Tác động của FDI đến phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam: Phần 1 (Trang 65 - 68)

MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN FDI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

2.2.3. Tác động của FDI đến phát triển bền vững

Ở cấp vĩ mô một quốc gia, FDI tác động đến phát triển bền vững của nước tiếp nhận đầu tư thông qua một số cơ chế nhất định. Theo quan điểm chi phí giao dịch, tác động của FDI có thể là tích cực hoặc tiêu cực, tức là ngồi lợi ích, FDI cũng có thể mang lại chi phí cho phát triển bền vững của một quốc gia (Mencinger, 2003). OECD (2008) chỉ ra 05 cơ chế tác động tích cực của FDI đến phát triển bền vững, gồm: chuyển giao cơng nghệ mới, hình thành nguồn nhân lực, hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, gia tăng cạnh tranh ở nước sở tại, và phát triển, tái cấu trúc DN. Tuy nhiên, bốn cơ chế đầu tiên cũng có thể tác động tiêu cực đối với phát triển bền vững một quốc gia. Ngồi ra, FDI có thể gây khó khăn trong việc thực hiện các chính sách phát triển bền vững (Pazienza, 2015). Các nhà học thuyết chi phí giao dịch cho rằng FDI có tác động đáng kể đến môi trường tại nước tiếp nhận đầu tư. Cụ thể, các DN FDI được xem là thủ phạm chính của các hoạt động liên quan đến hủy hoại môi trường, đặc biệt là ở các nước chủ nhà đang phát triển. Thông thường, những tác động tiêu cực này là do sức mạnh thị trường của các DN và khả năng triển khai nhanh chóng các nguồn lực (Gladwin, 1987). Ngồi ra, nhà ĐTNN thường tìm cách giảm chi phí giao dịch bằng việc giảm thiểu hoặc trốn bỏ các chi phí bảo vệ và tái tạo mơi trường tại nước tiếp nhận đầu tư, điều này

gây tác động tiêu cực đến mơi trường, từ đó ảnh hưởng đến phát triển bền vững tại quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư.

Tuy nhiên, theo quan điểm chi phí giao dịch, những tác động tích cực của FDI đến mơi trường của nước tiếp nhận đầu tư là rất đáng kể. FDI tạo ra hiệu quả cao hơn trong hoạt động của thị trường của nước tiếp nhận đầu tư. Vì bảo vệ mơi trường và bảo tồn tài ngun có liên quan mật thiết đến hiệu quả nên dịng vốn FDI sẽ góp phần cải thiện điều kiện môi trường ở các quốc gia đang phát triển (Birdsal và Wheeler, 1992). Hơn thế nữa, các DN FDI là cầu nối công nghệ và tổ chức quan trọng giữa các quốc gia (Hadlock, 1994). Dựa trên sự hiểu biết về môi trường và công nghệ, các DN FDI thường áp dụng cấu trúc công nghệ và tổ chức hiện đại trong quá trình hoạt động, từ đó góp phần cải thiện mơi trường của nước tiếp nhận đầu tư. Trên thực tế, thông qua các hiệu ứng khuếch tán và lan tỏa khác nhau (Wallace, 1996), tác động môi trường của FDI ở cấp độ quốc gia là khá lớn, từ đó khả năng phát triển bền vững được thúc đẩy.

Ở cấp địa phương, cho đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu về tác động giữa FDI và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, vấn đề phát triển bền vững thường có sự khác biệt rất lớn giữa các địa phương có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế xã hội và đơ thị hóa như thủ đơ, các trung tâm kinh tế của đất nước và các vùng sâu vùng xa, cao nguyên, biên giới, hải đảo, dân tộc thiểu số. Theo lý thuyết chi phí giao dịch, FDI tác động đến mơi trường (từ đó tác động đến phát triển bền vững) của một địa phương theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực (Bokpin, 2017).

