở đây ít xảy ra hiện tượng ùn tắc giao thông cục bộ.

Đoạn Hoàng Diệu đến Nguyễn Biểu

Đoạn đường này là đường 2 chiều với chiều dài là 1,1 km và nằm trong địa phận quận Ba Đình thành phố Hà Nội. Đoạn tuyến này tập trung đơng trường học, có khách sạn và một loạt các nhà hàng, quán ăn. Hơn nữa tuyến phố Nguyễn Biểu còn chật chội và cũng có một số cơ quan, đơn vị thuê địa điểm làm việc tại đây, điều này đã kéo theo những phức tạp về trật tự đô thị, TTATGT.

Đoạn Thụy Khê đến Quán Thánh

Đoạn đường này là đường 1 chiều với chiều dài là 3,77 km và nằm trong địa phận hai quận Tây Hồ và Ba Đình thành phố Hà Nội. Trên tuyến có nút giao ngã tư Thụy Khuê - Văn Cao là một trong những điểm nóng xảy ra tình trạng ùn tắc trong các

khung giờ cao điểm. Tình trạng giao thơng tại đây thường xảy ra tình trạng ùn ứ, các phương tiện di chuyển khá chậm. Các xe di chuyển đan xen vào nhau, mạnh ai nấy đi. Thậm chí, có những người đi từ hướng Thụy Kh rẽ vào Văn Cao cịn khơng vòng theo vòng xuyến ở đây, mà đột ngột rẽ luôn bên phải. Cộng thêm việc tan học của trường tiểu học Chu Văn An ngay gần ngã tư này càng làm cho tình trạng giao thơng nơi đây thêm phức tạp.

Đoạn Hoàng Hoa Thám

Đường Hoàng Hoa Thám là một trong những con đường lớn nằm tại trung tâm thành phố Hà Nội có chiều dài 3.320m. Đây là tuyến đường nối từ chợ Bưởi (thuộc Quận Tây Hồ) tới đường Phan Đình Phùng (thuộc quận Ba Đình). Hiện nay trên tuyến đang vận hành 4 tuyến buýt đang hoạt động. Chất lượng cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông trên tuyến không tốt. Phần vỉa hè nơi đây khá chật hẹp nhưng vẫn đang bị các hộ kinh doanh chiếm dụng hoàn toàn để bày bán. Các phương tiện từ ô tô, xe máy đỗ dưới lòng đường để trao đổi, mua bán khiến tuyến đường thường bị ùn tắc trong giờ cao điểm.

Đoạn Lạc Long Quân

Đoạn đường này là đường 2 chiều có chiều dài 3,48 km, bề rộng 12m đi từ ngã ba giao cắt với đường Âu Cơ và đường An Dương Vương, ngang qua hồ Tây tới vòng xuyến giao cắt với đường Bưởi. Đây là tuyến đường có lưu lượng người tham gia giao thơng khá lớn, tình trạng mất ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra. Hơn nữa trên tuyến có phần đường dành cho các phương tiện hướng từ Xuân La rẽ phải vào phố Lạc Long Quân và hướng từ Lạc Long Quân rẽ trái vào phố Xuân La, hàng loạt xe ô tơ cũng thản nhiên chiếm dụng lịng đường làm nơi dừng đỗ sai quy định, phớt lờ các quy định của Luật Giao thơng đường bộ. Tình trạng chiếm dụng lịng đường này vơ tình gây nên cản trở, mất ATGT.

Đoạn Trần Phú

Đoạn đường này có chiều dài 896 m và nằm trong địa phận quận Ba Đình thành phố Hà Nội. Đường Trần Phú khởi đầu từ đường Phùng Hưng, chạy dài cắt qua các đường Điện Biên Phủ, Hoàng Diệu và kết thúc khi giao nhau vơi đường Sơn Tây. Đây là một trục đường lớn 1 chiều nằm kế bên khu phố cổ Hà Nội, giao thông rất thuận tiện khi thông với một số trục đường như; Nguyễn Thái Học, Kim Mã, Hoàng Diệu...

