Một là, nhận thức của các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương, DN trong nước và xã hội về vị trí, vai trị của ĐTNN chưa thật sự đầy đủ và thống nhất cao. Từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đến Đại hội Đảng lần thứ XII năm 2016, một loạt văn kiện
Đại hội chứa đựng những quan điểm, định hướng về mở cửa, hội nhập được khẳng định nhiều lần, được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh từng thời kỳ nhưng nhất quán đó là mở cửa, hội nhập và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó khu vực FDI là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có một bộ phận tổ chức trong hệ thống chính trị ở các cấp, các ngành và chuyên gia vẫn còn quan ngại/thiếu đồng thuận về mức độ mở cửa cho FDI, hoặc lấy lý do bảo vệ lợi ích ngành, địa phương dẫn đến ban hành những quy định, quy trình, thủ tục, hồ sơ chưa phù hợp hoặc đưa ra các quyết định nhằm hạn chế, phân biệt đối xử đối với FDI, gia tăng chi phí hành chính, gia tăng chi phí hoạt động sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, dẫn đến gây quan ngại cho nhà đầu tư. Theo chiều ngược lại, tồn tại các quan điểm nhận thức tương đối đơn giản về thu hút, sử dụng vốn FDI, mới chỉ coi FDI là một nguồn lực tài chính, một kênh thu hút cơng nghệ cao từ kỳ vọng lợi ích của Việt Nam, mà thiếu tư duy tổng thể về vị thế Việt Nam trong sự chuyển dịch của dòng đầu tư thế giới; chưa kết hợp hài hịa góc nhìn từ nhu cầu phát triển trong nước với nhu cầu của nhà ĐTNN. Đi đơi với cách nhìn này là một số giải pháp mang tính áp đặt, thiếu tính khách quan.
Hai là, hệ thống kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, sự phát triển ngành CNHT và năng lực khu vực DN trong nước chưa đáp ứng yêu cầu để thu hút các ngành công nghệ cao và thúc đẩy liên kết giữa khu vực FDI với khu vực DN trong nước có hiệu quả.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng mặc dù đã được cải thiện đáng kể trong thời gian gần đây, nhưng năng lực các đầu mối giao thông (cảng biển, cảng hàng khơng quốc tế) và tính kết nối của mạng lưới giao thơng (hệ thống đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt) cịn hạn chế. Chí phí vận tải cao, dịch vụ logistics chậm
phát triển, các ngành dịch vụ “trung gian” hỗ trợ cho DN sản xuất cịn ít, vấn đề thiếu điện năng gần đây mới được khắc phục.
- Hiện trạng về lao động, việc làm đã thay đổi đáng kể trong 30 năm qua. Tuy nhiên các quy định về thị trường lao động được xem xét trên các khía cạnh tiền lương tối thiểu, pháp luật bảo vệ việc làm, quan hệ lao động, an sinh xã hội; và công tác quản lý nhà nước về lao động, đặc biệt là lao động nước ngoài tại Việt Nam chưa thật phù hợp với yêu cầu thu hút và sử dụng FDI. Sự gia tăng đáng kể của các cuộc đình cơng tự phát tại Việt Nam cho thấy mức độ hạn chế của các cơ chế giải quyết tranh chấp lao động và năng lực, vai trò của các tổ chức trung gian, hòa giải trong quan hệ lao động. Chất lượng nguồn nhân lực hạn chế, tỷ lệ lao động qua đào tạo và chất lượng đào tạo tạo thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của khu vực FDI. Hiện nay, DN FDI phải tăng cường sử dụng lao động nước ngồi ở hầu hết vị trí quản lý. Trong khi đó, hệ thống giáo dục, đào tạo và dạy nghề chậm được đổi mới, mất cân đối và thiếu gắn kết với nhu cầu của thị trường lao động. Hạn chế này đã tồn tại trong một thời gian dài, làm giảm lợi thế so sánh về lao động của Việt Nam so với các nước trong khu vực. Đây là vấn đề lớn của nền kinh tế, địi hỏi phải có tầm nhìn và chính sách của Nhà nước. - Trình độ phát triển của khu vực tư nhân còn hạn chế ở năng lực sáng tạo và đổi mới công nghệ, quản trị DN và chất lượng nguồn nhân lực. Khu vực DNNN vẫn chủ yếu dựa vào ưu đãi của Nhà nước và độc quyền tự nhiên, chậm đổi mới nâng cấp công nghệ, sức cạnh tranh không cao. Mặc dù các cơ chế, chính sách, gồm cả ưu đãi đầu tư đã được áp dụng chung cho tất cả các DN, không phân biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế, nhưng DN trong nước vẫn có lợi thế hơn DN FDI về tiếp cận thị trường ở một số ngành, lĩnh vực bảo lưu theo các điều ước quốc tế về đầu tư mà Việt Nam là thành viên; tuy nhiên khu vực DN trong nước hiện nay chưa tận dụng hiệu quả cơ hội này để phát triển. Khả năng liên kết
