Lý thuyết chi phí giao dịch về quan hệ giữa FDI và phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam: Phần 1 (Trang 60 - 65)

MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN FDI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

2.2.2. Lý thuyết chi phí giao dịch về quan hệ giữa FDI và phát triển bền vững

ba phương diện chính: kinh tế, xã hội, và môi trường (Bokpin, 2017). Trong đó, bền vững về kinh tế đòi hỏi nền kinh tế phải tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người cao; cơ cấu kinh tế phải hợp lý, đảm bảo cho tăng trưởng GDP ổn định, lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu chí phấn đấu cho tăng trưởng. Bền vững về xã hội, nói cách khác là phát triển xã hội phải mang tính nhân văn, bao gồm mở rộng các cơ hội lựa chọn cho mọi người, nâng cao năng lực lựa chọn cho mọi người, mọi người cùng tham gia vào quá trình phát triển và mọi người cùng hưởng lợi từ quá trình phát triển này vì một mục đích chung là tiến bộ xã hội. Theo Ridzuan và các cộng sự (2017), bền vững về môi trường là việc đảm bảo môi trường luôn thay đổi nhưng đảm bảo thực hiện cả ba chức năng chính, gồm (i) là khơng gian sinh tồn của con người; (ii) là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người; và là nơi chứa đựng, xử lý, tái chế các phế thải của con người.

2.2.2. Lý thuyết chi phí giao dịch về quan hệ giữa FDI vàphát triển bền vững phát triển bền vững

Theo quan điểm chi phí giao dịch, các tác nhân kinh tế ln tìm kiếm tối đa hóa lợi ích (Dunning, 2000). Cấu trúc của hệ thống thị trường và các thành tố làm gia tăng tính khơng hiệu quả. Sự khơng hiệu quả này được mô tả là các chi phí giao dịch (transaction cost). Chi phí giao dịch được định nghĩa là tổng chi phí về thơng tin, thực thi và thương lượng liên quan đến giao dịch thị trường (Hennart, 1991). Sự tồn tại của chi phí giao dịch có thể

đưa ra các lựa chọn thay thế hiệu quả hơn các giải pháp thị trường. Chi phí giao dịch là chi phí phát sinh khi sử dụng hệ thống thị trường để mua bán các nhân tố đầu vào và sản phẩm cuối cùng. Chi phí giao dịch bao gồm chi phí xác định vị trí của người cung cấp hoặc khách hàng, chi phí thương lượng và ký kết hợp đồng với họ, những chi phí có liên quan đến các cơ cấu thị trường khơng hồn hảo, chẳng hạn lệ phí do nhà cung cấp đầu vào quy định trên thị trường độc quyền và các thiệt hại khác như nguồn cung cấp không đáng tin cậy, hạn chế về số điểm bán lẻ, thuế quan và hạn ngạch. Quá trình trao đổi thơng thường phát sinh chi phí, chi phí giao dịch đóng vai trị như là một loại thuế cho giao dịch. Phạm vi của các chi phí này bao gồm tìm kiếm thơng tin, đàm phán, giao kết và thực thi hợp đồng, kiểm soát thành quả,… các chi phí này khơng trực tiếp phát sinh trong quá trình sản xuất.

Wallis và North (1986), khi tính tốn quy mơ của các chi phí giao dịch diễn ra trên thị trường (như chi phí gắn với các hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, tài chính, bán bn và bán lẻ; hoặc, xét về mặt nghề nghiệp, là các chi phí có liên quan tới các luật sư, các kế toán viên,…) trong nền kinh tế Mỹ đã phát hiện ra rằng, hơn 45% thu nhập quốc dân cho hoạt động giao dịch và, hơn nữa, tỷ lệ phần trăm này đã tăng lên so với xấp xỉ 25% cách đây một thế kỷ. Do vậy, các nguồn lực của nền kinh tế được chi cho giao dịch là một lượng rất lớn và ngày càng tăng.

