TT Vị trí Điểm đầu cuối các tuyến Tổng số tuyến
1 Bến xe Giáp Bát 03A,06A,06B,06C,06D,06E,21A,22C,25,28,29
,32,37,94,101B 15
2 Điểm đỗ xe Long
Biên 04,08A,08B,10A,15,17,24,47A,50,54,58,100 12
3 Bến xe Kim Mã BRT01,99,107 3
4 Bến xe Gia Lâm 01,03A,15,22A,34,122 6 5 Bến xe Mỹ Đình 09B,16,21B,34,44,46,53B,64,74,87,103A,103B
,104,109 14
6 Bến xe Yên Nghĩa BRT01,01,02,21A,27,62,72,89,91,102,114,124 12 7 Bến xe Nước Ngầm 03B,16,28,48,60B,104 6
- Điểm dừng đỗ trên tuyến:
+ Hiện nay, trên toàn mạng lưới xe buýt Hà Nội, khoảng cách trung bình giữa các điểm dừng đỗ xe buýt là 765 mét, cịn dài so với qng đường đi bộ bình quân của người dân. Theo con số thống kê , tổng trạm dừng của xe buýt là 1.064 điểm, số điểm dừng có nhà chờ 240 điểm.
+ Trên tồn mạng lưới tuyến xe buýt Hà Nội có 4.238 điểm dừng, 356 nhà chờ, 05 điểm trung chuyển, 122 điểm đầu cuối, tất cả các điểm dừng đỗ đều có biển bảo.
- Hệ thống nhà chờ:
Các nhà chở hiện nay đang sử dụng trên những tuyến buýt được thiết kế theo mục tiêu quảng cáo là chính mà khơng hề quan tâm đến việc tạo sự hài hồ với khung cảnh thành phố và kiến trúc đơ thị. Tại nhiều điểm dừng đỗ có lưu lượng hành khách tương đối lớn vẫn chưa bố trí nhà chờ, hoặc hệ thống nhà chờ vẫn chưa cung cấp đủ thông tin cho hành khách như khoảng cách chạy xe, thời gian phương tiện đến điểm dừng, thời gian mở đóng tuyến, gây khó khăn cho hành khách, đặc biệt là những hành khách không thường xuyên đi lại trên tuyến.. Qua phân tích cơ sở hạ tầng giao thông công cộng Hà Nội cho ta thấy:
- Hệ thống cơ sở hạ tầng cho giao thơng cịn q thiệu về số lượng và yếu về chất lượng ( kể cả hệ thống đường xá cũng như các cơ sở hạ tầng giao thông tĩnh).
- Mạng lưới tuyến VTHKCC còn thưa thớt và chưa hợp lý, mức độ bao phủ mạng lưới tuyến thấp lại không đồng đều.
- Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho VTHKCC trong những năm gần đây có được quan tâm nhưng mức độ đầu tư đó cịn thấp so với mức độ phát sinh nhu cầu và tốc độ tăng trưởng nền kinh tế.
2.3.3 Hiện trạng về phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
Trong năm 2021, Hà Nội có tất cả 143 tuyến buýt; trong đó có 121 tuyến buýt được trợ giá, 8 tuyến bt khơng có trợ giá nội tỉnh, có 12 tuyến buýt kế cận, 2 tuyến City tour. . Tổng số phương tiện trên toàn mạng lưới Hà Nội năm 2021 là 2.134 xe,
trong đó có 1.879 xe có trợ giá.
Tính đến thời điểm hiện tại 6/2022 Hà Nội đã đưa vào khai thác 147 tuyến buýt, trong đó có 2 tuyến City tour và 8 tuyến buýt điện. Với loại hình vận tải buýt điện mới được đưa vào vận hành cũng đang được Công ty TNHH Dịch vụ vận tải sinh thái (Vinbus) đẩy nhanh tiến độ mở tuyến. Vinbus đã ký hợp đồng với nhà máy VinFast cung cấp xe theo tiến độ.
Trong năm nay Hà Nội sẽ mở 28 tuyến buýt. Cụ thể: mở mới 5 tuyến buýt kết nối với tuyến đường sắt đô thị 2A (dự kiến đưa vào hoạt động trong quý II/2022), mở mới 17 tuyến buýt khác trong năm 2022 (dự kiến triển khai trong quý III và IV/2022).
