MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN FDI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
2.3.1. Các chỉ số hiệu quả của dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững
hướng phát triển bền vững
2.3.1. Các chỉ số hiệu quả của dự án FDI theo định hướngphát triển bền vững phát triển bền vững
* Tác động của dòng vốn FDI
Dòng vốn FDI thể hiện qua một số chỉ tiêu như tổng số vốn FDI, tổng dự án FDI hay số DN FDI đang hoạt động trong nền kinh tế. Trong đó, tổng số vốn FDI và tổng dự án FDI bổ sung một nguồn vốn hết sức quan trọng cho nền kinh tế quốc gia, thúc đẩy quá trình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (Pazienza, 2015). Ngồi ra, theo lý thuyết chi phí giao dịch, tổng số vốn FDI và tổng dự án FDI gắn với sự phát sinh các chi phí giao dịch, mang lại nhiều lợi ích cho nước tiếp nhận đầu tư, từ đó tác động đáng kể đến phát triển bền vững của quốc gia này.
Cụ thể, tổng số vốn FDI càng tăng thì nguồn vốn trong nước càng được bổ sung mạnh mẽ, số lượng các giao dịch thị trường sẽ gia tăng, từ đó phát sinh các chi phí giao dịch tại nước tiếp nhận đầu tư như đàm phán, thương lượng, thông tin, môi trường,... Tổng
số vốn FDI gắn liền với việc xây dựng các cơng trình, nhà máy, chi nhánh sản xuất, vì thế thời gian đầu tư dài, lượng vốn có tính ổn định và chi phí giao dịch cao tại nước nhận đầu tư (Chandran và Tang, 2013).
Tổng số lượng DN FDI đang hoạt động trong nền kinh tế càng lớn thì tiềm năng phát triển bền vững của quốc gia đó càng cao. Dưới góc độ quan điểm chi phí giao dịch, với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các DN FDI ln nỗ lực giảm thiểu chi phí giao dịch thơng qua hàng loạt các giải pháp mang tính lâu dài, từ đó tác động đến phát triển bền vững của nước tiếp nhận đầu tư. Điều này xuất phát từ bản chất của vốn FDI và những ưu điểm của DN FDI so với các DN khác trong nước. Cụ thể, FDI là hình thức XK tư bản nhằm thu lợi nhuận cao và các nhà ĐTNN quyết định về quy mô và sử dụng vốn FDI. Do các nhà ĐTNN luôn hướng tới mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận nên họ sẽ triển khai hàng loạt các giải pháp hữu hiệu và mang tính chiến lược dài hạn để phát triển DN mình. Điều này tác động lan tỏa đến phát triển bền vững của quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư (Ridzuan và các cộng sự, 2017).
Cụ thể, các DN FDI góp phần phát triển nguồn nhân lực quốc gia và tạo việc làm cho đa số người dân cũng như sự đổi mới trong tư duy khi tiếp cận với dòng vốn này đã tạo cho các nhà quản lý bản địa có kiến thức kinh doanh hiện đại. Đội ngũ lao động làm việc với các DN nước ngồi được tiếp xúc với cơng nghệ tiến tiến đã tạo cho lớp trẻ một cách nhìn nhận đầy năng động về cơ chế thị trường, đưa các nhà đầu tư trong nước tiếp cận với thị trường thế giới (Pao và Tsai, 2011).
Hơn nữa, chủ sở hữu vốn đầu tư trực tiếp tham gia quản lý, điều hành q trình sử dụng vốn, có nghĩa vụ và quyền lợi từ hoạt động sản xuất kinh doanh tương ứng với phần vốn góp đó. Vì vậy, các DN trong nước có cơ hội học hỏi và nâng cao năng lực quản lý điều hành DN. Các DN FDI hỗ trợ đắc lực trong việc tiếp nhận
chuyển giao công nghệ hiện đại, kỹ xảo chuyên môn và phát triển khả năng công nghệ nội địa, tạo sự liên kết và sức lan tỏa giữa các ngành cơng nghiệp chính và các ngành phụ trợ (Pazienza, 2015). Thơng qua đó, các DN FDI thúc đẩy tính cạnh tranh quốc tế đối với các DN trong nước, tạo động lực cho các DN này phát triển ngang tầm thế giới hay tạo ra các khoản thu lớn từ thuế cho ngân sách chính phủ. Đáng chú ý, các DN FDI phục vụ các dịch vụ y tế cộng đồng, giáo dục, bảo hiểm và an sinh xã hội, góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ dân trí.