giữa khu vực DN trong nước và DN FDI còn yếu. Kết quả khảo sát của UNIDO năm 2015 cho thấy, tỷ lệ sản phẩm đầu vào được mua từ các nhà chế biến chế tạo trong nước ở tất cả loại hình DN ĐTNN là tương đối thấp (khoảng 26,6%). Một cuộc khảo sát khác của VCCI cũng cho thấy, DN FDI chủ yếu sử dụng hàng hóa và dịch vụ trung gian của DN nước ngoài (38% từ các chi nhánh của DN ở nước ngoài, 18% từ DN khác ở nước ngồi), trong khi đó chỉ sử dụng có 34% từ các DN tư nhân trong nước. Nguyên nhân chủ yếu là: (i) Việt Nam khơng cịn được áp đặt các điều kiện về hàm lượng nội địa, mua đầu vào trong nước với các nhà ĐTNN; (ii) chi phí tìm kiếm DN cung ứng trong nước có thể quá lớn so với DN FDI trong khi họ đã có sẵn mạng lưới cung ứng ở nước ngoài (như Trung Quốc); và (iii) lợi ích từ xây dựng liên kết với DN trong nước (để hưởng quy tắc xuất xứ) chưa thực sự lớn. Ngành CNHT chưa phát triển do chậm ban hành chiến lược phát triển công nghiệp quốc gia tổng thể dài hạn có trọng tâm, trọng điểm và hướng ưu tiên rõ ràng; chính sách phát triển CNHT cịn hạn chế, hiệu lực, hiệu quả tổ chức, thực thi chính sách chưa cao, đầu tư cho phát triển CNHT còn chưa tương xứng với yêu cầu và thiếu các chính sách hỗ trợ, ưu đãi hiệu quả để phát triển CNHT. Thực tế cho thấy, rất ít DN trong nước có khả năng nâng cấp cơng nghệ để đáp ứng u cầu của DN FDI. Hiện nay DN nội địa chủ yếu tham gia vào chuỗi cung ứng của TNCs trong những ngành thâm dụng lao động và trình độ cơng nghệ thấp như dệt may và da giầy. Theo Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017 - 2018 của Diễn đàn kinh tế thế giới, Việt Nam xếp hạng 105/137 về số lượng nhà cung cấp nội địa và 116/137 về chất lượng nhà cung ứng nội địa, kém hơn Malaysia (23), Thái Lan (74), Trung Quốc (56), Philippines (73) và Indonesia (54).
Ba là, thể chế, chính sách và mơi trường đầu tư và kinh doanh vẫn chưa thật sự hấp dẫn đối với nhà ĐTNN, đặc biệt là từ các nước OECD và TNCs hàng đầu thế giới.
- Về khung pháp luật, cơ chế, chính sách:
Khung pháp luật, cơ chế chính sách cịn thiếu tính đồng bộ, nhất quán, thiếu sự ổn định, hiệu lực và hiệu quả thực chưa cao. Một số chính sách và quy định pháp luật chưa bảo đảm được các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; việc điều chỉnh chính sách, pháp luật thực hiện khá thụ động nhằm xử lý những nhân tố tác động đã hoặc sắp xuất hiện, đáp ứng yêu cầu riêng của Việt Nam tại từng thời kỳ, giải quyết vướng mắc về chất lượng chính sách và văn bản quy phạm pháp luật và nhận thức trong quá trình thi hành hơn là các giải pháp cơ bản, đón đầu, chủ động trong trung và dài hạn. Việc xây dựng chính sách, pháp luật bị cắt khúc theo phạm vi lĩnh vực quản lý, nên mỗi cơ quan chủ trì soạn thảo, mỗi văn bản thường chú trọng đến các mục tiêu quản lý trong phạm vi lĩnh vực hoạt động của mình mà thiếu sự phối hợp xử lý chính sách trong các lĩnh vực khác. Thực tế này dẫn đến chính sách và quy định pháp luật của Việt Nam hay thay đổi. Bên cạnh đó, việc áp dụng vẫn cịn có sự thiếu thống nhất. Do vậy, khơng ít nhà đầu tư lo ngại về tính ổn định, tính tiên liệu, cũng như tính minh bạch, cơng bằng, bình đẳng của chính sách, pháp luật. Trong khi đó, giải trình về điều chỉnh chính sách, pháp luật trong một số trường hợp còn chưa thực sự đầy đủ, hợp lý. Thực tiễn này cũng tạo nên nhiều vướng mắc, khiếu nại, tranh chấp trong hoạt động đầu tư.
