Các yếu tố thuộc về đặc điểm doanh nghiệp FD

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam: Phần 1 (Trang 95 - 100)

MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN FDI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

2.4.5. Các yếu tố thuộc về đặc điểm doanh nghiệp FD

- Loại hình FDI: Theo các nghiên cứu đã cơng bố, trong số các loại hình DN FDI, bao gồm liên doanh, 100% vốn nước ngồi, hợp tác, loại hình DN có 100% vốn nước ngồi có khả năng đạt hiệu quả hoạt động tốt hơn các loại hình khác. Lý do là vì loại hình DN này giảm thiểu được những vấn đề bất đồng có thể nảy sinh trong q trình ra quyết định giữa các cấp lãnh đạo, cũng như quá

trình truyền đạt thơng tin và chỉ thị thực hiện tới nhân viên. Hơn nữa, hình thức DN này, theo Slangen và Hennart (2008), cịn hạn chế được những khác biệt về văn hóa và trình độ năng lực quản lý giữa cơng ty mẹ tại nước ngoài và DN FDI tại Việt Nam - là yếu tố có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của DN. Đặc biệt, đối với các DN FDI hoạt động theo định hướng phát triển bền vững, loại hình DN FDI 100% vốn nước ngồi sẽ hoạt động hiệu quả hơn nhờ tránh được những chênh lệch trong nhận thức và quan điểm về phát triển bền vững giữa các đối tác công ty mẹ và thành viên từ các cơng ty mẹ tại DN FDI. Bên cạnh đó, hình thức liên doanh, theo một số học giả như Makino và Beamish (1998) và Ogasavera, Hoshino (2007) cũng là loại hình DN có thể tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của dự án FDI. Theo các học giả này, loại hình DN liên quan sẽ thu hẹp được khoảng cách văn hóa giữa cơng ty mẹ và DN FDI tại nước sở tại cũng như khả năng khắc phục những rào cản về mặt pháp lý sẽ cao hơn.

- Quy mô lao động của dự án FDI: Quy mô lao động tại DN FDI được coi là nhân tố tác động tích cực cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của DN. Một DN có quy mơ lớn sẽ có nhiều tiềm lực hơn trong việc thành lập, vận hành và kiểm soát dự án cũng như sẽ có nhiều lợi thế hơn về vốn, dây chuyền sản xuất, nguồn nhân lực dồi dào,… Không những thế, quy mô lớn cho phép DN vận hành tốt về vị thế trên thị trường, khai thác được lợi thế về quy mô cũng như ổn định được nguồn nhân sự có trình độ. Nhờ thế, DN có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và dễ dàng, tăng thêm uy tín và hình ảnh của mình. Đặc biệt, các DN FDI hoạt động theo định hướng phát triển bền vững cần nguồn vốn lớn, dây chuyền sản xuất hiện đại và nhân lực có trình độ cao. Chính vì thế, nếu quy mơ khơng đủ lớn và tiềm lực khơng đủ mạnh thì khó có thể sản xuất các sản phẩm đạt tiêu

chuẩn chất lượng cũng như duy trì được chỗ đứng của mình trên thị trường. Trong khi đó, một DN FDI có quy mơ trung bình hoặc quy mơ nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc cạnh tranh với các DN lớn về vốn, cơng nghệ, nhân lực. Bên cạnh đó, DN có quy mơ vừa và nhỏ sẽ khó có thể đảm đương được những đơn hàng lớn, hoặc phải đi thuê ngoài gây tăng chi phí, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chung.

- Lịch sử (thâm niên và thương hiệu) của dự án FDI: Thâm niên hoạt động của DN FDI cũng là yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động. Rõ ràng rằng DN càng có thâm niên hoạt động trên thị trường thì càng có uy tín, có vị thế ổn định và vững chắc, nhờ thế, các sản phẩm làm ra dễ được người tiêu dùng chấp nhận bởi thương hiệu đã được khẳng định qua thời gian. Khơng chỉ có thế, các DN FDI hoạt động lâu năm sẽ càng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển bền vững tại Việt Nam cả ở mặt quản lý tổ chức, điều phối nguồn lực lẫn tìm hiểu và phân tích thị trường, tuyển dụng và đào tạo nhân sự phù hợp. Do các dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững gắn liền với q trình chuyển giao KH&CN nên càng có thâm niên hoạt động lâu năm thì càng có kinh nghiệm trong hoạt động này, từ đó tăng tính hiệu quả của dự án. Những DN mới hoạt động sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do phải thích nghi với mơi trường, văn hóa, các thể chế pháp luật, nguồn nhân lực ở nước sở tại. Như vậy, rõ ràng rằng càng có nhiều năm hoạt động trên thị trường, các DN FDI càng hoạt động hiệu quả theo hướng phát triển bền vững.

- Tỷ lệ sở hữu Việt Nam - Nước ngoài: Các nghiên cứu đã được công bố nhận định rằng tỷ lệ sở hữu của một đối tác công ty mẹ, dù đối tác đó là Việt Nam hay nước ngoài, càng cao đến ngưỡng tồn quyền thì DN FDI càng hoạt động hiệu quả tốt hơn. Lý do là bởi khi bên đối tác chiếm ưu thế, đồng thời sẽ có quyền

tham gia vào quá trình ra quyết định, hoạch định chiến lược cho dự án. Điều này sẽ giúp giảm thiểu được những xung đột, bất đồng trong ra quyết định, giảm thiểu được những khác biệt về văn hóa và chênh lệch về trình độ năng lực quản lý. Nhờ thế, hoạt động của dự án FDI sẽ được thống nhất, đồng bộ từ trên xuống, mỗi quyết định đưa ra sẽ nhận được sự đồng thuận cao từ cấp lãnh đạo cho đến nhân viên. Nhất là đối với các dự án FDI hoạt động theo định hướng phát triển bền vững, tỷ lệ sở hữu Việt Nam - nước ngồi càng cao thì càng dễ dàng trong việc thống nhất các quan điểm, nhận thức về phát triển bền vững giữa các đối tác công ty mẹ và thành viên từ các công ty mẹ tại DN FDI.

