MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN FDI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
2.4.6. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững
án FDI theo định hướng phát triển bền vững
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu, các yếu tố có tác động đến hiệu quả các dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững, hay các biến độc lập, đã được tổng hợp sơ bộ thành năm nhóm yếu tố tác động.
Nhóm thứ nhất gồm các yếu tố gắn với đặc thù của quốc gia của công ty mẹ của các nhà ĐTNN (DN, cá nhân), được đánh giá và đo lường bằng khoảng cách tương đối đối với Việt Nam như khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia, khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ quản lý, cơng nghệ, nhận thức phát triển bền vững, khoảng cách văn hóa cũng như quan hệ thương mại XNK giữa quốc gia chủ đầu tư và Việt Nam. Các yếu tố này mang
đặc thù của các quốc gia, có sự khác nhau giữa các quốc gia khác nhau, và tạo nên những đặc điểm chung của các nhà đầu tư đến từ cùng một quốc gia, và được giả định nếu có khoảng cách càng gần thì DN FDI bền vững hình thành tại Việt Nam sẽ càng dễ dàng thích nghi và vận hành thuận lợi hơn, từ đó có hiệu quả cao hơn so với các DN FDI có chủ đầu tư đến từ các quốc gia cho khoảng cách chệnh lệch cao hơn.
Hình 6: Mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững
Nhóm yếu tố thứ hai được nhận định có tác động đến hiệu quả các dự án FDI phát triển theo định hướng bền vững tại Việt Nam gồm các yếu tố nội tại của công ty mẹ hay nhà đầu tư FDI. Các DN FDI về bản chất là các công ty con của các cơng ty mẹ nước ngồi và trong nước, do đó cũng phụ thuộc vào các quyết định từ công ty mẹ này và chịu ảnh hưởng từ những vấn đề từ công ty mẹ. Trong các nghiên cứu trước đây, nhiều yếu tố nội tại của các công ty mẹ (nước ngồi và trong nước) đã được phân tích có tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty con FDI; như: quy mơ, tuổi, lĩnh vực kinh doanh, tính tương đồng so với DN FDI đầu tư, đặc biệt là kinh nghiệm tham gia, chiến lược đầu tư FDI và cam kết, mức độ hợp tác trong DN FDI của các cơng ty mẹ.
Nhóm yếu tố bên ngồi thứ ba thuộc môi trường vĩ mô Việt Nam, liên quan đến mơi trường chính trị, chính sách, mơi trường kinh tế, văn hóa xã hội, cơ sở hạ tầng và mơi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến các dự án FDI phát triển bền vững. Tiếp theo, thứ tư, là môi trường ngành, gồm quy mô thị trường đầu ra của sản phẩm bền vững (có thể cả thị trường trong nước và XK), tăng trường của thị trường này, thị trường lao động phổ thông và chất lượng cao, hệ thống phân phối đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh theo định hướng phát triển bền bững, cũng như hệ thống phân phối sản phẩm đầu ra đến khách hàng của dự án FDI. Các yếu tố môi trường này cũng có tác động đáng kể đến hiệu quả của các dự án FDI theo đinh hướng phát triển bền vững.
Cuối cùng, nhóm thứ năm là các yếu tố nội tại của dự án FDI, như loại hình, tuổi, lĩnh vực kinh doanh bền vững, quy mô, tỷ lệ sở hữu Việt Nam - nước ngoài, và đặc biệt là các yếu tố về nguồn lực, năng lực quản lý, năng lực marketing và chiến lược phát triển bền vững của dự án FDI. Các yếu tố nội tại này sẽ có tác động quyết
định nhất đến hiệu quả của các dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững.
Về hiệu quả của các dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững, ba tiêu chí cơ bản của phát triển bền vững được xem xét, gồm: (1) hiệu quả về kinh tế thơng qua đóng góp cho nền kinh tế bằng doanh thu, lợi nhuận, thuế, tiền lương,…; (2) hiệu quả về xã hội thông qua tạo việc làm, nâng cao đời sống, nhận thức, trình độ dân trí,…; và (3) tác động đến mơi trường của dự án FDI.