Chính sách, pháp luật nói chung, chính sách, pháp luật về ĐTNN nói riêng phải phù hợp các điều ước quốc tế mà Việt Nam thành viên. Tuy nhiên, tư duy trong hoạch định chính sách, pháp luật và tiến trình cải cách chưa có sự hài hịa với việc thực hiện các cam kết về mở cửa thị trường, không phân biệt đối xử, tự do cạnh tranh, và cải thiện môi trường kinh doanh với việc mở rộng dư địa điều hành chính sách, xây dựng và thực thi các biện pháp đủ tinh vi nhằm hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Ranh giới giữa các biện pháp cần thiết và không cần thiết chưa thực sự rõ ràng.
Trong nhiều thời điểm, Luật Đầu tư nước ngoài trước đây, sau này là Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp được điều chỉnh với quy mô và mức độ cải cách lớn trong nhiều ngành, lĩnh vực và sớm có hiệu lực nhưng một số luật khác chậm được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nên quá trình thực hiện đã phát sinh vướng mắc từ sự thiếu đồng bộ này, đặc biệt là những nội dung liên quan đến các điều khoản cụ thể về hoạt động đầu tư kinh doanh, dẫn đến các kẽ hở pháp lý và gây khó khăn trong q trình thực hiện.
Sự tiến bộ của Luật Đầu tư là tạo khung pháp luật thống nhất cho các DN trong nước và DN FDI nhưng ĐTNN và đầu tư trong nước vẫn có sự khác biệt về gia nhập thị trường và phạm vi hoạt động. ĐTNN có phạm vi quốc tế, vượt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp đầu tư và tuân thủ các cam kết quốc tế; được định hướng vào một số ngành, lĩnh vực, địa bàn cụ thể và được thực hiện khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. Do đó, việc thực hiện thủ tục chung cho nhà đầu tư trong nước và nhà ĐTNN trong bối cảnh hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, điều kiện chuyên ngành chưa đầy đủ và đồng bộ; thiếu các bộ tiêu chí để lựa chọn dự án, một mặt gây ra khơng ít khó khăn cho nhà đầu tư trong nước và nhà ĐTNN trong việc thực hiện thủ tục đầu tư, mặt khác chưa thực hiện có hiệu quả định hướng dòng ĐTNN. Thực tế này đòi hỏi phải tiếp tục cải cách hệ thống pháp luật, chính sách. Hiệu quả chính sách ưu đãi đầu tư khơng đồng đều đối với các nhà đầu tư và các địa bàn và chỉ phát huy tác dụng trong những điều kiện nhất định. DN nhỏ và vừa coi trọng ưu đãi thuế, trong khi nhà đầu tư lớn với chiến lược đầu tư dài hạn coi trọng môi trường pháp lý minh bạch, công khai, kết cấu hạ tầng tốt và nguồn nhân lực chất lượng cao, sau đó mới đến ưu đãi đầu tư. Ưu đãi đầu tư có tác động tích cực ở những địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhưng
khơng/rất hạn chế đối với những địa phương có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội kém phát triển.
