Tiêu chí đánh giá hiệu quả dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam: Phần 1 (Trang 68 - 71)

MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN FDI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

2.2.4.Tiêu chí đánh giá hiệu quả dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững

hướng phát triển bền vững

Đánh giá hiệu quả dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững cần được nghiên cứu theo tiếp cận trên cả 2 góc độ vĩ mô quốc gia và của nhà ĐTNN (Coelli và các cộng sự, 1998; Sundqvist và các cộng sự, 2014; Zhang, 2017). Cụ thể:

Thứ nhất, từ góc độ quốc gia, địa phương thu hút FDI có 3 nhóm tiêu chí cơ bản nhất cần được xem xét: (i) nhóm nguồn lực hiện có gồm tài nguyên thiên nhiên, năng lực về kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực; (ii) nhóm kinh tế vĩ mơ như quy mô thị trường, triển vọng tăng trưởng, sự ổn định kinh tế vĩ mô (lạm phát, tỷ giá,…); và (iii) nhóm thể chế gồm khung pháp lý, quy trình hành

chính, chính sách, mơi trường kinh doanh trong nước. Hiện nay, càng ngày nhóm thể chế, bao gồm bộ máy nhà nước có minh bạch, chuyên nghiệp và có khả năng giải trình hay khơng, cơ chế chính sách có bình đẳng, tiên liệu được hay khơng?… càng trở nên quan trọng (Bailey, 2018)

Thứ hai, từ góc độ các nhà ĐTNN: cũng phải đảm bảo được 5 nhóm tiêu chí. Một là mức độ phù hợp chiến lược về sứ mệnh và mục tiêu phát triển bền vững chung của toàn dự án FDI, trong đó sự phù hợp với mục tiêu chiến lược thị trường có vai trị đặc biệt quan trọng (Zhang, 2017). Hai là điểm mấu chốt của bất kỳ dự án FDI nào trước hết đều hướng tới lợi nhuận cơ bản, được thực hiện thơng qua tính tốn xem xét tất cả các chi phí và lợi ích liên quan. Ba là các tiêu chí về đạo đức kinh doanh gắn liền với sản phẩm bền vững, thân thiện với con người và môi trường khơng chỉ trong sản phẩm cuối cùng mà cịn trong các ngun liệu đầu vào và tồn bộ quy trình sản xuất, cung ứng, phân phối của dự án FDI (Coelli và các cộng sự, 1998; Sundqvist và các cộng sự, 2014). Bốn là các tiêu chí về sử dụng lao động, chuyển giao cơng nghệ và tri thức, năng suất lao động (Guimón và cộng sự, 2018). Cuối cùng, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các dự án FDI cần hướng đến việc hỗ trợ các DN địa phương tham gia vào chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng tồn cầu (Guimón và cộng sự, 2018; Ridzuan và cộng sự, 2017).

Gần đầy, chỉ số Tiết kiệm rịng có điều chỉnh - ANS (Adjusted net savings) của WB (2004) được đề xuất và ngày càng được các học giả thừa nhận và sử dụng phổ biến hơn để đánh giá về phát triển bền vững của các quốc gia. ANS đo lường tỷ lệ tiết kiệm thực sự trong nền kinh tế sau khi tính đến các khoản đầu tư vào vốn nhân lực, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và thiệt hại do ơ nhiễm. ANS, được gọi một cách khơng chính thức là tiết kiệm rịng, là một chỉ số nhằm đánh giá tính bền vững của nền kinh tế. Tiết kiệm tích

cực cho phép sự giàu có tăng lên theo thời gian, do đó đảm bảo rằng các thế hệ tương lai được hưởng ít nhất nhiều cơ hội như các thế hệ hiện tại. Theo nghĩa này, ANS tìm cách cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách theo dõi tiến trình của họ trong nỗ lực phát triển bền vững cấp địa phương (Pillarisetti 2005; Gnègnè, 2009).

Chỉ số ANS được coi là ưu việt trong đánh giá sự phát triển bền vững của một quốc gia/ địa phương dựa trên hai tiếp cận đặc trưng cho phát triển bền vững. Thứ nhất, dựa trên năng lực: phát triển bền vững là hướng đi cho một nền kinh tế, trong đó giá trị thực (thu nhập bình qn đầu người) khơng vượt q nguồn vốn (công cụ tài sản). Thứ hai, dựa trên kết quả: phát triển bền vững là hướng đi cho một nền kinh tế mà mức độ tiện ích hoặc tiêu dùng thực tế bình qn đầu người khơng giảm, hoặc mức độ tiện ích và mức độ tiêu thụ có thể được duy trì theo thời gian. Nhờ thế, lãnh đạo quốc gia/ địa phương sẽ hiểu rõ những “quy tắc” để đưa nền kinh tế đến gần hơn đến con đường phát triển bền vững, và làm thế nào để đo lường sự tiến bộ theo hướng phát triển bền vững đó. Bên cạnh đó, chỉ số ANS, theo Dasgupta (2009), cho phép giảm vốn tự nhiên được bù đắp bằng sự gia tăng vốn nhân lực hoặc vốn sản xuất chứ khơng phụ thuộc vào tính bền vững yếu (là cách các hình thức vốn khác nhau kết hợp lại tạo ra một dòng phúc lợi theo thời gian nhằm duy trì hoạt động của hệ thống kinh tế - mơi trường). Điều này có nghĩa là chỉ số ANS chấp nhận việc định giá vốn tự nhiên bằng tiền, trở thành thước đo thực nghiệm về tính bền vững yếu của một nền kinh tế. ANS có nguồn gốc từ thước đo kế toán về tổng tiết kiệm bằng cách thực hiện bốn điều chỉnh cụ thể như sau: - Tiêu thụ vốn cố định được khấu trừ để có được tiết kiệm rịng của các địa phương;

- Chi tiêu công hiện tại cho giáo dục được thêm vào tài khoản đầu tư vào nhân lực;

- Ước tính sự cạn kiệt của nhiều loại tài nguyên thiên nhiên được khấu trừ để phản ánh sự suy giảm giá trị tài sản liên quan đến khai thác và cạn kiệt;

- Các khoản khấu trừ được thực hiện cho các thiệt hại từ khí thải carbon dioxide và phát thải hạt.

Cơng thức tính ANS như sau:

Tiết kiệm rịng có điều chỉnh ANS = Tổng tiết kiệm của địa phương - Tiêu dùng vốn cố định + Chi phí giáo dục - Suy giảm năng lượng - Suy giảm khống sản - Suy giảm rừng rịng - Thiệt hại do phát thải carbon dioxide - Thiệt hại do phát thải hạt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam: Phần 1 (Trang 68 - 71)