Một số tác động tích cực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam: Phần 1 (Trang 28 - 38)

Sau hơn 30 năm, Việt Nam đã trở thành một trong những địa điểm ĐTNN hàng đầu trong ASEAN. ĐTNN đã trở thành một bộ phận quan trọng và là động lực tăng trưởng của nền kinh tế, góp phần to lớn vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ “Đổi mới”. Tính đến 2018 có khoảng 26.876 dự án FDI, từ 129 quốc gia và vùng lãnh thổ, vốn đầu tư cam kết 336,25 tỷ USD, vốn thực hiện hơn 187,4 tỷ USD. Các dự án FDI tập trung chủ yếu vào công nghiệp, chiếm 68,62% tổng vốn đầu tư đăng ký, dịch vụ: 30,38% nông - lâm - ngư nghiệp: 1,00%. FDI đã có mặt tại tất cả tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ, chiếm 42% tổng vốn đầu tư đăng ký, tiếp theo là vùng Đồng bằng Sông Hồng, chiếm 28%, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, chiếm 18%, vùng đồng bằng sông Cửu Long, chiếm 6%, Trung du miền núi phía Bắc là 5% và Tây Nguyên khoảng 1%.

Các nhà ĐTNN chủ yếu đến từ châu Á, chiếm 71% vốn đăng ký, riêng Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và Đài Loan, chiếm 21% tổng vốn đầu tư các nước châu Á; châu Âu và Bắc Mỹ chiếm 16%. FDI từ các quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hiện chiếm khoảng 42%, trong đó Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm 2/3 tổng số vốn của khối OECD. Hình thức 100% vốn nước ngồi chiếm 72% tổng vốn đầu tư đăng ký, liên doanh chiếm 22%, hợp đồng BOT, BT và BTO chiếm 4% và hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm 2%. Hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) xuyên biên giới bắt đầu xuất hiện nhiều từ năm 2001 và gia tăng mạnh mẽ từ năm 2007 trở lại đây. Theo báo cáo đánh giá Chính sách Đầu tư Việt Nam năm 2018 của OECD, trong giai đoạn 2006 - 2015, số lượng và quy mô các hoạt động M&A tăng nhanh, đạt bình quân 143 thương vụ/năm với tổng giá trị đạt khoảng

2,3 tỷ USD/năm, tập trung vào lĩnh vực tài chính và bảo hiểm, dầu khí, thực phẩm và giải khát, máy tính điện tử, bất động sản,...

Đóng góp của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội thể hiện trên các khía cạnh sau:

Một là, nguồn vốn quan trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và là một động lực thúc đẩy tăng trưởng. Trước năm 1990, quy mơ và số lượng các dự án FDI cịn khiêm tốn, với 211 dự án, 1,6 tỷ USD tổng vốn đăng ký, vốn thực hiện khoảng 180 triệu USD vào năm 1990, tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp nhẹ và khai thác dầu thơ. Kể từ năm 1991 đến trước khủng hoảng tài chính châu Á, số lượng dự án với quy mô vốn FDI tăng mạnh, với 2.341 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 35,56 tỷ USD, vốn thực hiện là 13,37 tỷ USD. Vì vậy, tỷ trọng vốn ĐTNN trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng từ 13,1% năm 1990 lên mức cao nhất là 32,5% năm 1995, ĐTNN trở thành một nguồn vốn đầu tư quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong 10 năm đầu, khu vực ĐTNN chỉ đóng góp 15,04% cho tăng trưởng, khu vực kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trị chủ đạo, tăng trưởng đạt bình qn 9,64% và đóng góp tới 45% vào tăng trưởng chung. Nguyên nhân là do quy mơ của khu vực ĐTNN cịn nhỏ, chỉ chiếm khoảng 6,58% GDP năm 1995.