- Tiềm lực tài chính của DN FDI: Tiềm lực tài chính là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động của một DN, và các DN FDI cũng khơng phải là ngoại lệ, nhất là khi DN đó đang theo định hướng phát triển bền vững. Tiềm lực tài chính mạnh cho phép DN đầu tư vào máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất; đầu tư vào công nghệ để nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động; đầu tư vào nguồn nhân lực (cả tuyển dụng và đào tạo) để xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ tay nghề cao, tác phong làm việc chuyên nghiệp và bồi đắp thêm lòng trung thành của họ đối với công ty; đầu tư vào các hoạt động quảng bá, xây dựng hệ thống phân phối,… để nâng cao hình ảnh và độ phủ sóng của thương hiệu DN trên thị trường. Tất cả những hoạt động này đều nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DN. Không những thế, trong bối cảnh thị trường có nhiều thay đổi, kể cả những vấn đề bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh,… DN nào có tiềm lực tài chính mạnh, DN đó sẽ dễ dàng và linh động hơn trong việc ứng phó với những biến chuyển theo chiều hướng xấu của thị trường, củng cố vị thế và duy trì được sự tồn tại của đơn vị. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng tiềm lực tài chính của DN FDI càng mạnh và càng được sử dụng hợp lý thì DN đó hoạt động càng hiệu quả.

- Năng lực quản trị và giải quyết mẫu thuẫn (nội bộ và bên ngoài) của DN FDI: Bên cạnh yếu tố về nguồn lực tài chính, năng lực quản trị và giải quyết mâu thuẫn (cả nội bộ và bên ngoài) của bên lãnh đạo DN FDI cũng ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của DN. Đó là vì trong q trình hoạt động, rất khó tránh khỏi những khó khăn, mẫu thuẫn từ bên trong và bên ngồi DN đến từ nhiều lý do khác nhau. Khi đó, nếu lãnh đạo khơng đủ tầm, không đủ khả năng (về kiến thức, uy lực, sức thuyết phục,…) để giải quyết các mâu thuẫn này sẽ khiến chúng ngày càng lớn, ảnh hưởng đến hoạt động của DN, tâm lý của người lao động. Kết quả dẫn đến là DN đi sai hướng, giảm sút năng suất, dễ bị đối thủ cạnh tranh thâu tóm. Đặc biệt, xu hướng phát triển bền vững vẫn là một hướng đi còn nhiều điều phải bàn luận tại thị trường Việt Nam, nên những mẫu thuẫn, bất đồng trong quá trình hoạt động của các DN FDI theo định hướng rất thường xuyên xảy ra. Vì vậy, rất cần những nhà lãnh đạo đủ tỉnh táo, có năng lực và kinh nghiệm điều hành DN để có thể kiểm sốt tốt định hướng phát triển của đơn vị, kịp thời giải quyết những mâu thuẫn, đảm bảo DN phát triển theo đúng mục tiêu đã đề ra.

- Năng lực marketing và thị trường của DN FDI: Năng lực marketing và thị trường của DN FDI là hai yếu tố có mối quan mật thiết với nhau, hỗ trợ cho hoạt động của DN, nhất là trong thời đại CNTT phát triển như hiện nay. Một DN có năng lực marketing tốt có nghĩa là đang sở hữu một công cụ quan trọng ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh, giúp DN đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững so với các đối thủ khác trên thị trường. Từ đó, DN có thể dễ dàng hồn thành các mục tiêu đã đặt ra về doanh thu, lợi nhuận, thương hiệu, thị phần,… Chính vì thế, năng lực marketing của DN càng cao thì càng tạo điều kiện thuận lợi giúp DN vận hành tốt, từ đó tác động tích cực đến hiệu quả của các dự án FDI. Năng lực

marketing của DN cũng góp phần mở rộng thị trường cho DN, giúp sản phẩm/ dịch vụ của DN đến gần hơn với khách hàng tiềm năng của mình. Thị trường của DN được mở rộng và phát triển, DN FDI sẽ thúc đẩy sản xuất, mở rộng quy mô, thu về khoản lợi nhuận lớn hơn mong đợi. Đồng thời cũng giúp DN tăng thêm độ phủ sóng của thương hiệu, tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng hơn. Tất cả những lợi thế này sẽ là tăng hiệu quả hoạt động của DN.

- Chiến lược phát triển bền vững của DN FDI: Chiến lược phát triển bền vững của DN, theo Delios và Makino (2003), có tác động đến hiệu quả của dự án FDI. Khi DN FDI đã lập ra được chiến lược phát triển bền vững và tuân theo các hoạt động này, DN sẽ có được nền tảng hoạt động vững chắc, có mục tiêu để theo đuổi. Không những thế, chiến lược phát triển bền vững giúp DN định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình theo hướng phát triển bền vững, đảm bảo cho DN đạt được sự tăng trưởng trong dài hạn, đồng thời nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam: Phần 1 (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)