Chi phí giao dịch rất quan trọng đối với các nhà đầu tư vì chúng là một trong những yếu tố quyết định chính của lợi nhuận rịng. Chi phí giao dịch giảm dần lợi nhuận và theo thời gian, chi phí giao dịch cao có thể có nghĩa là hàng ngàn đơ la bị mất khơng chỉ đơn thuần là chi phí mà cịn vì chi phí giảm số vốn sẵn có để đầu tư chẳng hạn như tỷ lệ chi phí quỹ tương hỗ, có cùng ảnh hưởng. Các loại tài sản khác nhau có nhiều loại chi phí giao dịch tiêu chuẩn khác nhau. Nhà đầu tư nên chọn những tài sản có chi

phí ở mức thấp nhất trong phạm vi các loại tài sản mà họ muốn chọn. Chi phí giao dịch bao gồm thời gian và chi phí đàm phán, soạn thảo, và thực thi các giao dịch hay hợp đồng. Chi phí này gia tăng khi đối tác trong giao dịch hành động cơ hội, nghĩa là thu lợi cá nhân từ chi phí của người khác. Vì vậy, chi phí giao dịch sẽ bao gồm hậu quả của những hành vi cơ hội, sự yếu kém của người ra quyết định cũng như là chi phí ngăn ngừa hành vi này.

Trước khi hàng hố (hữu hình và vơ hình) đến tay người tiêu dùng, rất nhiều giao dịch đã diễn ra. Kinh tế học vi mô xem các giao dịch diễn ra thông qua trao đổi giữa các đối tác độc lập trên thị trường. Sự vận hành này diễn ra trong điều kiện có nhiều người mua và bán với thơng tin hồn hảo. Sự cạnh tranh này buộc các đối tác khơng hiệu quả phải rời xa thị trường, chính sự trao đổi đã cho phép người mua và bán đo lường thành quả của giao dịch. Tại một số thị trường, q trình này diễn ra sn sẻ và hiệu quả. Nhưng trong một số trường hợp khác, q trình này lại diễn ra hết sức khó khăn và phát sinh nhiều chi phí. Một vấn đề trọng tâm của các tình huống này là do khơng có một cơ chế hợp đồng ràng buộc hiệu quả để đảm bảo kết quả hữu hiệu.

Theo quan điểm chi phí giao dịch, bất cứ một giao dịch nào cũng đều có sự tham gia của các yếu tố con người, môi trường và thông tin. Sự tương tác giữa các yếu tố này gây khó khăn cho các giao dịch và khiến cho cơ chế thị trường phân bổ tài ngun khơng hiệu quả. Đặc tính con người rất đa dạng nhưng có hai thái cực ảnh hưởng lớn đến giao dịch: khả năng hạn chế và mực độ đáng tin cậy hay hành vi cơ hội. Khi những đặc tính này cùng tồn tại với yếu tố mơi trường bất định, có ít mối quan hệ (trường hợp độc quyền), và tài sản có tính chun dụng, thì quan hệ thị trường sẽ phát sinh vấn đề và địi hỏi tìm kiếm những phương án khác thay thế.

Cụ thể, hành vi cơ hội (opportunism) tồn tại khi con người khơng đáng tin cậy, người này có khuynh hướng diễn đạt sai chủ

đích dưới hình thức hứa hẹn sai hoặc khơng đầy đủ liên quan đến hợp đồng tương lai. Thông tin sai lệch và chỉ tiết lộ thông tin một cách hạn chế là những hành vi cơ hội. Vấn đề sẽ càng trở nên nghiêm trọng nếu hành vi cơ hội của nhiều người khác nhau. Bên cạnh đó, các lý thuyết kinh tế giả thiết con người tư duy và hành động hợp lý, nhưng thực tế, khả năng duy lý ấy lại bị hạn chế. Người ra quyết định có thể hạn chế về khả năng xử lý thơng tin để hình thành và giải quyết các vấn đề quản lý. Khả năng hạn chế (bounded rationality) gây ra vấn đề cho DN khi phải quyết định trong những trường hợp kiến thức không đủ, hoặc điều kiện bất định, hay phức tạp. Khả năng hạn chế tạo ra chi phí lớn chỉ khi tiến đến ngưỡng giới hạn. Khi phải ra quyết định trong điều kiện kiến thức khơng đủ hay có sự bất định, hoặc phức tạp, khả năng hạn chế sẽ gặp khó khăn.

