Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Lạng Sơn.

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri CHốNG BUÔN lậu QUA BIÊN GIớI của cục hải QUAN LạNG sơn TRONG hội NHậP KINH tế QUốC tế (Trang 42 - 44)

Lạng Sơn là tỉnh biên giới, nằm ở phía Đơng Bắc của Việt Nam; phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía Đơng giáp Quảng Ninh, phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp Thái Nguyên và Bắc Kạn, phía Đơng bắc giáp khu tự trị dân tộc Choang - Quảng Tây (Trung Quốc). Tỉnh Lạng Sơn là điểm đầu của Việt Nam trong tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phịng, được Chính phủ ưu tiên đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ. Có 2 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị, cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng), 2 cửa khẩu quốc gia và 7 điểm chợ biên giới.

Tuyến quốc lộ 1A đoạn Hữu Nghị (Lạng Sơn) - Hà Nội (170 km) quy mô 2 làn xe, loại đường cấp 1 đang vận hành; Chính phủ đang triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hữu Nghị (Lạng Sơn) với quy mô 6 làn xe, tuyến quốc lộ 4B Lạng Sơn - Cảng Mũi Chùa, Quảng Ninh (114 km), tuyến quốc lộ 1B Lạng Sơn - Thái Nguyên (160 km), tuyến quốc lộ 4A Lạng Sơn - Cao Bằng(148 km), tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Lạng Sơn - Đồng Đăng sang Trung Quốc đang vận hành có hiệu quả. Dự kiến của Chính phủ nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt này sau năm 2010. Các tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ đi đến 100% trung tâm các xã. Tồn tỉnh có

10 huyện và 1 thành phố loại 3, với 212 xã, phường và 14 thị trấn; có 5 huyện biên giới là: Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập, 5 huyện nội địa là Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn, Chi Lăng, Hữu Lũng. Thành phố Lạng Sơn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố xã hội của tỉnh; hiện nay đang tiến hành nâng cấp thành phố Lạng Sơn thành đô thị loại II (diện tích 115 km2, dân số đến năm 2010 đạt khoảng 120 ngàn người), nâng cấp thị trấn Đồng Đăng thành thị xã. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 10%/năm, giai đoạn 2006 - 2008 là 11,1%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và tích cực, tỷ trọng ngành nơng, lâm nghiệp trong GDP giảm từ 51,04% năm 2000 xuống cịn 39,34% năm 2008, ngành cơng nghiệp - xây dựng tăng từ 12,59% lên 21,39%, ngành dịch vụ tăng từ 36,37% lên 39,27%. GDP bình quân đầu người năm 2008 đạt 10,37 triệu đồng. Tổng sản lượng lương thực năm 2008 đạt 286,69 nghìn tấn, bình quân đầu người 378kg, cơ bản đảm bảo nhu cầu về lương thực ở khu vực nông thôn. Độ che phủ rừng đạt 46,3% năm 2008. Có một số chuyên canh cây ăn quả (vải, na, hồng, quýt…), cây công nghiệp, cây đặc sản (hồi, thuốc lá, chè, thông…), cây lấy gỗ (keo, bạch đàn, mỡ…) Các ngành công nghiệp chủ đạo là khai thác mỏ (than, đá, bô-xit, sắt…), công nghiệp chế biến (vật liệu xây dựng, cơ khí và hàng tiêu dùng, chế biến nông lâm sản…) sản xuất điện. Nhà máy nhiệt điện Na Dương công suất 100 MW, Nhà máy Xi măng Hồng Phong... hoạt động ổn định; đang xây dựng Nhà máy Xi măng Đồng Bành công suất 91 vận tấn/năm, nhà máy xi măng lị quay Hồng Phong cơng suất 350 nghìn tấn/năm và một số nhà máy thuỷ điện nhỏ. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn là: điện, xi măng, đá xây dựng, than đá, quặng sắt, máy bơm nước, bánh kẹo, gốm xứ...

Năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều với Trung Quốc qua địa bàn tỉnh đạt 2,073 tỷ USD, có 2.382 doanh nghiệp của cả nước tham gia xuất nhập khẩu qua địa bàn; tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ đạt 6.100

tỷ đồng; có 1,7 triệu lượt người đến tham quan, du lịch, trong đó khách quốc tế 180 nghìn lượt. Với vai trị là điểm đầu của Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và cửa ngõ nối Trung Quốc với các nước ASEAN, Lạng Sơn đang tập trung khai thác các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, xây dựng và phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn thành vùng kinh tế động lực, phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại và dịch vụ với mục tiêu sau năm 2010 phát triển thành trục tứ giác kinh tế trọng điểm Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh, góp phần nâng cao vị thế khơng chỉ riêng của Lạng Sơn và mà cả Việt Nam trong tiến trình hội nhập và phát triển [33].

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri CHốNG BUÔN lậu QUA BIÊN GIớI của cục hải QUAN LạNG sơn TRONG hội NHậP KINH tế QUốC tế (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w