Trên địa bàn toàn thành phố, số lượng bãi đỗ xe, điểm đỗ xe có diện tích lớn chỉ chiếm khoảng 10% tổng số vị trí đỗ xe nằm trong khu vực nội thị. Đa số là các điểm đỗ tạm thời sử dụng hè phố, lịng đường có diện tích nhỏ.
Hiện trạng mạng lưới điểm đỗ, bãi đỗ xe tại các khu vực các quận khu vực trung tâm TP Hà Nội là một vấn đề nóng, gây nhiều bức xúc do thường xuyên gây ra các tình trạng ùn tắc giao thông, mất ATGT, lộn xộn ảnh hưởng đến mỹ quan đơ thị. Do đó cần phải có sự sắp xếp, bố trí lại cho phù hợp với tình hình KT-XH và phù hợp với điều kiện thủ đô Hà Nội mở rộng. Trên thực tế, UBND TP Hà nội đã ban hành nhiều văn bản để giải quyết cụ thể như:
- Quyết định số 227/2006/QĐ-UBND ngày 12/12/2006 về quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường trên địa bàn TP Hà Nội.
- Quyết định số 55/2007/QĐ-UBND ngày 30/5/2007 về việc phân cấp quản lý nhà nước về hạ tầng kỹ thuật đô thị theo Nghị quyết số 08/2006/NQ-HĐND ngày 22/7/2006 của HĐND TP Hà Nội.
- Quyết định số 20/2008/QĐ-UBND ngày 16/4/2008 về quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường trên địa bàn TP Hà Nội.
- Quyết định số 2053/QĐ-UBND ngày 27/5/2008 Phê duyệt danh mục các tuyến phố cấm để xe đạp, xe máy, ơ tơ trên hè phố, lịng đường;
- Quyết định số 25/2009/QĐ- UBND ngày 9/01/2009 về việc thu phí trơng giữ xe đạp, xe máy, ơ tô.
- Kế hoạch 62/KH-UBND và kế hoạch 30/KH-UBND của UBND Thành phố Hà Nội về việc triển khai Nghị quyết 16/2008/NQ-CP của Chính phủ về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội .
Ngồi ra, cơng tác phổ biến quy hoạch điểm đỗ xe, bãi đỗ xe theo quyết định 165/2003/QĐ-UB ngày 02/12/2003 về việc phê duyệt quy hoạch điểm đỗ xe và bãi đỗ xe TP. Hà Nội đến các đơn vị thực hiện cấp dưới (cấp quận, cấp phường) thực hiện chưa tốt. Theo kết quả khảo sát thực tế thì hầu hết (trên 90%) các Phịng quản lý đơ thị xây dựng thuộc các quận, huyện của TP Hà Nội đều chưa biết quy hoạch trên, do đó cần xem xét lại việc phổ biến Quy hoạch đối với các đơn vị thực hiện khi quy hoạch được phê duyệt.
Đánh giá chung:
- Tại các quận trung tâm việc quản lý, xác định số liệu tương đối tốt về các điểm đỗ xe và bãi đỗ xe.
- Tại các huyện ngoại thành (18 huyện) và thị xã Sơn Tây, do nhu cầu điểm đỗ xe chưa bức xúc, có ít các cơ quan, trung tâm thương mại nên ít có các địa điểm thu hút đơng người và quỹ đất cịn nhiều nên khơng có nhiều nhu cầu xin cấp phép điểm đỗ xe, bãi đỗ xe (qua thực tế khảo sát, có huyện chỉ có 3-4 điểm đỗ xe có phép). Điều này khơng có nghĩa là khơng có nhu cầu đỗ xe trên địa bàn mà do các cơ quan, các tổ chức và các nhà dân, khu cơng nghiệp, khu chung cư hiện nay đều có thể tự đáp ứng được nhu cầu đỗ xe trong điều kiện hiện tại.
b) Bến xe khách, xe tải liên tỉnh
Do đặc điểm là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của cả nước và là nơi tỷ lệ đô thị hóa cao nên sản lượng vận tải hành khách của Hà Nội theo thống kê qua các năm đều cao so với cả nước. Về vận tải hành khách liên tỉnh trên địa bàn TP Hà Nội có 7 bến xe khách liên tỉnh hoạt động.
Có 7 bến xe liên tỉnh là Bến xe phía Nam (Giáp Bát) (37.000 ), Mỹ Đình (19.812 ), Gia Lâm (14.622 ), Nước Ngầm (11.230 Lương Yên (10.800 ...), Yên Nghĩa (69.000 ), Sơn Tây (4.000 ).