Hiệu quả của giao dịch có thể bị ảnh hưởng bởi chính bản chất của giao dịch. Các giao dịch kinh doanh khác nhau ở đặc tính và trong từng trường hợp cụ thể. Thơng thường, lý thuyết chi phí giao dịch xác định ba yếu tố ảnh hưởng đến sự đánh đổi giữa thị trường và các lựa chọn thay thế, đó là: (i) tính khơng chắc chắn của giao dịch; (ii) tần suất giao dịch; và (iii) tính chuyên dụng về tài sản của giao dịch (Menard, 1996). Trong đó, tính khơng chắc chắn tồn tại trong hầu hết các giao dịch kinh doanh, phạm vi và quy mơ các yếu tố này tồn tại có thể khác nhau tùy vào từng giao dịch cũng như hậu quả của nó. Khó có thể biết chính xác kết quả cũng như khả năng xảy ra các biến cố. Đôi khi kết quả lại liên quan đến nhiều khía cạnh, con người và sự kiện khác nhau và rất khó đánh giá. Về tần suất giao dịch, một số giao dịch lặp đi lặp lại, một số khác lại chỉ xuất hiện có một lần. Đặc tính này ảnh hưởng đến hành vi của đối tác trong những cam kết lâu dài. Điều này liên quan đến nhu cầu giữ chữ tín trong kinh doanh.

chức khi hàng hoá chuyển từ người cung cấp đến người sử dụng thơng qua những giao tiếp có đặc tính tách biệt về mặt cơng nghệ (Williamson, 1985). Khi các giao dịch diễn ra bên trong tổ chức, chi phí giao dịch có thể bao gồm việc quản lý và kiểm soát nhân sự, mua nguyên vật liệu và thiết bị. Chi phí giao dịch của việc mua cùng một hàng hố hay dịch vụ từ một nhà cung cấp bên ngoài cũng bao gồm chi phí lựa chọn nguồn cung cấp, quản lý hợp đồng, đo lường thành quả và giải quyết tranh chấp. Bởi vậy, việc tổ chức các giao dịch ảnh hưởng đến chi phí giao dịch.

Nói tóm lại, chi phí giao dịch phát sinh do sự tương tác giữa các đặc tính con người, giao dịch, mơi trường và thơng tin. Trong những môi trường bất định và điều kiện thông tin không cân xứng các đặc tính của con người có cơ hội thể hiện và gây ra chi phí giao dịch lớn, cản trở giao dịch thị trường vận hành hiệu quả. Hậu quả của những chi phí giao dịch thể hiện qua những rào cản trong quan hệ và thương mại.

Cho đến nay, ứng dụng phổ biến của lý thuyết chi phí giao dịch là để giải thích sự lựa chọn giữa thị trường và các phương án thay thế trong bối cảnh quốc gia. Cụ thể, quan điểm này đã được sử dụng thành cơng để giải thích tại sao những thất bại của thị trường trong nước là động lực khiến các DN tạo ra hệ thống phân cấp xuyên biên giới. Hệ thống phân cấp xuyên biên giới thường gắn với FDI là loại hình đầu tư được thực hiện bên ngồi quốc gia với mục đích giành quyền kiểm sốt quản lý của hoạt động đó.

Theo quan điểm chi phí giao dịch, một trong những yếu tố có vai trị quan trọng đến quyết định ĐTNN của DN là môi trường. Môi trường tác động đến quyết định này của DN theo hai cách, đó là: (i) DN đối mặt với chi phí tn thủ mơi trường cao, làm gia tăng chi phí giao dịch, từ đó sẽ lựa chọn di chuyển sản xuất thơng qua FDI, và (ii) DN sở hữu lợi thế cạnh tranh về môi trường khi hoạt động tại nước tiếp nhận đầu tư (Leonard, 1988). Đáng chú ý, việc

DN quyết định ĐTNN để tránh phải đối mặt với sự gia tăng chi phí giao dịch do chi phí tn thủ mơi trường trong nước cao được các nhà học thuyết chi phí giao dịch gọi là “industrial flight to pollution havens”. Xét trên quan điểm của nhà ĐTNN, họ không quan tâm đến vấn đề môi trường, nhất là không phải ở nước họ. Vấn đề nhà ĐTNN quan tâm hàng đầu và quyết tâm theo đuổi là lợi nhuận. Điều này thường dẫn đến các tác động xấu đến môi trường, và xa hơn nữa là phát triển bền vững của nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam: Phần 1 (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)