Đồng thời, để giảm thiểu các chi phí giao dịch liên quan đến pháp lý, hoạt động kinh doanh của các DN FDI công khai, minh bạch và luôn tuân thủ đúng pháp luật, công nghệ chuyển giao cho nước chủ nhà thường là những công nghệ tiên tiến thân thiện môi trường,… Điều này sẽ giúp cho nước chủ nhà dễ dàng trong việc kiểm soát được các hoạt động ĐTNN khơng minh bạch, lợi dụng hình thức này để rửa tiền xuyên quốc gia gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế trong nước (Bokpin, 2017).
Với các ưu điểm kể trên, tổng số DN FDI đang hoạt động trong nền kinh tế càng lớn thì tiềm năng phát triển bền vững của quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư càng cao. Nhìn chung, việc kiểm sốt hiệu quả dịng vốn FDI làm giảm các xung đột xảy ra giữa nhà ĐTNN và người dân cũng như sẽ hạn chế được tình trạng ơ nhiễm mơi trường trầm trọng đang diễn ra khá phổ biến ở các nước đang phát triển (Sbia và các cộng sự, 2014). Từ đó tạo lập một nền kinh tế tăng trưởng bền vững, nâng cao chất lượng sống của con người trong dài hạn. Vì vậy, dịng vốn FDI hiệu quả đảm bảo được sự phát triển bền vững về cả mặt kinh tế - xã hội - môi trường (Pazienza, 2015).
Tuy nhiên, việc dòng vốn FDI chảy vào một cách ồ ạt, khơng có kiểm sốt khơng những khơng tác động tích cực đến phát triển bền vững mà cịn gây ra thiệt hại lớn như: đầu tư khơng đồng bộ,
chỉ tập trung ở một số khu vực,... Hậu quả là cơ cấu kinh tế mất cân đối, gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, làm bất ổn nền kinh tế vĩ mô; hay việc xử lý chất thải không đúng quy định gây ô nhiễm môi trường trầm trọng,… và rất nhiều hệ lụy khác xung quanh vấn đề này (Ridzuan và các cộng sự, 2017). Vì vậy, theo lý thuyết chi phí giao dịch, dịng vốn FDI tác động mạnh mẽ đến phát triển bền vững của một quốc gia xét theo góc độ vĩ mơ và một địa phương xét theo góc độ vi mơ theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Khi một quốc gia hay một địa phương thu hút và sử dụng dòng vốn FDI hợp lý thì những vấn đề như ô nhiễm môi trường, bất ổn tình hình kinh tế do ảnh hưởng từ các DN FDI sẽ khơng cịn là nỗi lo đối với các nước đang phát triển. Bởi các DN được xây dựng hiệu quả từ dịng vốn FDI sẽ ln đảm bảo được hệ thống xử lý chất thải thỏa mãn yêu cầu các tiêu chuẩn môi trường của nước tiếp nhận đầu tư (Chandran và Tang, 2013).
Do tác động mạnh mẽ của dòng vốn FDI đến phát triển bền vững, hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển đã có những thay đổi căn bản trong cách thức tiếp cận dòng vốn FDI. Trong những năm gần đây, dễ dàng nhận thấy khơng cịn tình trạng thu hút dịng vốn FDI bằng mọi giá. Đồng thời, dòng vốn FDI chảy vào các quốc gia đang được đa dạng hóa kèm theo những đòi hỏi khắt khe về phát triển bền vững và thân thiện với môi trường. Đây là mục tiêu hướng đến của nhiều quốc gia kể cả quốc gia phát triển hay quốc gia đang phát triển hiện nay (Bokpin, 2017). Xuất phát từ những luận cứ trên, giả thuyết được đề xuất như sau:
Giả thuyết H1: Dịng vốn FDI có tác động đáng kể đến phát triển bền vững.
* Hiệu quả kinh tế của dự án FDI
một số chỉ tiêu cơ bản như đóng góp của khối FDI vào GDP; doanh thu thuần và lợi nhuận của DN FDI (Pao và Tsai, 2011). Trong đó, đóng góp của khối FDI vào GDP được tính tốn theo cả giá trị và tỷ trọng trong tổng GDP. Xét theo quan điểm chi phí giao dịch, giá trị và tỷ trọng đóng góp của khối FDI vào GDP có tác động đáng kể đến tiềm năng phát triển bền vững của các quốc gia tiếp nhận đầu tư (Bokpin, 2017).