Có 33 bến xe nội tỉnh tại địa bàn các huyện với quy mơ nhỏ. Các bến xe chính ở khu vực Hà Nội cũ có quy mơ từ 10.000 m đến trên 30.000 , các bến xe khách có quy mơ nhỏ hơn thay đổi trong khoảng từ 100 m đến trên 1.000 m. Phần diện tích dành cho bến xe khách chiếm trên 28% tổng diện tích đất giao thơng tĩnh.
Trong cơng tác tổ chức và điều hành vận tải hành khách liên tỉnh hiện nay Sở GTVT đã chỉ đạo các Thanh tra giao thông, các bến xe và các doanh nghiệp vận tải nghiên cứu điều chỉnh luồng tuyến các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh đi theo các tuyến đường vành đai để vào các bến xe nhằm giảm sự chồng chéo tuyến do phải đi qua khu nội thành, giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trạm xe khách Sơn La, quận Thanh Xuân được chuyển về bến xe Yên Nghĩa, quận Hà Đông và thực hiện các tuyến vận tải hành khách tuyến Hà Nội – Sơn La và ngược lại. Bến xe Hà Đông cũng được chuyển xuống bến Yên Nghĩa để đảm bảo chống ùn tắc giao thông tuyến Nguyễn Trãi – Hà Đông và năm trong giải pháp quy hoạch lại bến xe của TP Hà Nội.
* Bến xe Lƣơng Yên:
Bến xe Lương Yên do Công ty lương thực cấp 1, Tổng công ty lương thực miền Bắc quản lý. Nằm trên đường Nguyễn Khoái (vành đai 2), quận Hai Bà Trưng cách trung tâm thủ đơ Hà Nội 1 km. Diện tích bến: 11.400 m‟. Bến xe khách Lương Yên hàng ngày sẽ có xe khách đi các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Sơn La, Phú Thọ và Thanh Hố, Nghệ An, Hải Phịng... với số lượng bình qn 730 lượt xe/ngày đêm (gồm cả xe khách và xe buýt kế cận, buýt nội đô). Bến xe Lương Yên là bến xe loại 3, có thể vận chuyển 3.000 - 5.000 hành khách/ngày đêm.
Bến xe Lương Yên không nằm trong quy hoạch mạng lưới điểm đỗ xe và bãi xe công cộng trên địa bàn thành phố theo quyết định 165, nhưng trong thời gian chờ đầu tư bến xe mới thì UBND TP Hà Nội đã cho bên hoạt động có thời hạn để góp phần giảm tải các bến xe Gia Lâm và Giáp Bát.
* Bến xe Giáp Bát (phía Nam):
Bến xe Giáp Bát hay Bến xe khách phía Nam - Hà Nội do Xí nghiệp quản lý bên xe phía Nam quản lý được đưa vào khai thác sử dụng từ năm 1989 nằm trên địa bàn phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội và cạnh đường Giải Phóng là đường huyết mạch nối Hà Nội với các tỉnh thành phía Nam, Bến Giáp Bát có tổng diện - 37.000 , công suất thiết kế của bến là 1.300 lượt xe/ngày, trong khi đó, hoạt Ang thực tế tại bến là 900 lượt xe/ngày và tiếp đón lượng khách khoảng 15.000 rg/ngày đêm. Có 120 tuyến xe liên tỉnh xuất phát từ bến Giáp Bát. Bên cạnh việc Phục vụ vận tải hành khách cơng cộng, bến Giáp Bát cịn phục vụ các tuyến xe buýt kế cân và buýt nội đơ dẫn đến tình trạng quá tải, lộn xộn, tranh khách, ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra, đặc biệt là vào các dịp nghỉ lễ, Tết, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội.
Bến xe phục vụ hành khách đi các tuyến: miền Trung, miền Nam và các địa phương phụ cận như: Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, v...
* Bến xe Mỹ Đình:
Bến xe Mỹ Đình do Xí nghiệp quản lý bến xe phía Tây quản lý, nằm trên đường Phạm Hùng, huyện Từ Liêm, Hà Nội cạnh đường vành đai 3, bến xe có một vị trí thích hợp để thu hút khách. Là một bến xe hiện đại, cơng suất thiết kế mỗi ngày có thể đón 500 đến 600 lượt xe, với trên 5.000 lượt khách.
Bến xe Mỹ Đình sẽ tiếp nhận các tuyến xe đi phía Tây, Tây Bắc, phía Bắc và phía Đơng Bắc và một số tuyến đi phía Nam và cũng là điểm trung chuyển xe buýt nội đô, buýt kế cận của thành phố Hà Nội. Diện tích của bến xe Mỹ Đình là 19.812 . Hàng ngày có 58 tuyến xe liên tích xuất bến từ bến xe Mỹ Đình. Hiện tại bến đang tiếp nhận bình quân 650 lượt xe/ngày đêm vào các ngày lễ tết bến cũng thường xuyên trong tình trạng q tải, gây ùn tắc giao thơng tại khu vực trong và xung quan bến.
