Theo quy định của Luật Hải quan (được Quốc hội khố X, kỳ họp thứ 9 đã thơng qua Luật Hải quan ngày 29/6/2001 và được sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan, Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 7 đã thơng qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006), nhiệm vụ của Hải quan được quy định tại Điều 11: Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phịng chống bn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Nguyên tắc tổ chức của Hải quan Việt Nam được quy định tại Điều 12: (1) Hải quan Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất. (2) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thống nhất quản lý điều hành hoạt động của Hải quan các cấp; Hải quan cấp dưới chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hải quan cấp trên. Hệ thống tổ chức Hải quan Việt Nam được quy định tại Điều 13 gồm 3 cấp: Tổng cục Hải quan; Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh thành phố trực thuộc trung ương; Chi cục Hải quan cửa khẩu, đội kiểm soát hải quan và đơn vị tương đương [23, tr.43].
Căn cứ Luật Hải quan ngày 29 tháng 6 năm 2001 Chính phủ ban hành Nghị định số: 96/2002/NĐ-CP ngày 19/11/2002 thay thế Nghị định số 16/CP ngày 07 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ và đến nay là Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính. Theo Quyết định này, Tổng cục Hải quan có nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; kiểm tra sau thơng quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu… tại Điểm b Khoản 6 Điều 2 về nhiệm vụ, quyền hạn có quy định: “ Phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; Thực hiện các biện pháp phịng, chống bn lậu,
vận chuyển trái phép hàng hố qua biên giới ngồi phạm vi địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Chính phủ;”. Cục Hải quan tỉnh Lạng sơn là Cục Hải quan liên tỉnh quản lý hoạt động Hải quan tại hai tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang với các cửa khẩu quốc tế và quốc gia đường bộ, đường sắt tiếp giáp với Trung Quốc. Là một cấp nằm trong hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam được giao thực hiện các Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn theo quyết định số: 15/2003/QĐ - BTC, ngày 10/ 02/ 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Quyết định số: 02/2006/QĐ-BTC ngày 06/ 11/ 2006 Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 15/2003/QĐ-BTC ngày 10/02/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Hiện nay, theo Quyết định số 1027/QĐ-BTC ngày 11/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hai tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang, gồm có 14 nhiệm vụ và quyền hạn, trong đó có những nhiệm vụ đặc thù như: kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện tải xuất cảnh, nhập cảnh và quá cảnh; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển hàng trái phép qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu…
Luật Hải quan, sửa đổi bổ sung năm 2005 được kỳ họp thứ 7 Quốc hội Khóa XI thơng qua ngày 14/6/2005 đã giành toàn bộ Chương IV bao gồm các Điều từ Điều 63 đến Điều 67 để quy định về phạm vi, chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của Hải quan trong việc phịng chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.
Điều 34, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2007, 2008. Quy định thẩm quyền của cơ quan Hải quan trong việc xử lý hành vi buôn lậu nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, theo đó, tuỳ theo tính chất, mức độ, hành vi vi phạm và thẩm quyền xử phạt mà áp dụng các hình thức phạt chính cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 70 triệu đồng trong lĩnh vực Hải quan hoặc đến 100 triệu đồng trong lĩnh vực thuế, có thể áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính [21, tr.26] Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan được quy định, hướng dẫn trong nhiều Nghị định của Chính phủ, thơng tư của các Bộ, ngành có liên quan.
Để cụ thể và triển khai thực hiện các quy định của Luật Hải quan, Chính phủ ban hành Nghị định số 107/2002/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2002, quy định phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; quan hệ phối hợp trong phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 65/2004/QĐ-TTg ngày 19/4/2004 ban hành Quy chế hoạt động của lực lượng Hải quan chun trách phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Theo đó, cơ quan Hải quan có các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát Hải quan gồm: Vận động quần chúng; điều tra nghiên cứu nắm tình hình; tuần tra kiểm soát; các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật để phục vụ cho việc xác minh, làm rõ và xử lý hành vi vi phạm pháp luật hải quan; các biện pháp trinh sát cần thiết để phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan; thu thập thơng tin trong nước và ngồi nước liên quan đến hoạt động hải quan để chủ động phịng, chống bn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phục vụ thơng quan hàng hóa và kiểm tra sau thơng quan; tiến hành một số hoạt động điều tra theo thẩm quyền quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự và Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự. Các biện pháp nghiệp vụ trinh sát cần thiết trong hoạt động kiểm soát hải quan gồm: (1) Cơ sở bí mật: Lực lượng kiểm soát hải quan tuyển chọn người khơng thuộc biên chế ngành hải quan, có khả năng, điều kiện