MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN FDI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
2.4.4. Nhóm các yếu tố ngành và thị trường lĩnh vực đầu tư
- Quy mô thị trường đầu ra (trong nước và XK): Quy mô thị trường đầu ra cả trong nước và XK của sản phẩm bền vững cho các dự án FDI có tác động lớn đến hiệu quả hoạt động của các dự án này. Quy mô thị trường bao gồm lượng người mua, khách hàng tiềm năng, số lượng đối thủ cạnh tranh đối với mặt hàng/ dịch vụ đó. Hiện nay, theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, khối FDI hiện đang đóng góp gần 70% vào kim ngạch XK của Việt Nam, cụ thể trong năm 2019, con số này đạt 67,8%. Có được kết quả đó là nhờ thị trường đầu ra cho các sản phẩm này được đảm bảo, sức tiêu thụ lớn và ổn định. Cụ thể, Việt Nam là thị trường đông dân cư, thu nhập của người dân đang ngày càng được cải thiện nên sức mua khá lớn và ổn định, tạo điều kiện đầu ra thuận lợi cho các sản phẩm của DN FDI tại thị trường nội địa. Ngoài ra, Việt Nam sở hữu nhiều thị trường XK đầy tiềm năng nên chỉ cần các sản phẩm thuộc dự án FDI đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng thì quy mơ thị trường XK là vơ cùng lớn. Bên cạnh đó, các sản phẩm theo định hướng phát triển bền vững tuy đã khá phổ biến trên thế giới nhưng đối với một nước đang phát triển như Việt Nam lại khá mới mẻ, do đó chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh với các DN FDI phát triển theo hướng này. Vì thế, dư địa dành cho các sản phẩm được sản xuất theo hướng bền vững là rất tiềm năng. Vì thế, có thể khẳng định rằng, quy mô thị trường đầu ra của sản phẩm bền vững càng lớn thì hiệu quả của các dự án FDI theo định hướng này càng cao.
- Mức hấp dẫn (tăng trưởng) thị trường đầu ra (trong nước và XK) của dự án FDI: Tương tự như quy mô thị trường đầu ra, mức hấp dẫn hay sự tăng trưởng của thị trường đầu ra (cả trong nước và XK) của sản phẩm bền vững có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của dự án FDI. Cụ thể hơn, sức tăng trưởng của thị trường đầu ra càng lớn thì DN FDI càng hoạt động hiệu quả. Đó là vì khi thị trường khơng ngừng phát triển đòi hỏi DN FDI phải liên tục đổi mới, cải tiến sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Nói cách khác, mức hấp dẫn của thị trường đầu ra chính là động lực để DN FDI phát triển, đổi mới mình theo hướng phát triển bền vững. Những địi hỏi của thị trường chính là hướng phát triển của DN trong tương lai nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hiện nay, mức tăng trưởng thị trưởng đầu ra tại Việt Nam tương đối tốt do nền kinh tế phát triển ổn định, mối quan hệ XK với các quốc gia không ngừng được mở rộng và củng cố, là điều kiện tốt để các DN FDI nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng vốn nhằm đạt được thành công như mong đợi.
- Chi phí nhân lực: Chi phí nhân lực, cả nhân lực lao động phổ thông và nhân lực có trình độ phục vụ định hướng phát triển bền vững, có tác động đến hiệu quả hoạt động của DN FDI. Mặc dù ảnh hưởng của yếu tố này theo hướng tiêu cực hay tích cực cịn là vấn đề đang được bàn luận, kết quả nghiên cứu của Wijeweera và Mounter (2008) cho thấy chi phí dành cho nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến hiệu quả của FDI. Trong khi một số học giả, chẳng hạn như Shamsuddin (1994) cho rằng chi phí nhân lực càng cao, hay nói cách khác mức lương trả cho người lao động trong các dự án FDI càng cao thì càng tác động tiêu cực đến hiệu quả dự án FDI. Chi phí cao trong khi chất lượng lao động không tương xứng sẽ khiến dự án hoạt động tốn kém, không hiệu quả. Một số học giả
khác, trong đó có Sahoo (2006) lại lập luận ngược lại khi nhận định hiệu quả dự án FDI có mối liên hệ tích cực cùng chiều với chi phí dành cho nhân lực. Kết quả nghiên cứu của tác giả này ở khu vực Nam Á cho thấy, nguồn cung lớn về lực lượng lao động có kỹ năng có liên quan đến sự thành cơng của các dự án FDI trong khu vực. Đặc biệt, các dự án được định hướng theo mơ hình phát triển bền vững cần một lượng lớn nhân cơng lao động có tay nghề, hiểu được giá trị của sản phẩm nên chi phí để chiêu mộ và đào tạo lực lượng này sẽ cao hơn nhiều so với những lao động phổ thơng. Hay nói cách khác, chi phí dành cho nhân lực càng lớn, hoặc càng đầu tư nhiều vào chất lượng lao động, DN FDI sẽ hoạt động càng hiệu quả nhờ lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao, tác phong làm việc chuyên nghiệp và thể lực tốt.
- Hệ thống phân phối đầu vào và đầu ra: Hệ thống phân phối đầu vào và đầu ra được coi là nguồn lực then chốt bên ngồi DN, đóng vai trị quan trọng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Hệ thống này giúp điều hịa q trình sản xuất và tiêu dùng trên cả ba mặt: thời gian, không gian và số lượng. Hệ thống phân phối tốt sẽ giúp DN tiết kiệm được chi phí giao dịch, đồng thời nâng cao khả năng tiếp cận, lựa chọn sản phẩm cho người tiêu dùng. Chính vì thế, hệ thống phân phối đầu vào và đầu ra của bất kỳ DN nào, kể cả các DN FDI, hoạt động càng chuyên nghiệp và chặt chẽ thì hiệu quả hoạt động của DN cũng sẽ được đẩy mạnh.