PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG CƯỜNG CHỐNG BUÔN LẬU CỦA CỤC HẢI QUAN LẠNG SƠN ĐẾN

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri CHốNG BUÔN lậu QUA BIÊN GIớI của cục hải QUAN LạNG sơn TRONG hội NHậP KINH tế QUốC tế (Trang 82 - 87)

HẢI QUAN LẠNG SƠN ĐẾN 2015

Trước yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi ngành Hải quan phải nâng cao năng lực quản lý để bảo đảm thực hiện có hiệu quả các chính sách kinh tế của Nhà nước về chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, ngăn chặn giao dịch thương mại bất hợp pháp, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, góp phần bảo vệ trật tự an tồn cho xã hội, lợi ích của người tiêu dùng, an ninh quốc gia, mơi trường. Ngày 25/3/2011 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 448/QĐ-TTg, về việc phê duyệt chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 với mục tiêu tổng quát là: Xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch, thủ tục hải quan đơn giản, hài hòa đạt chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu tập trung và áp dụng rộng rãi phương thức quản lý rủi ro, đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á. Xây dựng lực lượng Hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu có trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại hợp pháp, phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo an ninh quốc gia, an tồn xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyên và nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân [26, tr.02]. Và vạch ra nội dung chiến lược về kiểm soát hải quan như sau: Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ hải quan, hệ thống quản lý rủi ro trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan trên cơ sở ứng dụng công nghệ thơng tin hiện đại, tự động hóa cao; thiết lập, duy trì cơ chế phối hợp hiệu quả, chia sẻ thơng tin với cộng

đồng doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước liên quan, cơ quan hải quan nước ngoài và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực kiểm soát hải quan. Triển khai thống nhất trong toàn ngành các biện pháp nghiệp vụ cơ bản gồm: tiến hành thường xun cơng tác điều tra nghiên cứu nắm tình hình, sưu tra tại tất cả các địa bàn, đảm bảo cập nhật thông tin nghiệp vụ, cung cấp thông tin phục vụ quản lý rủi ro và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật hải quan. Xây dựng mạng lưới và hệ thống theo dõi, nắm tình hình, quản lý địa bàn có trọng điểm. Xử lý kiên quyết, hiệu quả các trường hợp vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật thuế; tăng cường phối hợp, đấu tranh ngăn chặn các hành vi buôn bán, vận chuyển ma túy, vũ khí, các loại cấm qua biên giới và các vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ, sản xuất, tiêu thụ hàng giả. Tiến hành các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan kết hợp với biện pháp kiểm tra, giám sát trong quy trình thủ tục hải quan tại cửa khẩu. Xây dựng và áp dụng chế độ hồ sơ nghiệp vụ kiểm sốt hải quan. ISO hóa quy trình nghiệp vụ kiểm tra sau thơng quan và các quy trình quản lý khác trong lực lượng kiểm tra sau thông quan. ứng dụng công nghệ thơng tin trong tồn bộ hoạt động kiểm tra sau thông quan [26, tr.06]. Trên cơ sở nội dung chiến lược này, để hướng đến mục tiêu tương đồng với trình độ quản lý hải quan các nước tiên tiến trong khu vực, nhằm nâng cao năng lực quản lý cả về chất lượng và hiệu quả nhằm giải quyết các mâu thuẫn giữa sự tăng nhanh của khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, yêu cầu tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư, du lịch trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế; hồ trong tiến trình cải cách, hiện đại hố nhằm đảm bảo sự phù hợp, tương thích với xu thế phát triển chung và hoà nhập với Hải quan thế giới và khu vực ngành Hải quan đã trình Bộ Tài chính ban hành " Kế hoạch cải cách, phát triển hiện đại hoá hải quan giai đoạn 2011-2015" (Quyết định 1514/QĐ-BTC ngày 22/6/2011) nêu rõ mục tiêu cơng tác kiểm sốt hải quan góp phần hiệu quả vào việc bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn sức khỏe cộng đồng, chống thất thu