tham gia thực hiện nhiệm vụ kiểm sốt hải quan theo ngun tắc bí mật. (2) Biện pháp sưu tra: Lực lượng kiểm soát hải quan tiến hành lập danh sách các tổ chức, cá nhân, mặt hàng, tuyến đường có nhiều khả năng liên quan đến hoạt động bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới để chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa và quản lý theo trọng tâm, trọng điểm. (3) Tổ chức đấu tranh chuyên án: Lực lượng kiểm soát hải quan sử dụng tập trung và tổng hợp lực lượng, phương tiện, các biện pháp nghiệp vụ để ngăn chặn kịp thời, chính xác các hành vi vi phạm pháp luật hải quan; thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ, tạm giữ đối tượng vi phạm theo đúng nhiệm vụ và thẩm quyền mà pháp luật đã quy định. (4) Trong trường hợp cần thiết, lực lượng kiểm soát hải quan được áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trinh sát nội tuyến, trinh sát ngoại tuyến, trinh sát kỹ thuật để phát hiện hành vi bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng kiểm soát hải quan được quy định tại nhiều văn bản. Thực hiện Quyết định số 65/2004/QĐ-TTg ngày 19/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành “Quy chế hoạt động của lực lượng hải quan chun trách phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới”, Tổng cục Hải quan đã trình Bộ Tài chính ban hành Thơng tư số 102/2005/TT-BTC ngày 21/11/2005 hướng dẫn thực hiện Quy chế; Ban hành Quyết định số 1882/QĐ-TCHQ ngày 29/11/2005 qui định cụ thể các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan; Quyết định số 1486/QĐ-
TCHQ ngày 7/7/2008 v/v uỷ quyền phê duyệt cơ sở bí mật của lực lượng kiểm soát Hải quan; Quyết định số 1487/QĐ-TCHQ ngày 7/7/2008 v/v qui định về việc lập, quản lý, sử dụng hồ sơ, biểu mẫu cơ sở bí mật của lực lượng kiểm soát Hải quan; Quyết định số 1948/QĐ-TCHQ ngày 30/9/2008 qui định về hoạt động nghiệp vụ kiểm soát hải quan; Quyết định số 54/QĐ- TCHQ ngày 17/09/2009 qui định phương pháp, trình tự thực hiện biện pháp sưu tra; Quyết định số 45/QĐ-TCHQ ngày 30/07/2010 ban hành quy trình tuần tra kiểm soát của lực lượng kiểm soát hải quan; Quyết định số 77/QĐ- TCHQ ngày 16/11/2010 ban hành quy trình tuần tra kiểm sốt trên biển của lực lượng kiểm soát hải quan; Quyết định số 37/QĐ-TCHQ ngày 18/5/2011 quy định về cơng tác điều tra nghiên cứu nắm tình hình. Cụ thể hóa việc phối hợp trong cơng tác chống bn lậu giữa các lực lượng trong phạm vi cả nước ngày 25/10/2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 65/2010/QĐ-TTg, ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong cơng tác đấu tranh phịng, chống bn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Quy chế xác định trách nhiệm theo lĩnh vực, địa bàn và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các bộ, ngành, các cơ quan chức năng, Ủy ban Nhân dân các cấp (gọi tắt là cơ quan quản lý nhà nước) trong việc thực hiện công tác đấu tranh phịng, chống bn lậu, hàng giả, gian lận thương mại và các hành vi kinh doanh trái phép khác (gọi tắt là công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại).Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát chủ động xác lập quan hệ phối hợp hoạt động trong việc: phân định phạm vi trách nhiệm quản lý và hoạt động; xây dựng kế hoạch, phương án công tác, các biện pháp quản lý theo ngành, lĩnh vực, địa bàn; những vấn đề có liên quan đến ngành hoặc địa phương khác cần có sự trao đổi, bàn bạc thống nhất với các cơ quan liên quan. Yêu cầu các bộ, ngành và cơ quan chức năng có trách nhiệm chủ động
tổ chức phối hợp hoạt động để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành công tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có phân định cơ quan chịu trách nhiệm chính và cơ quan phối hợp. Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước phải tuân thủ pháp luật; thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bên liên quan.Bên cạnh thực hiện đồng bộ các biện pháp hành chính, kinh tế, giáo dục, tuyên truyền để đẩy mạnh cơng tác đấu tranh phịng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng kế hoạch kiểm tra, cung cấp thông tin về đối tượng; tổ chức lực lượng kiểm tra, phương tiện để bắt giữ; tư vấn, trao đổi nghiệp vụ chuyên môn nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vụ việc vi phạm về buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, gian lận thương mại.
Để đấu tranh với tội phạm phát sinh trong lĩnh vực hải quan các quốc gia đều giao thầm quyền điều tra cho lực lượng chuyên trách chống buôn lậu thuộc cơ quan Hải quan. Trước xu thế tồn cầu hóa tình hình tội phạm phát sinh liên quan đến lĩnh vực hoạt động Hải quan ngày càng phát triển nhất là các loại tội phạm xuyên quốc gia như buôn lậu ma túy, vũ khí, chất phóng xạ, động vật hoang dã quý hiếm, các tội về tẩy rửa tiền, các tội phạm về xâm phạm sở hữu trí tuệ, tội phạm về mơi trường … Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) được thành lập năm 1950 mà Hải quan Việt Nam là Một thành viên (Năm 1993, Hải quan Việt Nam gia nhập Tổ chức Hải quan Thế giới), đã có một Ủy ban kiểm soát trong cơ cấu để điều phối hoạt động phối hợp phòng chống tội phạm giữa các cơ quan Hải quan và đã có các cơng ước quốc tế Nairobi, Istanbul về hỗ trợ lẫn nhau trong phòng chống tội phạm, WCO đã thành lập các văn phịng liên lạc Tình báo khu vực, ở châu á có tổ chức tình báo Hải quan khu vực Châu Á (RILO) để chia sẻ các thông tin về an ninh, về tội phạm cho cơ quan Hải quan các nước là thành viên.
Chương 2