MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN FDI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
2.1.1. Khái niệm và phương pháp đánh giá
Để xác định hiệu quả của một đơn vị sản xuất kinh doanh, cần phải phân biệt hai khía cạnh: hoạt động kinh doanh và hiệu suất hoạt động. Khái niệm hiệu quả hoạt động phụ thuộc vào định nghĩa về các hoạt động của DN nói chung và định nghĩa về hiệu quả hoạt động kinh doanh nói riêng. Theo Cavusgil và Zou (1994), hiệu quả hoạt động kinh doanh được hiểu là mức độ mà các mục tiêu của dự án FDI đạt được khi tiến hành hoạt động kinh doanh trên thị trường. Mỗi dự án FDI có nhiều mục tiêu, có thể về kinh tế (tăng lợi nhuận, doanh thu hoặc giảm chi phí sản xuất) hoặc về chiến lược (mở rộng thị trường, ứng phó với sự cạnh tranh, khai thác khả năng cạnh tranh, tăng cường vị thế của DN trên thị trường, nâng cao uy tín của sản phẩm). Tùy thuộc vào việc xây dựng và thực hiện các chiến lược kinh doanh, một số mục tiêu có thể đạt được hồn tồn, có những mục tiêu chỉ đạt được một phần. Mức độ đạt được các mục tiêu chiến lược và kinh tế của dự án FDI cũng là thước đo về hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, dự án FDI có mục tiêu riêng của mình và khác với các DN mẹ, chính vì vậy mục tiêu cũng khác nhau trong từng giai đoạn.
gồm phương pháp khách quan (dựa trên các số liệu về lợi nhuận, mức doanh số,…) và phương pháp chủ quan (dựa trên đánh giá của các nhà quản lý). Các chỉ số khách quan đo lường hiệu quả của một cách trực tiếp và được xác định trước; trong khi đó các chỉ số chủ quan yêu cầu người trả lời bày tỏ ý kiến của mình bằng cách sử dụng thang tham chiếu với nhiều điểm. Nhìn chung, phần lớn các nghiên cứu sử dụng phương pháp khách quan. Phương pháp này có thể có hạn chế, nhất là trong việc thu thập thông tin, trong việc đánh giá lợi nhuận cho từng hoạt động kinh doanh. Các chỉ số đánh giá hiệu quả theo phương pháp khách quan như doanh số bán hàng, tăng trưởng doanh số và thị phần cũng có thể có những cách hiểu khác nhau tùy theo từng lĩnh vực hoạt động và phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh, đầu tư công nghệ hay cấu trúc thị trường.
Nhiều nghiên cứu cho thấy thường ưu tiên sử dụng các biện pháp đo lường chủ quan trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh do gặp khó khăn trong việc thu thập dữ liệu tài chính khách quan. Các nhà quản lý thường từ chối cung cấp chính xác, dữ liệu về hiệu quả hoạt động cho các nhà nghiên cứu. Và ngay cả khi có được dữ liệu khách quan, các dữ liệu thường không thể hiện đầy đủ các hoạt động thực tế của dự án FDI hoặc dữ liệu thường đã bị sửa đổi để tránh thuế thu nhập cá nhân hoặc thuế DN. Đối với các dự án FDI, việc đo lường hiệu quả hoạt động thường gặp nhiều khó khăn do các dự án này là các DN nước ngồi, thường khơng muốn cung cấp các thơng tin về tình hình tài chính của mình. Các DN FDI thường dè dặt, khơng phải là họ khơng có khả năng, khi cung cấp các số liệu tài chính. Hơn nữa, với các DN FDI này, ngày cả khi có được số liệu cũng khó để phân tích bởi các thơng tin này cũng khơng hồn tồn chính xác. Chính điều này càng khiến nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp đo lường chủ quan trong đo lường hiệu quả hoạt động của các DN FDI. Phương pháp chủ quan dựa trên nhận thức và tự đánh giá của các nhà lãnh đạo (Lages và cộng sự, 2005).
Các nhà lãnh đạo thường theo dõi chặt chẽ các hoạt động chiến lược của DN, họ hiểu DN của mình. Do đó, có mối liên hệ giữa nhận thức về chiến lược kinh doanh của DN FDI và giá trị các chỉ số khách quan ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định. Hơn nữa, do nhận thức của người quản lý về môi trường nội tại cũng như bên ngoài cũng dựa trên thực tế khách quan nên việc đo lường hiệu quả DN FDI theo phương pháp chủ quan cũng đáng tin cậy. Do đó, các nhà quản lý thường được khuyến khích đánh giá hiệu quả hoạt động thông qua các biện pháp đo lường chủ quan. Các biện pháp đo lường chủ quan có thể hiệu quả trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, vì cho phép so sánh giữa các DN và trong các hoàn cảnh khác nhau, chẳng hạn như về loại ngành công nghiệp, hạn mức thời gian, điều kiện kinh tế văn hóa. Khi sử dụng các biện pháp đo lường chủ quan, nhà quản lý có thể sử dụng đánh giá chủ quan về hiệu quả của mình và xem đó như là mục tiêu hướng tới. Các biện pháp đo lường khách quan, trái lại có thể thay đổi tùy theo lĩnh vực và có thể làm ảnh hưởng tới quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng với hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN. Hơn nữa, các dữ liệu khách quan có sẵn mà các nhà nghiên cứu thu thập được cũng có thể khơng tương thích mức dự kiến phân tích; trong những trường hợp này, dữ liệu chủ quan có thể là một lựa chọn tốt nếu các biện pháp đo lường tập trung chủ yếu vào tình trạng hiện tại của DN.