Về tác động tích cực, các nhà nghiên cứu về chi phí giao dịch cho rằng, để giảm thiểu chi phí giao dịch tại quốc gia tiếp nhận đầu tư, các DN FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng bền vững và điều tiết các nguồn lực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo điều tiết của thị trường. FDI

đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, cho phép hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, FDI bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội - môi trường cho địa phương, trong khi nguồn lực trong nước bị hạn chế. FDI tạo điều kiện cho địa phương tiếp nhận vốn có thể khai thác được nhiều vốn từ bên ngồi do khơng quy định mức vốn góp tối đa mà chỉ quy định mức vốn góp tối thiểu cho các nhà ĐTNN (Pazienza, 2015). Thêm vào đó, các DN FDI có nhiều khả năng thực hiện các khoản đầu tư môi trường tại địa phương tiếp nhận vốn đầu tư, đáp ứng không chỉ các tiêu chuẩn quy định hiện hành, mà cịn dự đốn các tiêu chuẩn môi trường trong tương lai của địa phương. Như vậy, thay vì tập trung vào XK sản xuất gây ơ nhiễm và tiêu chuẩn kép, quan điểm chi phí giao dịch nhấn mạnh cách thức FDI có thể tạo ra hiệu ứng mơi trường tích cực ở các địa phương tiếp nhận vốn đầu tư (Wilkins, 1998).

Ngồi ra, theo quan điểm chi phí giao dịch, với quy mơ hoạt động lớn và tầm nhìn xuyên quốc gia, hoạt động đầu tư của các DN FDI gắn liền với quá trình chuyển giao KH&CN nhằm tối thiểu hóa chi phí giao dịch. Nhờ vậy, FDI tạo cơ hội cho địa phương tiếp nhận vốn tiếp thu kỹ thuật và công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý kinh doanh tiên tiến của bên đối tác nước ngoài. Đặc biệt, FDI tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương có thể khai thác tốt nhất các lợi thế về tài ngun thiên nhiên, vị trí địa lý,... FDI tạo thêm cơng ăn việc làm mới, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP, tăng kim ngạch XK và nâng cao đời sống của người dân. Bên cạnh đó, FDI góp phần cải tạo cảnh quan xã hội, tăng năng suất và thu nhập cho nền kinh tế của địa phương, khuyến khích năng lực kinh doanh trong nước và tiếp cận với thị trường nước ngồi. Như vậy, FDI tác động tích cực đến phát triển bền vững của địa phương thơng qua cả 03 khía cạnh kinh tế - xã hội - mơi trường (Ridzuan và các cộng sự, 2017).

Về tác động tiêu cực, theo quan điểm chi phí giao dịch, do các lĩnh vực và địa bàn đầu tư phụ thuộc vào sự lựa chọn của các nhà ĐTNN nhằm giảm thiểu chi phí giao dịch nên việc chủ động trong bố trí cơ cấu đầu tư của địa phương bị hạn chế. Nếu các địa phương tiếp nhận vốn FDI khơng có quy hoạch chiến lược sẽ dẫn đến FDI không theo ý muốn của bên tiếp nhận về địa bàn đầu tư, lĩnh vực, ngành nghề và quy mơ đầu tư. Ngồi ra, FDI thường kéo theo các vấn đề liên quan đến văn hóa, phong tục tập quán làm cho các địa phương tiếp nhận FDI có thể bị ảnh hưởng đến truyền thống phong tục tập quán và văn hóa dân tộc (Sbia và các cộng sự, 2014). Bên cạnh đó, với vị thế là nhà ĐTNN tìm kiếm các giải pháp giảm thiểu chi phí giao dịch nhằm tối đa hóa lợi nhuận, nếu khơng có một quy hoạch đầu tư cụ thể và khoa học, có thể xảy ra tình trạng đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, tài nguyên bị khai thác bừa bãi và sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hơn nữa, FDI nếu không gắn với việc kiểm sốt cơng nghệ của đối tác nước ngồi có thể dẫn đến tình trạng đưa vào thị trường nội địa những công nghệ lạc hậu, công nghệ cao,... làm cho địa phương tiếp nhận vốn FDI dễ trở thành bãi thải công nghiệp (Bokpin, 2017).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam: Phần 1 (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)