Bảng 2. Đóng góp của ĐTNN vào tăng trưởng GDP (%)

Sau giai đoạn suy giảm do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á năm 1997, dịng vốn FDI dần phục hồi và bắt đầu tăng mạnh kể từ cuối năm 2004. Tính bình qn giai đoạn 1997 - 2006, vốn FDI thực hiện 3,15 tỷ USD/năm, tổng vốn thực hiện đạt 25,23 tỷ USD, chiếm 59% tổng vốn đăng ký. Mặc dù tỷ trọng vốn ĐTNN trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2007 - 2017 khá thấp, đạt bình quân 18,0%, nhưng tỷ trọng bình quân của khu vực này trong GDP tăng lên, đạt 10,7%. Trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của cả nước giảm (còn trên 7%) so với giai đoạn trước khủng hoảng, thì đóng góp của khu vực ĐTNN vào tăng trưởng có xu hướng tăng lên, chiếm 18,22% tốc độ tăng trưởng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực ĐTNN đạt 12,4%/năm, cao hơn trung bình cả nước (7,01%/năm) cũng như khu vực nhà nước (6,58%/năm) và khu vực ngoài Nhà nước (6,26%/năm).

Giai đoạn kể từ khi gia nhập WTO đến nay, dòng vốn FDI tăng khá nhanh; đặc biệt vốn đầu tư thực hiện đạt mức cao, trên 12,1 tỷ USD/năm, tổng vốn thực hiện đạt 133,3 tỷ USD, chiếm 44% tổng vốn đăng ký, dẫn đến tỷ trọng vốn FDI trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng lên, đạt bình quân khoảng 24,3%/năm. Khu vực FDI ngày càng trở thành một động lực quan trọng của tăng trưởng, với mức đóng góp cho tăng trưởng lên tới 27,7% trongmức tăng bình quân 6,0%/năm của nền kinh tế. Tỷ trọng khu vực FDI trong GDP đạt mức cao nhất là 19,6% năm 2017. Bên cạnh những đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng, khu vực FDI cũng có tác động khác như gia tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, hiệu ứng lan tỏa công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, hình thành tài sản cố định,... và những nhân tố này cũng gián tiếp đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Hai là, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hình thành một số ngành, sản phẩm mới tạo ra sự đa dạng và gia tăng mức độ tinh

xảo, phức tạp của các sản phẩm của quốc gia, nền tảng quan trọng cho tăng trưởng dài hạn và hiện đại hóa nền kinh tế.

- Cơ cấu dịng vốn FDI theo ngành, lĩnh vực có sự thay đổi và chuyển dịch đáng kể theo hướng hiện đại hơn, giúp hình thành một số ngành, sản phẩm mới, tạo ra sự đa dạng và gia tăng mức độ phức tạp của nền kinh tế, từ đó góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. + Khu vực cơng nghiệp - xây dựng: Trong giai đoạn đầu “Đổi mới”, tỷ trọng FDI tương đối thấp trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và GDP nên ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu cịn hạn chế, DN FDI chỉ đóng góp khoảng 1/4 tổng giá trị sản xuất cơng nghiệp. Nhưng hơn mười năm sau, tỷ trọng này tăng lên gần gấp đôi, đạt 46,3% vào năm 2012, bắt đầu vượt khu vực nội địa về giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 2014, dẫn đến khu vực FDI ảnh hưởng mạnh mẽ tới chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành cơng nghiệp và góp phần hình thành một số ngành cơng nghiệp chủ lực của nền kinh tế, như viễn thông, khai thác, chế biến dầu khí, điện tử, cơng nghệ thơng tin, thép, xi măng,... Trong vài năm trở lại đây, dòng vốn FDI tiếp tục dịch chuyển sang các ngành, nghề có giá trị gia tăng cao hơn, như sản xuất máy vi tính, các sản phẩm điện tử và quang học (với tăng trưởng quy mô đáng kể, từ 2,8% năm 2016 lên 5,8% năm 2017), gia tăng đầu tư vào những ngành dịch vụ cho sản xuất (tăng từ 1% năm 2016 lên 47% năm 2017; giảm dự án FDI trong một số ngành thâm dụng lao động (còn 4,2% số DN trong năm 2017, giảm 1% so với năm 2016 và khơng cịn đứng ở trong tốp 3); tỷ trọng dự án FDI trong 4/6 ngành, lĩnh vực ưu tiên là công nghệ cao, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), chế tạo, chế biến, công nghiệp hỗ trợ và nông nghiệp đã tăng lên so với giai đoạn 2006 - 2011.