thuế, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo thực hiện tuân thủ chính sách của nhà nước đối với các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh. Tổ chức thực hiện Quyết định trên, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đặt ra mục tiêu, xác định nhiệm vụ trọng tâm cho Hải quan Lạng Sơn cải cách, phát triển và hiện đại hoá cho 5 năm tới là: Phấn đấu xây dựng Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2015 là giai đoạn nền tảng để đến năm 2020, Hải quan tỉnh Lạng Sơn trở thành nhóm những đơn vị đi đầu trong cải cách, phát triển và hiện đại hóa theo hướng hiện đại với quy trình thủ tục Hải quan đơn giản, hài hồ, thống nhất, với áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và quản lý rủi ro, trang thiết bị hiện đại; có đội ngũ cơng chức có tính chun nghiệp cao, chun mơn sâu, hoạt động minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, liêm chính, nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại, thu hút đầu tư, đảm bảo an ninh chủ quyền quốc gia, an tồn xã hội.

Trong những năm tới tình hình bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua Biên giới và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn dự báo sẽ tiếp tục diễn ra theo chiều hướng phức tạp hơn; các mặt hàng buôn lậu chủ yếu là loại hàng hóa có thuế suất cao, hàng hóa nhập khẩu có điều kiện; thiết bị máy móc cũ nát, lạc hậu gây ơ nhiễm mơi trường; các mặt hàng cấm như gia cầm, động vật hoang dã quý hiếm, ma túy, tiền giả....

Tình trạng gian lận thương mại sẽ còn những tiềm ẩn ở khu vực cửa khẩu với phương thức thủ đoạn chủ yếu là lợi dụng sự ưu đãi trong chính sách của Đảng và Nhà nước, sự tạo thuận lợi và cải cách trong quy trình thủ tục hải quan để gian lận thương mại qua giá, nhãn mác, quy cách, phẩm chất, số lượng, chất lượng, chủng loại; hàng vi phạm về sở hữu trí tuệ, găm, trộn, vùi trên các xe hàng xuất khẩu, nhập khẩu làm thủ tục hải quan qua cửa khẩu. Tình trạng các đối tượng lợi dụng những bất cập trong cơ chế chính sách, kẽ hở của các văn bản quy định của nhà nước như dưới danh nghĩa hàng mua gom của cư dân biên giới theo Quyết định số 254/2006/QĐ - TTg ngày

07/11/2006 và Quyết định số 139/2009/QĐ - TTg ngày 23/12/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 254/2006/QĐ - TTg của Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới, rồi hợp thức hóa để vận chuyển hàng hóa cơng khai bằng các loại xe ơ tơ, tàu hỏa đưa hàng hóa tới các tỉnh trong tồn quốc tiêu thụ sẽ cịn phát sinh phức tạp do đó cơng tác kiểm sốt chống bn lậu, hàng cấm, ma túy, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới của hải quan phải có hiệu lực, hiệu quả. Nhằm đảm bảo việc tuân thủ chính sách pháp luật hải quan của mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu; công tác chống bn lậu thực sự góp phần bảo vệ an ninh kinh tế, an ninh quốc gia, an toàn cộng đồng và chống thất thu thuế, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp. Trong thời gian tới cần tập trung phấn đấu theo các phương hướng sau đây:

Một là, Tập trung củng cố xây dựng phương án, kế hoạch đấu tranh

chống buôn lậu. Dựa vào phương án tổng thể của ngành, của địa phương xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể về đấu tranh phịng chống bn lậu của đơn vị cho phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa bàn hoạt động.

Hai là, Chấn chỉnh, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ điều tra phịng

chống bn lậu.

Tiến hành xây dựng các đầu mối cơ sở bí mật, cộng tác viên cung cấp thông tin về các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại. Tiến hành thường xuyên công tác điều tra nghiên cứu nắm tình hình, sư tra tại tất cả các địa bàn hoạt động Hải quan thuộc cục Hải quan Lạng Sơn quản lý, nhằm đảm bảo cập nhật thông tin về địa bàn, đối tượng, mặt hàng trọng điểm, từ đó có các biện pháp nghiệp vụ cần thiết trong cơng tác kiểm soát hải quan.