Chính sách ưu đãi của Việt Nam thời gian qua ít có tác dụng định hướng dịng FDI do khung chính sách khá dàn trải, đa dạng về ngành, lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư. Tiêu chí, điều kiện và thủ tục để hưởng ưu đãi quy định tương đối đơn giản đã và đang làm xuất hiện xu hướng nhà đầu tư lạm dụng ưu đãi để đầu tư với tầm nhìn ngắn hạn và rút khỏi thị trường hoặc thành lập dự án mới khi hết ưu đãi và thời hạn ưu đãi đầu tư. Hình thức hưởng ưu đãi áp dụng cố định, dựa trên lợi nhuận (miễn thuế có thời hạn, thuế suất ưu đãi), kết quả thực hiện (khấu trừ, trợ cấp thuế, khấu hao nhanh) và công cụ khác (kết chuyển lỗ, ưu đãi gián thu theo định hướng xuất khẩu) cũng làm cho các dự án đầu tư chưa có động lực thúc đẩy liên kết; nâng cấp công nghệ, năng lực sản xuất theo hướng bảo vệ môi trường, gia tăng giá trị,...
Theo đánh giá của chuyên gia Nhóm Ngân hàng Thế giới tại Báo cáo Một số khuyến nghị về thu hút FDI thế hệ mới giai đoạn 2020 - 2030: Chính sách ưu đãi hiện hành khó thu hút nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao và đổi mới, sáng tạo để bắt kịp với nền kinh tế 4.0; đồng thời, một giai đoạn miễn thuế có thời hạn ngắn, cố định có thể khơng mang nhiều lợi ích; nếu phân tích chi phí - lợi ích thì việc áp dụng chính sách miễn thuế có thời hạn và thuế suất ưu đãi (chính sách khuyến khích trên lợi nhuận) có thể làm phát sinh chi phí cao hơn cho nhà nước. Việc áp dụng quy trình, thủ tục đầu tư và nội dung quản lý nhà nước thống nhất cho dự án đầu tư sản xuất truyền thống và dự án thương mại dịch vụ làm ảnh hưởng không nhỏ tới thu hút và sử dụng vốn FDI. Dự án sản xuất đòi hỏi phải chú ý các vấn đề như: cơng nghệ, máy móc, thiết bị, hiệu quả sử dụng đất và tài ngun, mơi trường. Trong khi đó, dự án thương mại dịch vụ lại cần quan tâm đến các vấn đề như phạm vi và chất lượng dịch vụ; đất đai, môi trường, xây dựng (chỉ đối
với dự án kinh doanh bất động sản). Hơn nữa, lĩnh vực dịch vụ khá nhạy cảm với những biến động từ bên trong và bên ngoài nền kinh tế và đây là nội dung quan trọng cần lưu ý trong hoạch định chính sách, đặc biệt là việc theo dõi và có phản ứng chính sách phù hợp nhằm điều tiết việc dịch chuyển quá nhanh dòng vốn vào ra khỏi nền kinh tế.
- Về mơi trường đầu tư kinh doanh chưa hồn tồn đạt các chuẩn mực quốc tế: Mặc dù có nhiều cải thiện trong các năm 2016 - 2017, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam vẫn bị đánh giá là tương đối khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới, quy định pháp luật của Việt Nam có tác động khơng tốt tới dịng vốn ĐTNN. Việt Nam đứng ở thứ hạng kém so với nhóm ASEAN 5 và hai nước khác thu hút nhiều ĐTNN ở Đông Á (Trung Quốc và Ấn Độ) về các chỉ số bảo vệ quyền SHTT, giải quyết tranh chấp và hiệu quả của khung pháp luật. Theo Báo cáo Cạnh tranh toàn cầu 2016 - 2017, Việt Nam còn thua kém các nước trong khu vực về chỉ số bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chỉ số về hiệu quả khung pháp luật về giải quyết tranh chấp và hiệu quả khung pháp luật về nâng cao chất lượng quy định. Đánh giá tại báo cáo Môi trường Kinh doanh của WB cho thấy hiệu quả giải quyết phá sản ở Việt Nam còn kém rất nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, với điểm số chỉ khoảng hơn 30/100 điểm, trong khi Thái Lan và Malaysia đạt gần 80/100 điểm và trên 60/100 điểm và kém xa các thông lệ về thời gian giải quyết phá sản, tỷ lệ thu hồi tài sản sau khi thực hiện thủ tục phá sản,...
Ba là, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về FDI chưa cao: - Phân cấp quản lý nhà nước về FDI cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các Ban quản lý là một chủ trương lớn của Nhà nước nhằm thực hiện cải cách mạnh mẽ trong