các cơ quan bảo vệ pháp luật
Tăng cường công tác phối, kết hợp giữa Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan với các Bộ, cơ quan ban, ngành ở Trung ương cũng như ở địa phương; các tổ chức dân, chính, đảng, đồn thể, đặc biệt là quan hệ công tác giữa các cơ quan có liên quan chặt chẽ đến hoạt động xuất, nhập khẩu và xuất, nhập cảnh như Thuế nội địa, Kho bạc nhà nước, Quản lý thị trường, Ngân hàng, Cảnh sát, Bộ đội biên phòng... trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhằm minh bạch và cơng khai hố các quy định để tạo cơ sở pháp lý thực sự cho công tác của ngành Hải quan, đặc biệt là cơng tác cải cách, phát triển và hiện đại hố ngành Hải quan, một số chế định mới mà cơ quan Hải quan đang thực hiện và triển khai mới ở dạng văn bản dưới luật, chưa thực sự là cơ sở pháp lý mạnh mẽ và vững chắc để cơ quan hải quan và doanh nghiệp thực sự an tâm triển khai như: đại lý hải quan; cơ chế cho doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt; thủ tục hải quan một cửa….
Tăng cường phối hợp với các lượng lượng chức năng có liên quan, cấp uỷ, chính quyền địa phương nơi đơn vị đóng chân để quản lý tốt hàng hoá XNK, đấu tranh chống bn lậu có hiệu quả; Tiếp tục tham mưu cho Tỉnh, Ngành và Bộ Tài chính các cơ chế chính sách cịn bất cập, vướng mắc phát sinh.
Thường xuyên tiến hành sơ kết tổng kết về công tác đấu tranh chống buôn lậu trên địa bàn về các nội dung như: đánh giá kết quả; dự báo tình hình; kiểm điểm về cơng tác phối kết hợp; chỉ ra tồn tại nguyên nhân tồn tại và các giải pháp khắc phục… từ đó các biện pháp triển khai thực hiện nhiệm vụ chức trách được giao. Trách nhiệm và sức mạnh đấu tranh chống buôn lậu không chỉ của riêng Hải quan Lạng Sơn mà đòi hỏi sự phối kết hợp đồng bộ của các lực lượng chức năng trên địa bàn đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy và chính quyền địa phương vì vậy thơng qua hoạt động sơ kết tổng kết nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống trong việc thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu trên địa bàn.
KẾT LUẬN
Buôn lậu là hiện tượng kinh tế - xã hội tiêu cực, mang tính lịch sử, được hình thành rất sớm trong lịch sử xã hội lồi người và ln được coi là tội phạm phức tạp, nguy hiểm là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, giải quyết tình trạng bn lậu như hiện nay trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cần có thời gian và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bn lậu là hoạt động kinh tế mang tính chất xã hội, bao giờ nó cũng được coi là hiện tượng kinh tế - xã hội tiêu cực. Tính kinh tế - xã hội của bn lậu thể hiện ở nguồn gốc phát sinh, các nguyên nhân, điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến sự phát triển buôn lậu ở mỗi giai đoạn lịch sử và ở từng quốc gia. Xem xét, đánh giá về buôn lậu và đề ra các biện pháp phịng ngừa đấu tranh chống bn lậu phải được đặt ra trong một điều kiện khách quan của quá trình phát triển nền kinh tế xã hội của một quốc gia nhất định. Phải có nhận thức mới về bn lậu, ngun nhân tồn tại của bn lậu để từ đó xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách kinh tế, quản lý xuất nhập khẩu nhằm góp phần phịng ngừa và đấu tranh phịng chống bn lậu.
Luận văn đã phân tích, làm rõ thực trạng bn lậu và tình hình đấu tranh chống buôn lậu trên địa bàn được phân công. Bằng những số liệu cụ thể, luận văn đã làm rõ tình hình bn lậu qua biên giới trong những năm qua diễn biến rất phức tạp. Quy mô buôn lậu đang có xu hướng mở rộng. Hình thức, thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu ngày càng tinh vi và xảo quyệt hơn. Cuộc đấu tranh chống buôn lậu trên địa bàn Lạng Sơn đang diễn ra thầm lặng nhưng mang tính chất khốc liệt.
Luận văn đã phân tích rõ những thành tựu đã đạt được trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Cục Hải quan Lạng Sơn. Đồng thời cũng đã phân tích rõ những tồn tại và nguyên nhân hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu trên địa bàn Lạng Sơn trong những năm qua. từ đó đưa ra những giải pháp tăng cường đấu tranh chống buôn lậu trong thời gian tới. Các giải pháp được đề xuất trên cơ sở lý luận, khoa học được tổng từ thực tiễn. Chắc chắn các giải pháp đó sẽ có ý nghĩa thiết thực nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu của Cục Hải quan trong thời gian tới./.