Đoạn Giảng Võ

Đoạn đường này là đường 2 chiều với chiều dài gần 401 m, bề rộng 8m , từ phố Nguyễn Thái Học (cạnh trái bến xe Kim Mã), cắt ngang qua ngã tư Phố Giang Văn Minh - Cát Linh đến ngã ba Phố láng Hạ - La Thành thuộc 2 quận Ba Đình và Đống Đa. Giao thơng tại đây thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giờ cao điểm từ ngã 5 Giảng Võ bởi: nó là nút giao nằm ở quận Đống Đa, được tạo nên bởi 4 tuyến phố gồm Giảng Võ, Cát Linh, Hào Nam, Giang Văn Minh. Có thể nói, nút giao

này giống như trạm trung chuyển phương tiện từ phía Tây đi vào trung tâm Thủ đơ. Đây cũng là lộ trình của tuyến BRT Yên Nghĩa - Kim Mã cùng nhiều tuyến buýt khác. Nút giao này cũng chính là ga dừng cuối cùng của tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông. Một đoạn đường Cát Linh từ năm 2018 cũng bị rào lại để phục vụ thi công nhà ga ngầm S10 thuộc tuyến đường sắt này. Như vậy dù không phải là nút giao thông qui mô lớn, nhưng ngã 5 Giảng Võ thường xuyên tiếp nhận nhiều phương tiện lưu thông, thực trạng ùn ứ giờ cao điểm vẫn còn tồn tại.

* Phƣơng án 2:

+ Chiều đi: Hoàng Cầu (vịnh xén hồ Hoàng Cầu) – quay đầu tại điểm mở đối

diện 38A Hoàng Cầu - Hoàng Cầu (ga La Thành) – Hào Nam (ga Cát Linh) – Giang Văn Minh – Kim Mã ( trước tòa nhà PTA) – Liễu Giai – Văn Cao – Thụy Khê – Lạc Long Quân – ngõ 612 Lạc Long Quân – Cv Nước Hồ Tây.

Chiều đi dài: 10,6 km

+ Chiều về: Cv Nước Hồ Tây - ngõ 612 Lạc Long Quân - Lạc Long Quân – Hoàng Hoa Thám – Văn Cao – Liễu Giai - Kim Mã ( bên trong tòa nhà PTA) – Gảng Võ - Hào Nam (ga Cát Linh) - Hoàng Cầu (ga La Thành) - quay đầu tại điểm mở đố diện 38A Hoàng Cầu - Hoàng Cầu (vịnh xén hồ Hoàng Cầu).

Chiều về dài: 10,4 km

+ Hệ số trùng lặp: Các đoạn đường trùng vớ các tuyến buýt:

Bảng 3.2 : Các tuyến bt có đoạn trùng với lộ trình 2 của tuyến

STT Tên đƣờng Số tuyến Các tuyến buýt

1 Hoàng Cầu 4 18, 23, 30, 50

2 Hào Nam 3 25, 50, 99

4 Kim Mã 10 22A, 25, 32, 34, 38, 50, 90, 107, 159, E07

5 Liễu Giai 3 09A, E05, 159

6 Văn Cao 2 09A, E05

7 Lạc Long Quân 6 13, 25, 33, 55A, 55B, 90, E09

8 Hoàng Hoa Thám 3 14, 45, E05

9 Thụy Khê 3 14, 45, E05

Đoạn từ Hoàng Cầu đến Giang Văn Minh

Đoạn gồm các đường Hoàng Cầu, Hào Nam, Giang Văn Minh là đường 2 chiều, có chiều dài 2,21 km và nằm trong địa phận hai quận Đống Đa và Ba Đình thành phố Hà Nội. Đây được coi là trục đường chính trong đơ thị chạy xuyên suốt trung tâm phường Ô Chợ Dừa. Chất lượng cơ sở hạ tầng phục vụ giao thơng trên tồn tuyến là khá tốt. Tuy nhiên các phương tiện khi di chuyển từ Giang Văn Minh vào trung tâm nút giao hướng đi Hào Nam, Cát Linh, Giảng Võ sẽ phải di chuyển theo đường Giảng Võ đến điểm mở dải phân cách rồi quay đầu tiếp tục lộ trình. Chưa hết, tại khu vực này, ngồi việc bố trí các tấm biển báo như, cấm đi ngược chiều, cấm rẽ trái, thậm chí là thơng điệp “Người có văn hóa giao thơng khơng rẽ trái, đi ngược

chiều vi phạm luật giao thông đường bộ” nhưng hàng ngày vẫn có hàng trăm lượt phương tiện vi phạm. Sự thiếu ý thức, tự nhận mình là người thiếu văn hóa giao thơng của một bộ phận không nhỏ người điều khiển phương tiện đã khiến khu vực này thường xuyên xảy ra những xung đột giao thơng khơng đáng có. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến khu vực này thường xuyên rơi vào tình trạng mất ATGT.