+ Khu vực dịch vụ: Dịch vụ là lĩnh vực đứng thứ hai về thu hút FDI, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO dòng vốn FDI

vào lĩnh vực này tăng mạnh. Tốc độ tăng trưởng FDI vào lĩnh vực dịch vụ khá cao, từ 42% (2006) lên 216% (2007) và 160% (2008), riêng năm 2009 giảm xuống còn 4,7% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu. Khu vực FDI đã góp phần phát triển nhiều dịch vụ chất lượng cao như khách sạn, văn phòng căn hộ cho thuê, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, tư vấn luật, vận tải biển, logistics, siêu thị, giáo dục và đào tạo, y tế chất lượng cao, bán lẻ,... Các dịch vụ này cũng góp phần tạo ra phương thức mới trong phân phối hàng hóa, tiêu dùng, kích thích hoạt động thương mại nội địa. + Ngành nông lâm ngư nghiệp: Mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn FDI cam kết và giải ngân, nhưng khu vực FDI đã góp phần nhất định vào việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa nơng sản xuất khẩu, tạo ra một số phương thức mới, có hiệu quả cao, nhất là các dự án đầu tư vào phát triển nguồn nguyên liệu, góp phần cải thiện tập quán canh tác và điều kiện hạ tầng yếu kém, lạc hậu ở một số địa phương.

Hình 2. Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế giai đoạn 1990 - 2017 (%)

- Vốn FDI tác động đến thay đổi cơ cấu kinh tế và thúc đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một số địa phương như Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa ở phía Bắc, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và Đồng Nai ở phía Nam.

- Vốn FDI trong lĩnh vực hạ tầng đã góp phần chuyển đổi không gian phát triển của cả nước. Nhiều dự án FDI xây dựng khu đô thị hiện đại như Phú Mỹ Hưng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ciputra tại Hà Nội hoặc các dự án của Vinacapital, Keppel Land,... đã tạo nguồn cung nhà ở cao cấp cho nhiều thành phố lớn đã góp phần thúc đẩy q trình đơ thị hóa. Khoảng 60 - 70% tổng vốn đầu tư vào các KCN và KCX là vốn ĐTNN, lũy kế đến hết năm 2017, các KCN, KKT thu hút được gần 7.900 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 170 tỷ USD41; tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện tăng qua các năm, năm 2013 đạt 36,0% đến năm 2017 đạt 64%. Các KCN, KKT ngày càng thu hút được những dự án ĐTNN có quy mơ vốn lớn và cơng nghệ cao, quy mơ vốn bình qn dự án tăng từ 20 triệu USD năm 2013 lên 22 triệu USD. Ngoài ra, các KKT ven biển, KCN cao cũng đang thu hút được vốn ĐTNN, hình thành các khu, cụm sản xuất của nền kinh tế.

Ba là, giữ vai trò chủ đạo đối với xuất khẩu, chuyển đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và từng bước đưa Việt Nam tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Doanh nghiệp FDI đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng XK của Việt Nam những năm gần đây. Tăng trưởng kim ngạch XK của khu vực FDI cao gấp 2-3 lần khu vực trong nước, kim ngạch XK gấp khoảng 1,5 - 2 lần. Do đó, tỷ trọng của khu vực FDI trong tổng kim ngạch XK đã tăng từ mức 17,0% năm 1995 lên 72,5% vào năm 2017.

Hình 3. Cơ cấu xuất khẩu theo thành phần kinh tế (%)

Nguồn: Tính tốn từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Khu vực FDI với sự có mặt của nhiều TNCs lớn trên thế giới hoạt động ở nhiều lĩnh vực như Samsung, LG, General Electric, Intel, Mitsubishi, Sanofi, Panasonic,... đã góp phần đưa Việt Nam từng bước tham gia mạng giá trị và chuỗi sản xuất toàn cầu, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu mặt hàng XK. Nhiều sản phẩm công nghệ cao, công nghiệp chế tạo bước đầu thực hiện một số công đoạn sản xuất, lắp ráp ở các nhà máy ở Việt Nam. Quá trình chuyển dịch sản xuất và XK theo hướng đa dạng hóa và gia tăng mức độ tinh vi của sản phẩm XK cũng thể hiện sự phát triển và hấp thu công nghệ liên quan, một yếu tố then chốt cho tăng trưởng. Bên cạnh tác động trực tiếp, một số đánh giá cho thấy DN FDI cũng giúp kích thích XK của khu vực DN trong nước.