Cụ thể, FDI gắn liền với quá trình hội nhập quốc tế và q trình tự do hóa đầu tư giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Nước tiếp nhận đầu tư có chính sách về FDI, trong đó thể hiện rõ trách nhiệm đóng góp của các DN FDI đang hoạt động trong nền kinh tế vào GDP của quốc gia tiếp nhận đầu tư. Hơn nữa, để tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí giao dịch, FDI do các chủ đầu tư quyết định đầu tư và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình nên hình thức này thường mang lại tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao (Sbia và các cộng sự, 2014).
Vì vậy, nhìn chung, theo Pazienza (2015), giá trị và tỷ trọng đóng góp của khối FDI vào GDP của các quốc gia tiếp nhận đầu tư là khá cao so với các loại DN khác hoạt động trong nền kinh tế. Việc đóng góp lớn của khối FDI vào GDP của các quốc gia góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP của quốc gia đó. Xét trong ngắn hạn, sự đóng góp này đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, giúp nền kinh tế quốc gia không bị thặng dư, và cán cân thanh tốn khơng bị âm. Đồng thời, sự đóng góp này cho phép các nước đang phát triển không phải đẩy mạnh vốn vay nhiều, không bị áp lực lạm phát và tỷ giá.
Theo quan điểm của các nhà lý thuyết chi phí giao dịch, chính vì những đóng góp tích cực của GDP vào phát triển bền vững trong ngắn hạn của các quốc gia, hiện nay, FDI được xem là sự thay thế tốt hơn đối với thương mại quốc tế. Hơn nữa, trong điều kiện tự do hóa thương mại và tồn cầu hóa kinh tế, các quốc gia đều có xu
hướng giảm thiểu các rào cản FDI, tăng cường cạnh tranh để thu hút FDI, từ đó thúc đẩy giá trị và tỷ trọng đóng góp của khối FDI vào GDP của quốc gia (Bokpin, 2017).
Tuy nhiên, xét trong dài hạn, giá trị và tỷ trọng đóng góp của khối FDI vào GDP lớn cho thấy năng lực sản xuất kinh doanh của các DN nội địa chưa đủ mạnh. Nền kinh tế chỉ dựa chủ yếu trên đóng góp của khối FDI mà khơng có những DN nội địa mạnh thì tính bền vững khơng cao. Nói cách khác, sự phát triển bền vững của một quốc gia cần phải dựa vào các DN nội địa mạnh, có năng lực sản xuất kinh doanh đủ sức cạnh tranh với các DN FDI và thế giới (Sbia và các cộng sự, 2014). Như vậy, nếu giá trị và tỷ trọng đóng góp của khối FDI vào GDP quá lớn chưa thực sự cho thấy tiềm năng phát triển bền vững của một quốc gia. Trong dài hạn, tình trạng này khiến nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, dẫn đến các hệ lụy về xã hội và môi trường bởi FDI thường kéo theo các vấn đề liên quan đến văn hóa, phong tục tập quán và môi trường của quốc gia tiếp nhận đầu tư.
Theo quan điểm chi phí giao dịch, giá trị và tỷ trọng doanh thu thuần và lợi nhuận của DN FDI lớn cho thấy môi trường kinh doanh và các yếu tố khác của nước sở tại (như chính sách, pháp luật, cơ sở hạ tầng, thị trường lao động,...) tạo điều kiện thuận lợi cho khối FDI triển khai các kế hoạch kinh doanh hiệu quả và giảm thiểu chi phí giao dịch ở mức tối đa (Bokpin, 2017). Tuy nhiên, trong cùng một môi trường kinh doanh với các yếu tố ngoại tại gần như tương tự nhau, giá trị và tỷ trọng doanh thu thuần và lợi nhuận của DN FDI lớn phần nào cho thấy sự hoạt động kém hiệu quả của khối DN trong nước, chủ yếu xuất phát từ những yếu kém liên quan đến các yếu tố nội tại như năng lực điều hành quản lý, tiềm lực tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơng nghệ,... Điều này làm tăng chi phí giao dịch của các DN trong nước, tác động tiêu cực
đến hiệu quả kinh doanh. Trong dài hạn, tình trạng này khơng đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia tiếp nhận vốn do phải phụ thuộc vào nước ngồi (Pao và Tsai, 2011). Nhìn chung, tương tự như chỉ tiêu giá trị và tỷ trọng đóng góp của khối FDI vào GDP đã đề cập ở trên, trong ngắn hạn, giá trị và tỷ trọng doanh thu thuần và lợi nhuận của DN FDI lớn có tác động tích cực đến phát triển bền vững của nước sở tại. Doanh thu thuần lớn chứng tỏ hiệu quả cung ứng hàng hóa dịch vụ cao; đồng thời, lợi nhuận lớn thể hiện những đóng góp thơng qua các khoản thuế đối với nước tiếp nhận đầu tư là cao (Ridzuan và các cộng sự, 2017).