2.3.4 Hệ thống giá vé vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
– Giá vé ngày xe buýt Hà Nội dao dộng từ 7.000 đồng – 9.000 đồng/lượt, trẻ em dưới 6 tuổi được đi xe buýt miễn phí.
– Giá vé tháng xe buýt Hà Nội 2022:
+ Đối tượng ưu tiên (HSSV, công nhân KCN): 55.000 đồng đối với vé 1 tuyến và 100.000 đồng đối với vé liên tuyến.
+ Đối tượng bình thường: 100.000 đồng đối với vé 1 tuyến và 200.000 đồng đối với vé liên tuyến.
Người già trên 60 tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, người có cơng với cách mạng sẽ được hưởng chính sách làm vé xe buýt miễn phí.
Giá vé tháng trên đã bao gồm tiền bảo hiểm thân thể hành khách đi xe; áp dụng cho tất cả các tuyến xe buýt có trợ giá.
2.3.5 Sản lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt qua các năm
Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội năm 2019 có 124 tuyến buýt, trong đó có 100 tuyến trợ giá, 10 tuyến khơng trợ giá, 12 tuyến kế cận, 2 tuyến City Tour. Mạng lưới xe buýt đã phủ khắp 30 quận, huyện, thị xã và phục vụ đến: 453/584 số xã, phường, thị trấn (đạt 78%); 66/71 bệnh viện (đạt 93%); 296/708 các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông (đạt 42%); 32/37 các khu công nghiệp (đạt 86%); 82/85 các khu đô thị mới (đạt 96%). Vận tải hành khách cơng cộng có sự tăng trưởng, tổng sản lượng vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt năm 2019 đạt 510,5 triệu lượt, đáp ứng khoảng 17,03% nhu cầu đi lại của người dân, tăng 3,2% so với năm 2017.
Năm 2020, Hà Nội có 126 tuyến buýt, trong đó có 104 tuyến trợ giá, 8 tuyến không trợ giá nội tỉnh, 12 tuyến kế cận, 2 tuyến City Tour. Mạng lưới xe buýt đã tiếp cận đến 30/30 quận, huyện, thị xã (đạt 100%); 453/579 xã, phường, thị trấn (đạt 78,2%); 65/75 bệnh viện (đạt 87%); 192/286 trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông (đạt 67%); 27/27 khu công nghiệp lớn (đạt 100%); 31/37 khu đô thị (đạt 83,8%). Vận tải hành khách cơng cộng tiếp tục có sự tăng trưởng, tổng sản lượng vận chuyển
hành khách công cộng bằng xe buýt năm 2020 đạt 569,5 triệu lượt, tăng 1,12% so với năm 2019.
Năm 2021, Hà Nội có 143 tuyến buýt, trong đó có 121 tuyến trợ giá, 8 tuyến không trợ giá nội tỉnh, 12 tuyến kế cận, 2 tuyến City Tour. Mạng lưới xe buýt đã tiếp cận đến 30/30 quận, huyện, thị xã (đạt 100%); 516/579 xã, phường, thị trấn (đạt 89,1%); 65/75 bệnh viện (đạt 87%); 192/286 trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông (đạt 67%); 27/27 khu công nghiệp lớn (đạt 100%); 31/37 khu đô thị (đạt 83,8%). Vận tải hành khách cơng cộng có sự sụt giảm, tổng sản lượng vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt năm 2021 đạt 449 triệu lượt, giảm 0,79% so với năm 2020.
Theo thống kê hiện nay cho thấy, trong tháng 2/2022, số hành khách vận chuyển ước đạt 26,8 triệu lượt, tăng 34,5%; doanh thu ước đạt 1.326 tỷ đồng, tương ứng tăng 34,2% so với tháng trước và giảm 11,4% so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung cả 2 tháng đầu năm 2022, Sở GTVT Hà Nội thông tin, số hành khách vận chuyển đạt 46,7 triệu lượt, giảm 32,1% so với cùng kỳ năm 2021; số hành khách luân chuyển đạt 1.143 triệu lượt, giảm 26,6%; doanh thu đạt 2.314 tỷ đồng, giảm 29,2%.