Bốn là, chuyển giao công nghệ ở một số ngành, lĩnh vực và có tác động lan tỏa công nghệ nhất định tới khu vực DN trong nước:

DN Việt Nam, rõ nhất trong lĩnh vực dầu khí, viễn thơng, nơng nghiệp cơng nghệ cao,…

- DN FDI cũng là nhân tố thúc đẩy DN trong nước cải thiện năng suất, đổi mới công nghệ thông qua áp lực cạnh tranh, áp dụng các mơ hình sản xuất mới của DN FDI để phát triển và thích ứng với bối cảnh tồn cầu hóa. Một kênh hấp thu cơng nghệ, kỹ năng quản lý, dịch vụ tiên tiến của DN Việt Nam gần đây đang nổi lên là các thương vụ M&A đối với DN FDI. Diễn biến này phù hợp với xu hướng đang gia tăng trên thế giới, đặc biệt ở các nước công nghiệp phát triển và gần đây là Trung Quốc với chiến lược “Sản xuất tại Trung Quốc 2025” (Made in China 2025) và “Trung Quốc tiến ra thế giới 2.0” (China Going Global 2.0).

Năm là, bước đầu thiết lập mối liên kết giữa khu vực ĐTNN với khu vực trong nước, thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ. Mặc dù kết quả đạt được còn nhiều hạn chế, song DN FDI đã có sự liên kết và thúc đẩy tăng trưởng năng suất thông qua việc sử dụng bán thành phẩm, sản phẩm trung gian, nguyên phụ liệu của DN trong nước. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp, Bộ Công Thương, tỷ lệ cung ứng thành phẩm, bán thành phẩm của DN trong nước cho DN có vốn ĐTNN đạt mức khá cao ở một vài ngành, một số ngành khác ở mức thấp hơn. DN FDI đã mở rộng thị trường trong nước cho DN Việt Nam ở một số ngành công nghiệp quan trọng như sản xuất xe máy, ơtơ, thiết bị điện, điện tử, máy tính,... Nhờ đó, nhiều DN nội địa đã phát triển được năng lực sản xuất khá tốt tại một số lĩnh vực như sản xuất khuôn mẫu các loại; linh kiện xe đạp, xe máy; linh kiện cơ khí tiêu chuẩn; dây cáp điện; linh kiện nhựa - cao su kỹ thuật; săm lốp các loại. Một số sản phẩm đã xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới.

Đối với sản xuất nơng nghiệp, nhiều dự án FDI có quy mơ lớn đã đi vào hoạt động trong lĩnh vực chăn ni, sản xuất mía đường,

thức ăn gia súc, trồng rừng và chế biến nguyên liệu giấy với quy mô lớn, nhờ mức đầu tư đạt hàng chục triệu USD đã góp phần quan trọng hình thành và phát triển các vùng nguyên liệu lớn trên cả nước. Theo chiều ngược lại, DN trong nước mua sản phẩm của DN FDI như đầu vào trung gian để cải thiện chất lượng sản phẩm, nhưng xu hướng này khá hạn chế do sản phẩm NK cùng loại rẻ hơn và sẵn có. Việt Nam NK linh kiện, phụ tùng chủ yếu từ Trung Quốc và Hàn Quốc, chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch NK linh kiện, phụ tùng; NK từ Nhật Bản và ASEAN chiếm tỷ trọng thấp hơn nhiều. Sự lan tỏa từ DN FDI sang DN Việt Nam còn thể hiện ở mức lương. Mức lương ở công ty tư nhân trong nước sẽ cao hơn nếu cơng ty này thuộc lĩnh vực có sự hiện diện của nhiều DN FDI (lan tỏa mức lương theo chiều ngang). Hơn nữa, DN tư nhân trong nước có liên kết với DN FDI cũng sẽ nhận được lan tỏa hiệu suất và trả mức lương cao hơn.

Sáu là, đóng góp đáng kể trong tổng thu ngân sách nhà nước. Thu ngân sách trực tiếp (chưa tính khoản thuế thu nhập cá nhân và khoản lệ phí khác) từ khu vực DN có vốn ĐTNN tăng đáng kể theo thời gian. Từ năm 2000 đến năm 2017, số thuế DN ĐTNN nộp vào ngân sách đã tăng gần 3 lần, từ hơn 59.030 tỷ đồng lên 172.028 tỷ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam: Phần 1 (Trang 28 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)