Bến xe Yên Nghĩa xây dựng từ năm 2006, hoàn thành bàn giao cuối năm 2009. Bên xe nằm trên địa bàn phường Ba La, quận Hà Đông. Hiện nay bến do Trung tâm quản lý bến xe Hà Nội quản lý, điều hành hoạt động.
Bến xe n Nghĩa có tổng diện tích gần 7ha, có quy mơ lớn nhất và được xây dựng hiện đại nhất tồn quốc. Trong bến có bến động và bên tĩnh, trong đó bến tĩnh rộng 14.195 , bến động 15.288 , hệ thống nhà điều hành 4.050 và sân đỗ xe lưu bến là 13.800 , kết hợp với các cơng trình phụ trợ như nhà ăn, cây xăng, dịch vụ.
Bến Yên Nghĩa sẽ tiếp nhận toàn bộ các tuyến hiện có của bến xe Hà Đông (nay đã ngừng hoạt động) và Trạm đón, trả khách Thanh Xuân của tuyến vận tải hành khách Hà Nội – Sơn La và Hà Nội – Lai Châu.
* Bến xe Gia Lâm
Bến xe Gia Lâm do Xí nghiệp quản lý bến xe phía Bắc – Cơng ty quản lý bến xe Hà Nội, địa chỉ số 9, Ngô Gia Khảm, Gia Lâm, Bến xe có tổng diện tích 14.622 , số lượt xe xuất bến bình qn 420 chuyến/ngày đêm. Có tổng cộng 91 tuyến cố định đăng ký hoạt động tại bến, tổng lượt khách bình qn ngày 5.000 - 7.000 khách. Ngồi ra, còn là bến trung chuyển hành khách xe buýt nội đô 3 tuyến là tuyến 03 (Gia Lâm - Giáp Bát ), tuyến 22 (Gia Lâm - Viện 103), tuyến 34 (Gia Lâm - Mỹ Đình) và các tuyến xe buýt kế cận.
* Bến xe Nƣớc Ngầm
Bến xe Nước Ngầm do Công ty cổ phần phát triển ngành nước và môi trường - Bộ NN&PTNT quản lý, có địa chỉ tại km 8, đường Giải Phóng, quận Hồng Mai, Hà Nội. Bến xe có tổng diện tích 10.800 , số lượt xe xuất bến bình quân 185 chuyến/ngày đêm. Có 37 tuyến liên tỉnh cố định xuất phát từ bến xe Nước Ngầm.
* Bến xe Sơn Tây
Nằm trên địa bàn thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Bến xe có tổng diện tích 4.000 , số lượt xe bình quân là 20 xe/ngày đêm. Hiện nay bến xe Sơn Tây đang được chuẩn bị đầu tư xây dựng mới với qui mô, công suất được tăng lên đáng kể (quy mô khoảng 3,2ha, tổng mức đầu tư dự kiến 83 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, Bến xe Sơn Tây mới sẽ đạt tiêu chuẩn bến xe loại I theo quy định của Bộ GTVT).
* Đánh giá chung:
Nhìn chung, hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh trên địa bàn Hà Nội đã góp phần tích cực trong việc giải quyết nhu cầu đi lại của nhân dân, với 487 tuyến xuất phát từ các bến xe đi đến các tỉnh, thành trong cả nước. Năm 2021 tổng sản lượng vận tải hành khách đạt 217,3 triệu lượt hành khách/năm. Quỹ đất của các bến xe trên địa bàn tồn TP được nhóm nghiên cứu thống kê là: 170.174 (nằm trong diện tích đất dành cho giao thông tinh).
c) Bến xe tải liên tỉnh
khách liên tỉnh. Nhưng các quy định về quản lý hoạt động của bên xe tải chưa sát với thực tế và chức năng, quy định về hoạt động của bên xe tải cũng chưa rõ ràng, do đó hoạt động của các bến xe tải trên địa bàn thành phố còn nhiều lộn xộn, bất hợp lý và xuất hiện nhiều bến xe tải hoạt động chui dưới nhiều hình thức ảnh hưởng đến TTATGT và mỹ quan đơ thị.
Hiện có 9 bến xe tải liên tỉnh chính: Bến xe tải Long Biên, bến xe tải Gia Thủy,bến xe tải Vĩnh Tuy, bến xe tải Đền Lừ, bến xe tải Gia Lâm (phụ cận bến xe khách Gia Bến xe tải Dịch Vọng, bến xe tải Kim Ngưu 1 và 2, bến xe tải Tân ấp, bến xe tải Sơn Tây.
Tổng diện tích các bến xe tải liên tỉnh trên địa bàn thành phố 4,9 ha.