*Đánh giá:
Hầu hết sản lượng VTHKCC năm 2021 đều giảm so với năm 2019. Nguyên nhân khách quan có thể kể đến là do dịch bệnh Covid-19 hồnh hành, khiến tất cả các ngành, nghề nói chung và ngành vận tải nói riêng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thành phố Hà Nội đã cho tạm dừng toàn bộ mạng lưới xe .Tuy nhiên khi được hoạt động trở lại thì vẫn phải tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, ngồi giãn cách cách nhau 1 ghế và không được vận chuyển quá 30 người trên 1 xe tại một thời điểm và chỉ được chạy với 50% công suất. Vậy nên, nhiều tuyến xe buýt đã cắt giảm tần suất hoạt động để tiết kiệm các khoản chi phí phải bỏ ra. Trong đầu năm 2022, khi dịch bệnh Covid đã được kiểm sốt cùng với đó là nhịp sống quay trở lại diễn ra bình thường thì sản lượng VTHKCC bằng xe buýt đã tăng lên so với cùng kỳ năm trước. Việc đưa xe buýt vào vận hành với công suất 100% để phục vụ nhu cầu đi lại cho người dân đã giúp cho sản lượng của VTHKCC tăng trưởng mạnh.
CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TUYẾN 145 HOÀNG CẦU – CV NƢỚC HỒ TÂY 3.1 Cơ sở pháp lý
3.1.1 Định hướng phát triển vận tải hành khách công cộng Hà Nội trong tương lai
* Mục tiêu
Với sự quan tâm của chính phủ, quyết tâm của UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan chức năng về đầu tư và phát triển VTHKCC ở thủ đô Hà Nội đề ra mục tiêu như sau:
- Tập trung phát triển nhanh hệ thống VTHKCC bằng xe buýt nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại hằng ngày của người dân đô thị, Hà Nội tiếp tục mở rộng và phát triển hệ thống xe buýt nhanh BRT. Đảm bảo trật tự an tồn giao thơng đơ thị và giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố.
- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các đơn vị cung ứng dịch vụ VTHKCC, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ VTHKCC, hạ giá thành vận chuyển, giảm đầu tư từ ngân sách nhà nước, giảm trợ giá cho hoạt động xe buýt ở Hà Nội.
- Xây dựng cơ quan tổ chức quản lý và điều hành hoạt động VTHKCC đối với từng tỉnh thành hoặc từng khu vực với nguồn nhân lực chất lượng, cơ sở vật chất hiện đại.
- Ứng dụng hệ thống thông minh, công nghệ tiên tiến trong khai thác quản lý và điều hành hoạt động VTHKCC. Ứng dụng khoa học công nghệ trong cung cấp thông tin cho khách hàng.
- Phát triển kết cấu hạ tầng GTVT đồng bộ và tương thích. Bố trí triển khai các bãi giữ xe tại các điểm đầu điểm cuối và trạm trung chuyển để đảm bảo tiện lợi cho việc trung chuyển từ phương tiện cá nhân sang sử dụng phương tiện công cộng.
- Ứng dụng vé thông minh trong VTHKCC bằng xe buýt. Vé thơng minh có thể tích hợp chi trả các dịch vụ khác nhau không chỉ với xe bt mà cịn với các hình thức VTHKCC khác hoặc trong thanh tốn khi mua sắm.
- Lắp camera an ninh tại các điểm trung chuyển, điểm đầu điểm cuối, những điểm nóng xảy ra tình trạng mất trật tự về an ninh trên xe buýt, xây dựng lực lượng bảo vệ thường trực tại các điểm nóng.
* Quan điểm và định hƣớng phát triển VTHKCC bằng xe buýt ở thành phố Hà Nội
- Xây dựng và phát triển hoàn thiện hệ thống các doanh nghiệp VTHKCC lấy DN vận tải nhà nước giữ vai trị chủ đạo, khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế khác tham gia vào VTHKCC bằng xe buýt. Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong đô thị với độ an toàn, tin cậy cao.
xác định cụ thể từng tiêu chí và mức độ cần đáp ứng đối với từng tuyến và toàn mạng lưới VTHKCC.
- Đầu tư phát triển VTHKCC ở Hà Nội phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ trên các lĩnh vực như: từ mạng lưới giao thông, hạ tầng cơ sở trên các tuyến, hệ thống chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế khác vào VTHKCC và hệ thống pháp luật phục vụ VTHKCC.
