MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN FDI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
2.4.3. Nhóm yếu tố mơi trường vĩ mơ Việt Nam
- Chính trị - chính sách, pháp luật: Gugler và cộng sự (2009) nhận định rằng nhóm điều kiện chính chị, chính sách, pháp luật, thể chế của các nước chủ nhà có liên quan tích cực đến hiệu quả hoạt động của các DN FDI trên địa bàn. Nhóm này bao gồm mức độ ổn định của tình hình chính trị trong nước, mức độ mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới cùng các chính sách ưu đãi cho phát triển bền vững như chính sách thuế, chính sách ưu đãi về cho vay vốn, địa điểm đầu tư,… Bên cạnh đó, Demirbag, Tatoglu, Glaister (2007) và Meyer và Nguyen (2005) cũng cho rằng môi trường thể chế của các nước sở tại có thể ảnh hưởng đến chi phí giao dịch hoạt động của DN FDI, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các dự án này. Bên cạnh đó, mức độ mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới cũng là một biến số quan trọng tác động đến hiệu quả hoạt động của các dự án FDI. Mức độ này không chỉ giúp thu hút các nhà ĐTNN mà còn tạo điều kiện để các DN FDI hoạt động thuận lợi.
Như vậy, có thể thấy mơi trường chính trị, pháp luật càng ổn định, thơng thống thì các DN FDI càng hoạt động hiệu quả. Đây cũng là những đặc điểm thu hút vốn FDI của nước chủ nhà. Chính sách ưu đãi, đặc biệt là ưu đãi tài khóa có tác động rất lớn đến việc thu hút dự án FDI cũng như tạo điều kiện cho các dự án này hoạt động hiệu quả. Đó là vì các DN thường tìm kiếm thị trường chủ nhà với thuế suất thấp hơn so với các quốc gia khác để đặt trụ sở DN FDI. Chính vì thế, các chính sách này sẽ tạo điều kiện để các địa phương khai thác lợi thế và tiềm năng của mình, đồng thời giúp các nhà ĐTNN dễ dàng triển khai dự án. Cịn tình hình chính trị ổn định sẽ tạo môi trường đầu tư thuận lợi, giảm thiểu rủi ro cho nhà ĐTNN trong quá trình hoạt động tại Việt Nam.
- Yếu tố kinh tế: Tình hình phát triển kinh tế tại Việt Nam, thể hiện qua mức độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát và thu nhập của người dân cũng có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của các dự án FDI đang hoạt động tại đây. Tình hình kinh tế càng ổn định, thị trường càng lớn thì càng có nhiều cơ hội cho các DN FDI thúc đẩy và mở rộng hoạt động, đạt được kết quả như mong muốn (Cohen, 2007). Đặc biệt là khi đi kèm với tình hình chính trị ổn định, chính sách pháp luật và hỗ trợ dành cho các DN FDI cởi mở và thơng thống.
Theo số liệu từ Ngân hàng thế giới, từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD vào năm 2019. GDP thực cũng tăng khoảng 7% trong năm 2019 và là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực. Từ đầu năm 2020 đến nay, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng kinh tế vĩ mơ và tài khố của Việt Nam vẫn đạt mức ổn định, tăng trưởng GDP ước đạt 1,8% trong nửa đầu năm và dự kiến đạt gần 3% trong cả năm 2020. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư mới lựa chọn Việt Nam và các dự án FDI tại đây yên tâm triển khai hoạt động, đạt hiệu quả như dự kiến. Cụ thể, số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, trong 8 tháng đầu năm 2020, tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm đã đạt gần 5 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm ngoái, bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19. Rất nhiều DN khi được hỏi đều cam kết duy trì hoạt động đầu tư tại Việt Nam và có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam khi tình hình ổn định. Như vậy, có thể thấy tình hình kinh tế ổn định, lạm phát được kiểm soát và thu nhập người dân tăng lên chính là cơ sở để các dự án FDI hoạt động hiệu quả.
- Yếu tố văn hóa - xã hội: Bên cạnh tình hình kinh tế, tình hình văn hố - xã hội cũng tác động đến hiệu quả của các dự án FDI, thể hiện ở các chỉ số đời sống xã hội của người dân, như trình độ lao động, tỷ lệ đói nghèo, mức độ hội nhập văn hố, mức sống
dân cư,…và thể hiện ở nhận thức cũng như quan điểm ủng hộ phát triển bền vững. Trong những năm gần đây, năng suất và trình độ lao động của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, phần nào đáp ứng được yêu cầu của các DN nói chung và DN FDI nói riêng. Lực lượng lao động kỹ thuật của Việt Nam đã đảm nhận được nhiều vị trí cơng việc phức tạp, từng bước làm quen với máy móc khoa học kỹ thuật hiện đại tại các DN/nhà máy đa quốc gia. Song song với đó, nhờ tình hình kinh tế phát triển ổn định, thu nhập người dân tăng nên tỷ lệ nghèo đói giảm mạnh, mức sống người dân cả về vật chất và tinh thần đang từng bước được cải thiện, tạo ra một xã hội năng động, hiện đại, sẵn sàng hội nhập và tiếp thu các nền văn hoá khác nhau trên thế giới. Đây cũng ưu thế giúp thu hút các dự án FDI mới, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các dự án FDI đang tồn tại hoạt động hiệu quả.
- Cơ sở hạ tầng và cơng nghệ: Cơ sở hạ tầng và cơng nghệ nói chung và các cơng nghệ theo định hướng phát triển bền vững nói riêng là yếu tố quan trọng quyết định khả năng phát triển và tính hiệu quả của các dự án FDI (Kirkpatrick, Parker và Zhang, 2006) bởi nó có tác động đến năng suất của dự án. Baker (1999) nhận định, một dự án FDI hoạt động hiệu quả, thành công theo định hướng phát triển bền vững là do có được lợi thế về cơ sở hạ tầng. Còn Kumar (2006) cho rằng, cơ sở hạ tầng làm tăng hiệu quả dự án FDI nếu tất cả các biến tác động đến dịng vốn là khơng đổi. Rõ ràng rằng, khi tiến hành đầu tư vào các dự án, các nhà ĐTNN chỉ muốn tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Khi đó, nếu nước chủ nhà có cơ sở hạ tầng và cơng nghệ tốt, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư sẽ rút ngắn được thời gian thực hiện dự án. Khơng những thế, cịn giảm chi phí cho DN, bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí thơng tin liên lạc, từ đó tăng hiệu quả đầu tư. Đó là vì khi dự án FDI được đặt tại một địa bàn có cơ sở hạ tầng tốt, hệ thống giao thông đường bộ, đường không, đường thủy, đường
sắt thuận tiện; thông tin liên lạc nhanh nhạy, chính xác,… sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các DN FDI trong việc vận chuyển, xây dựng các hệ thống sản xuất hiện đại với chi phí tối thiểu. Nhờ thế, DN sẽ tối ưu hóa chi phía sản xuất, sản phẩm đầu ra có sức cạnh tranh cao, đem lại hiệu quả hoạt động cao cho DN.