Do hầu hết các bến khơng có quy hoạch cụ thể, được hình thành theo dạng cơng trình phụ trợ gắn kết với hệ thống chợ đầu mối cũng như dạng tự phát tại các khu vực đầu mối giao thơng. Chính vì vậy, sự ổn định của hệ thống điểm và bến xe tải rất thấp.
Bảng 2.4: Bảng thống kê các bến xe tải
TT Tên bến Quy mô ( )
1 Bến xe tải Gia Thụy 1800
2 Bến xe tải Long Biên 1450
3 Bến xe tải Đền Lừ 1 4599
4 Bến xe tải Kim Ngưu 4800
5 Bến xe tải Gia Lâm 6500
6 Bến xe tải Tân Ấp 2500
7 Bến xe tải Dịch Vọng 2981
8 Bến xe tải Kim Ngưu 2 20000
9 Bến xe tải Sơn Tây 5000
Cộng 49630
Nguồn: Sở Giao thông vận tải Hà Nội * Kết luận phần hiện trạng:
Đánh giá hiện trạng giao thông tĩnh của thành phố Hà Nội a. Diện tích đất dành cho bến xe khách: 170.17
b. Diện tích đất dành cho bãi đỗ xe, điểm đỗ xe: 429.269 c. Diện tích bến xe tải: 49.630
d. Diện tích bến xe khách nội tỉnh: 36.000 m2 e. Diện tích
- Bến buýt nhanh: Kim Mã - Điểm trung chuyển: 5 điểm - Điểm đầu cuối: 122 điểm f. Diện tích các gara dịch vụ
Bảo Yến, Nam Hồng.
Bảng 2.5: Tổng hợp diện tích đất giao thơng tỉnh TP Hà Nội năm 2021
TT Cơng trình giao thơng tĩnh Diện tích ( )
1 Bến xe khách liên tỉnh (7 bến) 170174 2 Bến xe khách nội tỉnh (29 bến) 36000
3 Bến xe tải (9 bến) 49630
4 Điểm đầu cuối xe buýt (38 điểm ngoài bến) 19000 5 Bến xe buýt ( ngoài bến xe khách và điểm đâu cuối) 3600
6 Điểm chung chuyển (2 điểm) 1200
7 Gara 35000
8 Diện tích đất bãi đỗ xe ơ tơ 377151,5 9 Diện tích đất điểm đỗ xe máy 52118
Cộng 734874
Nguồn: Sở Giao thông vận tải Hà Nội
Quỹ đất dành cho giao thông tỉnh Hà Nội được nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát kết hợp với thu thập số liệu thống kê và tổng hợp lại. Tổng diện tích là 743.874 . Tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông tĩnh hiện tại đạt 2-3% trên tổng diện tích đất dành cho giao thơng.
Quỹ đất dành cho điểm đỗ xe, bãi đỗ xe được thống kê và điều tra khảo sát có tên, địa chỉ, diện tích cụ thể) thì quỹ đất dành cho điểm đỗ xe, bãi đỗ xe công công trên địa bàn thành phố hiện nay đáp ứng được 8-10% số nhu cầu điểm đỗ trên tổng số phương tiện hiện có của TP.
Như vậy, tổng diện tích quỹ đất hiện có sử dụng cho giao thơng tĩnh trên toàn địa bàn thành phố là 743.873 .
Nếu tính tỷ lệ so với tồn bộ thành phố Hà Nội thì tổng diện tích quỹ đất hiện có sử dụng cho giao thơng tĩnh chiếm 2,06% tổng diện tích đất giao thơng và chỉ bằng 0,16% đất xây dựng đô thị (đất giao thông là 3.539 ha, đất xây dựng đô thị là 45.365 ha – năm 2021).
Nếu tính tỷ lệ so với riêng khu vực thành thị của Hà Nội (các quận) thì tổng diện tích quỹ đất hiện có sử dụng cho giao thơng tĩnh chiếm 4,83% tổng diện tích đất giao thơng và bằng 0,41% đất xây dựng đô thị (đất giao thông tại khu vực thành thị là 1.539 ha, đất xây dựng đô thị tại khu vực thành thị là 18.053 ha – năm 2021.
2.2.3 Thực trạng công tác quản lý giao thông đô thị Hà Nội
a) Mơ hình quản lý
Theo mơ hình quản lý giao thông hiện nay, UBND thành phố Hà Nội giao nhiệm vụ cho các đơn vị chủ yếu sau đây cũng trách nhiệm phối hợp với nhau trong công tác quản lý đô thị như sau:
- Sở Giao thông vận tải Hà Nội. - Sở Xây dựng Hà Nội.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. - Sở Quy hoạch – Kiến trúc.
- Sở Tài nguyên - Môi trường - Nhà đất. - Công an thành phố Hà Nội.