- Đầu tư phát triển VTHKCC ở Hà Nội là phương án nhằm thay thế được sử dụng phương tiện vận tải cá nhân trong thành phố. Đa dạng hóa loại hình phương tiện và phương thức phục vụ nhu cầu đi lại giữa người dân trong đơ thị. Khuyến khích mọi người dân đơ thị chuyển từ sử dụng dịch vụ cá nhân sang sử dụng phương tiện xe buýt. - Tiếp tục phát triển mở rộng hoạt động xe buýt về quy mô và chất lượng phục vụ. Xây dựng mạng lưới xe buýt phủ tối đa trên các tuyến phố có khả năng chạy xe buýt để người dân tiện sử dụng xe buýt. Khoảng cách các điểm dừng dọc tuyến nội thành không vượt quá 700 mét và đối với ngoại thành từ 1000 mét. Nâng thời gian hoạt động của tuyến như: nội thành từ 5 giờ đến 22 giờ, ngoại thành từ 5 giờ đến 21 giờ trong ngày. Thời gian chờ đợi của khách tại các điểm dừng đỗ tối đa vào giờ cao điểm trong nội thành không vượt quá 5 phút và ngoại thành từ 10 - 15 phút và rút ngắn thời gian đi lại trên tuyến. Do vậy VTHKCC bằng xe buýt phải phấn đấu tăng cường số lượt xe và số giờ xe hoạt động của xe trong ngày, thực hiện chỉ tiêu tăng lượng hành khách đi xe buýt mà không tăng trợ giá cho VTHKCC.
- Phát triển VTHKCC theo nguyên tắc “cung cấp dẫn đầu” để thu hút người dân đi lại bằng xe buýt. Cần phải xác định hợp lý giữa VTHKCC với vận tải cá nhân trong thành phố mà kinh nghiệm một số nước trên thế giới cho thấy việc phát triển vận tải hành khách công cộng chạy theo nhu cầu sẽ dẫn đến rối loạn về giao thông vận tải đô thị và việc giải quyết hậu quả này hết sức khó khăn.
- Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là lực lượng chủ yếu trong 5 đến 10 năm tới. Nó có nhiều yếu tố phù hợp với tính năng khai thác của vận tải xe buýt với điều kiện khai thác của các phương tiện ở thủ đơ Hà Nội là loại hình vận tải hành khách cơng cộng có hiệu quả nhất.
* Định hƣớng phát trển sắp tới của Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng Thành phố Hà Nội
Xây dựng và phát trển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt liên thông, tạo điều kiện kết nối các khu vực thành phố, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân.
Hướng tới việc sử dụng loại hình xe bt có sức chứ nhỏ (<30 chỗ) để đưa vào sử dụng trên các tuyến đường. Xe buýt có sức chứa nhỏ có thể hoạt động trên các tuyến đường có mặt cắt ngang nhỏ để kết nối đến các khu đô thị mới, khu công nghiệp, đầu mối giao thông, các đô thị vệ tinh, kết nối với các tuyến vận tải hành khách khối lượng lớn và các phương thức vận tải khác.
Xem xét nhu cầu đi lại của nguời dân để đưa ra các phương án hợp lý mở tuyến nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân được dễ dàng và thuận tiện.
Tăng khả năng tiếp cận, kết nối của xe buýt với các ga tàu điện nhằm giúp cho việc sử dụng kết nối đa phương thức loại hình di chuyển này được tối ưu nhất.
3.1.2 Các văn bản pháp lý có liên quan
Các doanh nghiệp, đơn vị tham gia vào tổ chức vận hành khai thác tuyến vận tải có căn cứ dựa vào những văn bản luật, dưới luật của Quốc hội, Bộ giao thông vận tải, Tổng cục đường bộ Việt Nam và các ban ngành liên quan ban hành đang trong thời gian có hiệu lực. Cụ thể phương án được xây dựng dựa trên một số căn cứ pháp lý sau:
- Nghị định 95/2009/NĐ – CP quy định niên hạn sử dụng xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở người và Thông tư 21/2010/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện nghị định trên.
- Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia GT đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý NN về giao thông đường bộ.
- Nghị định 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
- Thông tư 12/2020/TT – BGTVT ngày 29/05/2020 của Bộ Giao thông vận tải Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải bằng đường bộ.
- Thông tư 02/2021/TT-BGTVT: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
- Thông tư 16/2021/TT-BGTVT Quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện Giao thông cơ giới đường bộ.
- Thông tư số 65/2014/TT-BGTVT ngày 10/11/2014 của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành định mức khung kinh tế - kỹ thuật áp dụng cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
- Quyết đinh 1494/2017/QĐ-UBND ngày 01/3/2017 của UBND thành phố Hà