Tiếp tục triển khai các Kế hoạch thực hiện Quy chế phối hợp giữa Hải quan và lực lượng Cơng an, Bộ đội Biên phịng đã được ký kết. Tiếp tục xây dựng quy chế phối hợp với các lực lượng như Thuế, Kho bạc, Quản lý thị

trường tỉnh trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, tuyến trọng điểm đưa vào danh mục cụ thể, nhằm phát hiện đối tượng nghi vấn hoặc đối tượng chuyên án để chủ động có kế hoạch phịng ngừa, đấu tranh có hiệu quả.

Thường xuyên trao đổi thông tin giữa các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục và với các lực lượng chức năng trên địa bàn để nắm tình hình tại địa bàn cửa khẩu, các doanh nghiệp, các đơn vị liên quan để thu thập, sàng lọc, xử lý thơng tin khi có nghi vấn về lơ hàng xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm. Chủ động điều tra, xác minh làm rõ nguồn thông tin nghi vấn và báo cáo ngay cho lãnh đạo để xử lý.

Ba là, Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng để chủ động nắm

bắt thông tin về hoạt động buôn lậu, phối hợp tổ chức kiểm tra, bắt giữ và xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm pháp luật Hải quan, các đối tượng phương tiện vận chuyển trái phép hàng hố qua biên giới trong và ngồi địa bàn kiểm soát hải quan.

Bốn là, Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân sự làm

công tác chống buôn lậu để phù hợp với năng lực sở trường, với trình độ được đào tạo, có kế hoạch đào tạo, và đào tạo lại, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ cơng chức theo hướng chính quy hiện đại, trở thành lực lượng chuyên nghiệp có chun mơn sâu, hoạt động minh bạch, liêm chính, có hiệu lực và hiệu quả đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hoá quản lý Hải quan.

Năm là, Đẩy mạnh và làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục để nhân

dân, thương nhân hiểu, nhận thức và chấp hành đúng pháp luật, vận động quần chúng ở những vùng vốn là "điểm nóng" bn lậu khơng tham gia tiếp tay cho buôn lậu.

Sáu là, Tập trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, Sử dụng có hiệu

quả đội chó nghiệp vụ phát hiện ma túy và đổi mới trang thiết bị, phương tiện đảm bảo tính chủ động trong cơng tác đấu tranh phịng chống bn lậu.

Bảy là, Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ nhất là các đơn

vị cơ sở nhằm ngăn chặn và chấm dứt tệ nạn gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực và vi phạm pháp luật trong cán bộ công chức Hải quan. Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, động viên kịp thời cán bộ cơng chức có thành tích xuất sắc trên mặt trận chống buôn lậu, xử lý nghiêm minh các trường hợp thông đồng, tiếp tay cho buôn lậu.

Tám là, củng cố và nâng cao thêm trình độ cho đội ngũ cán bộ chuyên

trách làm công tác thu thập thông tin và quản lý rủi ro. Áp dụng các biện pháp kiểm sốt hải quan bằng hệ thống thơng tin trên phương pháp thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ. Đầu tư thích đáng cả về nhân lực, vật lực để mở rộng mạng lưới này nhằm mục tiêu đề phòng, phát hiện từ xa.

Chín là, Tăng cường hợp tác quốc tế về trao đổi thông tin phục vụ cho

công tác phịng, chống bn lậu và gian lận thương mại. Tiếp tục thực hiện bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn - Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hải quan Nam Ninh - Quảng Tây - nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa nhằm đảm bảo triển khai có hiệu quả các thỏa thuận hợp tác sau khi đã được ký kết.

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri CHốNG BUÔN lậu QUA BIÊN GIớI của cục hải QUAN LạNG sơn TRONG hội NHậP KINH tế QUốC tế (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w