MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN FDI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
2.4.2. Nhóm các yếu tố đặc điểm của công ty mẹ
+ Quy mô và tiềm lực nguồn lực của công ty mẹ, đặc biệt là về nhân sự và tài chính, theo Ghahroudi (2011) có tác động tích cực và cùng chiều đến hiệu quả của các dự án FDI theo hướng bền vững. Không giống như các dự án thông thường, các dự án FDI theo hướng phát triển bền vững cần nguồn nhân lực và vật lực lớn, có chất lượng bởi nó khơng chỉ liên quan đến lợi ích của DN mà cịn cả lợi ích của xã hội ở nước sở tại nói riêng, và suy rộng ra cũng có liên quan đến lợi ích của tồn cầu nói chung. Chính vì thế, nguồn nhân lực từ cấp lãnh đạo đến nhân viên cần phải đủ tốt, đủ mạnh, hiểu sâu rộng về phát triển bền vững để có thể định hướng
và điều hành DN FDI, dự án FDI đi theo đúng mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó, nguồn vật lực cũng cần phải hiện đại, thân thiện với môi trường để không làm tổn hại đến mơi trường sống, đảm bảo các lợi ích về mặt kinh tế, xã hội và môi trường tại địa phương.
Đặc biệt, tiềm lực tài chính của cơng ty mẹ khơng những tác động tích cực đến thúc đẩy hoạt động đầu tư tại nước ngồi mà cịn hỗ trợ cho các dự án đầu tư này không chệch hướng phát triển bền vững. Thông thường, các quốc gia của cơng ty mẹ có hoạt động đầu tư ra nước ngồi đều là những quốc gia, công ty phát triển với tiềm lực kinh tế mạnh, có nguồn vốn tích lũy lơn nên tiến hành đầu tư ra nước ngồi để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn dư thừa này. Nhờ có tiềm lực về tài chính, cơng ty mẹ có khả năng triển khai hoạt động đầu tư nhanh, hiệu quả theo đúng định hướng phát triển đã đề ra. Kết quả đầu ra của các DN này sẽ là những sản phẩm/ dịch vụ theo đúng tiêu chuẩn phát triển bền vững, có tính cạnh tranh cao. Đây chính là yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của các dự án FDI.
+ Lịch sử (thâm niên và thương hiệu): Fang và cộng sự (2007) cho rằng thâm niên hoạt động của công ty mẹ là nguồn tài nguyên quý giá trong quá trình thành lập và triển khai dự án FDI. Đó là vì một DN càng có thâm niên hoạt động lâu năm thì càng có kinh nghiệm, càng có hiểu biết sâu vào thị trường và xu thế phát triển của nó để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn nhất. Không những thế, DN hoạt động trong một thời gian dài thường là những đơn vị đã gây dựng được chỗ đứng nhất định trên thị trường, có uy tín đối với khách hàng. Đây là điều kiện không nhỏ để DN tiếp tục mở rộng đầu tư, sản xuất khơng chỉ trong phạm vi nước mình mà nhiều quốc gia khác.
Khi triển khai một dự án FDI, DN có kinh nghiệm hoạt động lâu năm, theo Vega-Cespedes và Hoshino (2011) sẽ có tác động tích cực đến hiệu quả của các dự án FDI. Đó là vì các DN này
thường đã tích lũy được nguồn tài chính đủ mạnh, nhân sự đủ giỏi, kiến thức đủ sâu để điều hành dự án theo đúng hướng phát triển bền vững. Bên cạnh đó, trong trường hợp dự án gặp khó khăn, cũng dễ dàng xử lý các vấn đề phát sinh dựa trên những kinh nghiệm dự báo thị trường, và xây dựng các phương án dự phịng trước đó. Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu, chẳng hạn như Wu và Lin (2010), thâm niên hoạt động của công ty mẹ là nguồn tài nguyên q, nhưng khơng hiếm nên tác động của nó đến hiệu quả của dự án FDI là không đáng kể, bởi kinh nghiệm hoạt động chỉ giúp dự án này tăng khả năng tồn tại, nhưng không giúp nhiều trong tăng trưởng lợi nhuận.
+ Kinh nghiệm đầu tư FDI: Kinh nghiệm đầu từ FDI của công ty mẹ ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả của dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững vẫn là một vấn đề còn nhiều tranh cãi. Nhiều học giả, trong đó có Gao và cộng sự (2008) cho rằng kinh nghiệm đầu tư có tác động tích cực đến hiệu quả của các dự án FDI bởi các DN này đã có kinh nghiệm trước đó nên khả năng điều hành và vận hành các dự án FDI theo hướng bền vững sẽ hiệu quả hơn, giảm thiểu các quyết định, can thiệp, tác động tiêu cực và không cần thiết đến các dự án FDI hiện tại. Nhờ thế, dự án FDI hoạt động có trọng tâm hơn, phát huy được thế mạnh của mình, tận dụng tốt được những nguồn lợi sẵn có ở nước sở tại để tiết kiệm tối đa chi phí mà vẫn hiệu quả như mong muốn.
Bên cạnh đó, một số học giả khác, chẳng hạn như Luo và Peng (1999) lại cho rằng chưa có bằng chứng thuyết phục cho việc một DN đã có kinh nghiệm đầu tư FDI sẽ vận hành tốt các dự án này theo hướng phát triển bền vững, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi. Hai học giả này cũng cho rằng, việc phụ thuộc quá nhiều vào kinh nghiệm có thể hạn chế hiệu quả tiếp thu các kiến thức khác ở các thị trường mới và dẫn đến tình trạng áp dụng khơng đúng cách các kinh nghiệm này vào thực tế, điều này ảnh hưởng
tiêu cực đến hiệu suất của các dự án FDI theo hướng bền vững. Như vậy, kinh nghiệm đầu tư FDI chưa chắc đã có hiệu quả thực sự trong việc điều hành dự án FDI.
