Khái quát về phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam: Phần 1 (Trang 59 - 60)

MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN FDI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

2.2.1. Khái quát về phát triển bền vững

Theo Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển (1987), phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai. Đây được xem là định nghĩa đầu tiên được dùng chính thức và hiện vẫn đang được sử dụng trong các văn bản của chương trình mơi trường Liên Hợp Quốc (UNEP). Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) định nghĩa phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai.

Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hịa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - mơi trường. Như vậy, có thể hiểu, phát triển bền vững là một sự phát triển lành mạnh, trong đó sự phát triển của cá nhân, cộng đồng này khơng làm thiệt hại đến lợi ích của cá nhân, cộng đồng khác, sự phát triển của thế hệ hôm nay khơng xâm phạm đến lợi ích của thế hệ mai sau và sự phát triển của lồi người khơng đe dọa sự sống còn hoặc làm suy giảm nơi sinh sống của các loài khác trên hành tinh. Bởi sự sống của con người là dựa trên cơ sở duy trì được sản lượng, năng suất tự nhiên, khả năng phục hồi và sự đa dạng của sinh quyển (Bokpin, 2017). Về bản chất, phát triển bền vững là sự phát triển cân đối giữa ba cực: tăng trưởng kinh tế, xã hội, và môi trường. Đối với mơi trường, địi hỏi các quốc gia trong quá trình phát triển phải ln giải đáp được bài tốn do mơi trường đặt ra. Đối với

kinh tế, các quốc gia phải đảm bảo sự tăng trưởng, hiệu quả và ổn định. Đối với xã hội, các quốc gia phải chú trọng nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người, xây dựng được một nền văn hóa hịa nhập với văn hóa nhân loại (Ridzuan và các cộng sự, 2017).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam: Phần 1 (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)