Như vậy, theo quan điểm chi phí giao dịch, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả của các DN FDI có nhiều đóng góp tích cực cho phát triển bền vững, chủ yếu về mặt kinh tế - xã hội cho quốc gia tiếp nhận đầu tư. Tuy nhiên, xét trong dài hạn, thực trạng này phản ánh sự kém hiệu quả của các DN nội địa trong việc triển khai các hoạt động kinh doanh và cạnh tranh với DN FDI. Một quốc gia không thể phát triển bền vững nếu không dựa vào khối các DN trong nước. Vì vậy, hiệu quả của FDI có tác động đáng kể đến phát triển bền vững của một quốc gia hoặc một địa phương cụ thể, tùy vào mức độ hiệu quả của FDI tại quốc gia đó (Bokpin, 2017).
Giả thuyết H2: Hiệu quả của dự án FDI có tác động đáng kể đến phát triển bền vững.
* Tác động về lao động việc làm trong khu vực FDI
Tác động của FDI đến nguồn nhân lực và việc làm biểu hiện ở cả sự thay đổi về quy mô, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực, việc làm của quốc gia tiếp nhận đầu tư (Ridzuan và các cộng sự, 2017). Hiện nay, tác động của lao động việc làm trong lĩnh vực FDI được các quốc gia đánh giá thơng qua một số chỉ tiêu cơ bản như: Đóng góp của khu vực FDI vào giải quyết việc làm (số lượng
lao động trong khối FDI và tỷ trọng so với tổng thể), thu nhập bình quân đầu người/tháng/năm của DN FDI (giá trị và tỷ trọng),…
Theo các nhà học thuyết chi phí giao dịch, lao động việc làm trong khu vực FDI có tác động đáng kể và tích cực đến phát triển bền vững của quốc gia, địa phương tiếp nhận đầu tư. Xuất phát từ việc quyết định ĐTNN để tránh đối mặt với chi phí giao dịch trong nước tăng cao, các DN FDI tận dụng tối đa nguồn lao động giá rẻ tại quốc gia tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là các nước đang phát triển. Vì vậy, hiện nay, các DN FDI sở hữu một lực lượng lao động hùng hậu, không chỉ tạo việc làm, giảm thất nghiệp đáng kể mà còn tạo ra giá trị kinh tế cao cho quốc gia tiếp nhận đầu tư. Một cách cụ thể, các DN FDI tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động (số lao động trong lĩnh vực FDI càng nhiều), qua đó cải thiện đời sống người dân, nâng cao dân trí về học thức và bảo vệ môi trường của người lao động. Từ đó, đóng góp của khối FDI vào giải quyết việc làm tác động lan tỏa đến phát triển bền vững của quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư (Pazienza, 2015).
Hơn nữa, để giảm thiểu chi phí giao dịch, nhà ĐTNN chủ yếu đầu tư vào các ngành công nghiệp phù hợp với xu hướng phát triển hiện đại trên thế giới như công nghiệp chế tạo, chế biến, xây dựng và dịch vụ. Đây là những ngành đang cần được phát triển tại các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, do đa số các nước tiếp nhận vốn FDI là các nước đang phát triển nên trong lực lượng lao động được thu hút vào các DN FDI, phần lớn lao động đều đến từ nông thôn - nơi sản xuất nông nghiệp là chủ yếu và hầu như chưa được đào tạo các kiến thức và kỹ năng về công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ là xu hướng tiến bộ mà các nước đang phát triển hướng tới. Như vậy,