Đoạn Kim Mã

Đoạn đường này là tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền quận Cầu Giấy- Đống Đa - Ba Đình và nằm thuộc địa bàn các phường: Kim Mã và Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Đường Kim Mã là đường 2 chiều với chiều dài 2,5km, rộng 12 – 20m. Chất lượng cơ sở hạ tầng phục vụ giao thơng trên tồn tuyến là khá tốt. Tuy nhiên hiện nay tuyến đường Kim Mã đang nằm trong dự án của tuyến ĐSĐT, do đó mà một đoạn đường Kim Mã (từ ngã tư Núi Trúc - Kim Mã đi Liễu Giai) phục vụ thi cơng Giếng thốt hiểm thuộc Dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội. Điều này làm cho việc tham gia giao thông trên tuyến của hành khách gặp nhiều khó khăn. Tình trạng mất ATGT, ùn tắc liên tục xảy ra vào các giờ cao điểm tại các nút thắt giao thông

Đoạn Liễu Giai đến Văn Cao

Đoạn đường này là đường 2 chiều với chiều dài 1,5 km và nằm trên địa bàn thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Dự án mở rộng tuyến đường Liễu Giai - Văn Cao bắt đầu được thi công vào hồi đầu tháng 7.2021 đã giúp cho tuyến đường này có thêm 4 làn xe, nâng số làn xe hiện có của tuyến đường lên 8 làn. Điều này giúp cho việc di chuyển đi lại của hành khách trên tuyến được thuận lợi hơn.

Đoạn Thụy Khê

Đoạn đường này là đường 1 chiều với chiều dài là 1,25km và nằm trong địa phận hai quận Tây Hồ thành phố Hà Nội. Trên tuyến có nút giao ngã tư Thụy Khuê - Văn Cao là một trong những điểm nóng xảy ra tình trạng ùn tắc trong các khung giờ cao điểm. Tình trạng giao thơng tại đây thường xảy ra tình trạng ùn ứ, các phương tiện di chuyển khá chậm. Các xe di chuyển đan xen vào nhau, mạnh ai nấy đi. Thậm chí, có những người đi từ hướng Thụy Khuê rẽ vào Văn Cao cịn khơng vịng theo vịng xuyến ở đây, mà đột ngột rẽ ln bên phải.

Đoạn Hồng Hoa Thám

Đường Hoàng Hoa Thám là một trong những con đường lớn nằm tại trung tâm thành phố Hà Nội có chiều dài 3.320m. Đây là tuyến đường nối từ chợ Bưởi (thuộc Quận Tây Hồ) tới đường Phan Đình Phùng (thuộc quận Ba Đình). Hiện nay trên tuyến đang vận hành 4 tuyến buýt đang hoạt động. Chất lượng cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông trên tuyến không tốt. Phần vỉa hè nơi đây khá chật hẹp nhưng vẫn đang bị các hộ kinh doanh chiếm dụng hoàn toàn để bày bán. Các phương tiện từ ô tô, xe máy đỗ dưới lòng đường để trao đổi, mua bán khiến tuyến đường thường bị ùn tắc trong giờ

cao điểm.

Đoạn Lạc Long Quân

Đoạn đường này là đường 2 chiều có chiều dài 3,48 km, bề rộng 12m đi từ ngã ba giao cắt với đường Âu Cơ và đường An Dương Vương, ngang qua hồ Tây tới vòng xuyến giao cắt với đường Bưởi. Đây là tuyến đường có lưu lượng người tham gia giao thơng khá lớn, tình trạng mất ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra. Hơn nữa trên tuyến có phần đường dành cho các phương tiện hướng từ Xuân La rẽ phải vào phố Lạc Long Quân và hướng từ Lạc Long Quân rẽ trái vào phố Xuân La, hàng loạt xe ô tô cũng thản nhiên chiếm dụng lòng đường làm nơi dừng đỗ sai quy định, phớt lờ các quy định của Luật Giao thơng đường bộ. Tình trạng chiếm dụng lịng đường này vơ tình gây nên cản trở, mất ATGT.

Đề tài đưa ra lộ trình 1 có chiều dài tuyến là 12km dài hơn so với lộ trình 2 có chiều dài tuyến là 10,5 km. Ở lộ trình 1 có các điểm thu hút nhiều hơn so với lộ trình 2, hệ số trùng lặp nhiều hơn so với lộ trình 2 nhưng một số tuyến đường ở lộ trình 2 tuy đảm bảo chất lượng phục vụ cho việc vận tải nhưng tình trạng ùn tắc rất hay xảy ra và điều này gây khó khăn và cản trở việc vận hành của xe bt. Do đó lộ trình 1 được coi là hợp lý vì vậy ta lựa chọn lộ trình 1.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (3) (Trang 76 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)