+ Lĩnh vực kinh doanh chính tương đồng so với lĩnh vực của DN FDI: Mức độ khác biệt giữa lĩnh vực kinh doanh chính của công ty mẹ so với lĩnh vực của DN FDI cũng có ảnh hưởng đến hiệu suất của các dự án FDI theo hướng phát triển bền vững. Theo đó, lĩnh vực kinh doanh chính càng gần với lĩnh vực của DN FDI bao nhiêu thì cơng ty mẹ càng có khả năng đóng góp vào nguồn lực của DN FDI tại Việt Nam bấy nhiêu. Bởi điều này đồng nghĩa với việc cơng ty mẹ đã có kinh nghiệm và kiến thức liên quan đến dự án, nên dễ dàng hỗ trợ dự án hoạt động đúng tiến độ và hiệu quả. Đặc biệt, trong quá trình vận hành dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững, sự hỗ trợ của công ty mẹ là vô cùng đáng giá và cần thiết. Các nguồn lực từ phía cơng ty mẹ, đặc biệt là kinh nghiệm, nhân lực, kiến thức thị trường,… càng gần với lĩnh vực của dự án FDI càng hỗ trợ dự án tốt hơn. Cụ thể, kinh nghiệm hoạt động của công ty mẹ sẽ giúp DN FDI đứng vững trên thị trường, lường trước được những khó khăn thách thức để đưa ra phương án giải quyết. Nguồn nhân lực có kinh nghiệm trong lĩnh vực của DN FDI sẽ là những nhân sự chủ chốt cho dự án trong việc lên kế hoạch hoạt động, đào tạo nhân sự. Kiến thức thị trường từ phía cơng ty mẹ sẽ hỗ trợ dự án FDI trong việc xác định phương hướng hoạt động, nắm bắt được xu thế của thị trường để nâng cao tính cạnh tranh trong sản phẩm và dịch vụ của mình.
+ Mức độ tương thích giữa các cơng ty mẹ và DN FDI hiện tại: Sự tương thích giữa cơng ty mẹ về quy mơ, tiềm lực, văn hóa,… với DN FDI cũng giúp các DN này vận hành đơn vị mình hiệu quả hơn theo định hướng phát triển bền vững. Jean, Tan, Sinkovics (2011) cho rằng sự tương thích giữa cơng ty mẹ với DN FDI ở nước ngồi có tác động đến hiệu quả của DN FDI. Đó là vì
chính sự tương thích này cho phép cơng ty mẹ hỗ trợ DN FDI trong quá trình vận hành, tránh được những mâu thuẫn, bất đồng khơng đáng có giữa DN FDI với nền kinh tế thị trường ở nước sở tại, từ đó tăng hiệu quả hoạt động của DN. Sự tương thích càng lớn thì các hoạt động hỗ trợ càng có ý nghĩa và tăng tính hiệu quả. Cụ thể, với sự tương thích về quy mơ, DN FDI sẽ học hỏi được từ công ty mẹ kinh nghiệm quản lý tổ chức, sự tương thích về tiềm lực giúp DN FDI có kinh nghiệm trong điều phối nguồn lực sản xuất kinh doanh sao cho hiệu quả và tiết kiệm nhất, và sự tương thích về văn hóa cho phép DN FDI dễ dàng thâm nhập vào thị trường nước sở tại, chia sẻ cũng như tạo điều kiện cho DN FDI tìm hiểu thơng tin về thị trường, tận dụng tốt nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng để phục vụ sản xuất. Như vậy, sự tương thích với cơng ty mẹ càng lớn thì dự án FDI càng có nhiều tiềm năng để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.
+ Mức độ cam kết và hợp tác của các công ty mẹ trong DN FDI: Mức độ cam kết và hợp tác của công ty mẹ trong DN FDI được cho là sẽ tác động tích cực cùng chiều đến hiệu quả của dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững. Mức độ cam kết và hợp tác được hiểu là công ty mẹ xác định những mục tiêu cụ thể đối với DN FDI và sẵn sàng đồng hành cùng cơng ty con trong q trình hoạt động. Đồng thời, cơng ty mẹ sẽ hỗ trợ công ty con thơng qua các hình thức như: chia sẻ kinh nghiệm, rót vốn, cử các chuyên gia/ nhân sự cấp cao đến đào tạo, đầu tư máy móc cơng nghệ,… để giúp DN FDI hoạt động hiệu quả theo hướng phát triển bền vững. Cơng ty mẹ có mức độ cam kết và hợp tác với các DN FDI càng cao thì DN FDI càng có nhiều cơ sở và điều kiện thuận lợi để triển khai hoạt động theo hướng hiệu quả nhất. Đây cũng được coi là động lực cho các DN FDI, giúp họ thêm kiên trì và nỗ lực trong triển khai dự án FDI hiện tại bởi ln có cơng ty mẹ đồng hành và hỗ trợ trong các vấn đề khó khăn có thể xảy ra. Nhờ thế, hiệu quả
các dự án FDI sẽ được nâng cao, nhân viên thuộc DN FDI có thể yên tâm làm việc và công hiến.